Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu 5
1.1 Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa 5
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh 5
1.1.2 Các cấp độ của sức cạnh tranh 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 8
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 12
1.1.5 Các công cụ thường dùng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 16
1.1.6 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ 18
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 22
1.2.1 Vai trò to lớn của mặt hàng chè xuất khẩu đối với Việt Nam: 22
1.2.2 Mỹ là một thị trường nhập khẩu chè đầy tiềm năng đối với Việt Nam 23
1.2.3 Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập WTO 25
CHƯƠNG 2: Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua 29
2.1 Những đặc điểm và quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè xuất khẩu 29
2.1.1 Đặc điểm thị trường Mỹ 29
2.1.2 Các quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè nhập khẩu 36
2.2 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong thời gian qua 38
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu chè 38
2.2.2 Chủng loại mặt hàng chè xuất khẩu 39
2.2.3 Thị trường mặt hàng chè xuất khẩu 40
2.3 Phân tích thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua 42
2.3.1 Sản lượng, mức doanh thu chè xuất khẩu 42
2.3.2 Thị phần mặt hàng chè xuất khẩu 44
2.3.3 Chi phí sản xuất và giá bán của mặt hàng chè xuất khẩu 46
2.3.4 Chất lượng mặt hàng chè xuất khẩu 48
2.3.5 Mức độ uy tín của mặt hàng chè xuất khẩu 49
2.3.6 Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường mặt hàng chè xuất khẩu 50
2.4 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh của chè xuất khẩu 52
2.4.1 Biện pháp của Nhà nước 52
2.4.2 Biện pháp của Hiệp hội Chè Việt Nam 52
2.4.3 Biện pháp của doanh nghiệp 53
2.5 Đánh giá chung về sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trong thời gian qua 54
2.5.1 Những điểm mạnh 54
2.5.2 Những điểm yếu và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian tới 61
3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam 61
3.2 Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 62
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 62
3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội Chè Việt Nam 66
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 67
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay Việt Nam là một trong 12 nước đứng đầu thế giới cả về diện tích, sản lượng và khối lượng xuất khẩu chè. Xuất khẩu chè đang từng bước trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này dựa trên phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước đang là vấn đề mà Nhà nước, cơ quan các cấp đặc biệt quan tâm
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu chè thuộc diện lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên,sản lường chè của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Từ đó có thể thấy, sức cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Để giải quyết những vấn đề khó khăn mà ngành chè Việt Nam đang gặp phải, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin,giải pháp cụ thể để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Mỹ nói riêng, em quyết định chọn đề tài: ”Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
2.Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích tình hình xuất khẩu chè của nước ta sang thị trường Mỹ và thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng này,ta sẽ chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu so với những đối thủ cạnh tranh khác. Để từ đó ta có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam
- Pham vi nghiên cứu là nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ từ năm 2001-nay
4.Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp,phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để nghiên cứu đề tài.
5.Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu
- Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của nước ta trên thị trường Mỹ trong thời gian qua.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

















CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu
1.1 Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Khái niệm “cạnh tranh”( được hiểu là cạnh tranh kinh tế ) xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất – kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế.
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lênin nêu ra định nghĩa : Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.
Theo từ điển kinh tế, cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hay tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hay ưu thế về sản phẩm hay khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa.
Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó, có thể đưa ra một quan niệm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường : ”Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, khu vực thị trường có lợi nhất.Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất – kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.”
1.1.1.2 Khái niệm về sức cạnh tranh
Cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế không có hành vi của hàng hóa. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng hay một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hay khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường ( hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp nòa đó, một quốc gia nào đó ) thì ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa”, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đối với khách hàng.
Sức cạnh tranh của hàng hóa có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.


1F90qP1dxd84BT9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status