Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ



MỤC LỤC
 
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 3
I. Tổng quan về kinh tế biển và công nghiệp biển 3
1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành kinh tế biển 3
2. Công nghiệp biển trong hệ thống các ngành kinh tế biển. 4
2.1 Khái niệm 4
2.3 Mối quan hệ công nghiệp biển với các ngành kinh tế biển 6
3. Vai trò của công nghiệp biển đối với phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven Duyên hải. 6
II. Luận cứ về sự cần thiết phát triển công nghiệp biển ở vùng Duyên hải Bắc bộ. 7
1. Vùng duyên hải Bắc bộ và những tiềm năng phát triển công nghiệp biển. 7
2. Chiến lược biển và các vấn đề đặt ra cho vùng Duyên hải Bắc bộ trong phát triển công nghiệp biển. 9
2.1 Về quan điểm của việc phát triển kinh tế biển Việt Nam 10
2.2 Về mục tiêu và những lĩnh vực ưu tiên cần tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế biển Việt Nam 10
2.3 Các vấn đề đặt ra cho vùng Duyên hải Bắc bộ trong phát triển công nghiệp biển 18
3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Bắc bộ và những yêu cầu đặt ra cho phát triển những ngành công nghiệp biển 19
3.1 Chiến lược phát triển kinh tế vùng Duyên hải Bắc bộ. 19
3.2 Các yêu cầu cho phát triển những ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 21
4. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển kinh tế biển 22
4.1 Chiến lược biển của Trung Quốc. 22
4.2 Bài học kinh nghiệm khác. 34
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ. 37
I. Thực trạng toàn ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 37
1. Đánh giá quy mô phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ. 37
1.1 Loại ngành công nghiệp biển hiện có 37
1.2 Đội ngũ lao động 37
1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 38
II. Thực trạng phát triển của một số sản phẩm chủ yếu 38
1. Công nghiệp sản xuất muối . 38
2. Công nghiệp chế biến thủy hải sản 39
3. Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển 42
III. Đóng góp của các ngành công nghiệp biển cho phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Duyên hải Bắc bộ. 44
1. Công suất và số lượng tàu thuyền 44
2. Sản lượng khai thác hải sản 45
3. Tình hình sản xuất chế biến và lưu thông muối 46
4. Đánh giá thực trạng của các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 48
4.1. Mặt đạt được 48
4.2. Mặt hạn chế 48
4.3. Nguyên nhân 49
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH 49
CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 49
I. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp biển. 49
II : Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 50
1. Tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế bền vững. (quy hoạch CN biển 50
1.1 Không gian biển và tổ chức không gian biển cho phát triển kinh tế. 50
1.2 Sự cần thiết phải tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế và công nghiệp ven biển. 51
1.3 Chính sách và giải pháp tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế công nghiệp biển. 52
2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 54
2.1 Quan niệm về ngành công nghiệp phụ trợ của các cơ quan Chính phủ . 55
2.2 Giải pháp 55
3. Vấn dề tái sinh nguồn lực. 56
4. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài 57
5. Giải pháp về nguồn lực. 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phương châm chung nhằm thống nhất toàn cục giữa xây dựng và đấu tranh trên biển và sách lược chung nhằm sử lý các công việc về biển của quốc gia.
Chương trình biển của Trung Quốc thế kỷ 21
Mục tiêu
Do nhận thức được tầm quan trọng của biển trong chiến lược phát triển quốc gia, năm 1992 Chính phủ Trung Quốc đã soạn thảo “Chương trình thế kỷ XXI của Trung Quốc – sách trắng về dân số, môi trường và phát triển của Trung Quốc thế kỷ XXI”, trong đó xác định rõ khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên biển là một trong những giải pháp quan trọng.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần “Chương trình thế kỷ XXI của Trung Quốc năm 1997 Chính phủ Trung Quốc” đã ban hành “Chương trình biển Trung Quốc thế kỷ XXI”, trong đó nêu rõ chiến lược cơ bản, mục tiêu chién lược chủ yếu. Về mục tiêu chiến lược: mục tiêu tổng thể xác định là “xây dựng hệ thống sinh thái biển có sự tuần hoàn tốt, hình thành hệ thống khai thác biển hợp lý thúc đẩy sự phát triển bền vững của biển”. Các mục tiêu cụ thể bao gồm”
- Sử dụng các biện pháp có hiệu quả, đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển, bao gồm: Khôi phục tào nguyên ngư nghiệp vùng duyên hải và vùng biên giới gần bờ, bỏa vệ môi trường sinh thái ở vùng biển nông thôn và các bãi lầy ven biển, mở rộng khu vực thăm dò nguồn tài nguyên dầu khí mới, xây dựng hải cảng có quy mô khai thác ở các vịnh nước sâu...
- Sử dụng các biện pháp hiệu quả đảm bảo khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược tổng thể quốc gia, Sau năm 2000, từng bước làm cho sản lượng các ngành nghề biển chiếm từ 5 đến 10% GDP của cả nước, 20 đến 30% của khu vực duyên hải; thăm dò những nguồn tài nguyên mới có thể khai thác, phát triển kỹ thuật khai thác mới làm cho nhiều nguyên tố hữu dụng ở biển, năng lượng biển và khoáng sản biển sâu trở thành đối tượng khai thác và hình thành những ngành nghề mới.
- Nâng cấp kết cấu ngành nghề biển, mở rộng nhóm ngành nghề biển. Theo “Quy hoạch khai thác biển toàn quốc cá ngành nghề biển Trung Quốc năm 2000”, theo thứ tự bao gồm: Giao thông vận tải biển, ngư nghiệp biển, dầu khí biển, du lịch ven biển, muối biển, dịch vụ biển, ngành trực tiếp sử dụng nước biển, ngành trồng trọt bãi lầy ven biển và ngành sa khoáng ven biển. Về mặt tầng thứ, đến năm 2020 ngành biển Trung Quốc sẽ được chia làm 4 tầng nấc như sau:
+ Ngành giao thông vận tải biển, ngành du lịch ven biển, ngue nghiệp biển, ngành dầu khí biển.
+ Ngành sử dụng trực tiếp nước biển, ngành dược phẩm biển, ngành dịch vụ biển, ngành muối biển.
+ Ngành làm ngọt nước biển, sử dụng năng lượng biển, sa khoáng ven biển, trồng ngọt bãi lầy ven biển, sử dụng các nguồn tài nguyên hóa học có trong nước biển (nước nặng, urani, kali, brôm, magiê,..) khai thác khoáng sản biển sâu;
+ Đường hầm dưới biển, đảo nhân tạo trên biển, cầu vượt biển, sân bay trên biển, thành phố biển.
Tỷ lệ các nhóm ngành biển 1, 2 và 3 là 2:3:5. Đến giữa thế kỷ XXI, số lượng các ngành nghề biển và tầng thứ các ngành nghề biển sẽ tăng lên và thay đổi. biển có thể trở thành nền tẳng của các loại hình sản xuất và dịch vụ: Hải cảng và thành phố cảng trở thành khu vực lưu thông hàng hóa và trao đổi thông tin nền tảng: vịnh biển và vùng biển gần bờ trở thành nông trường biển và khu vực sản xuất thực phẩm nền tảng, có thể cung cấp trên 10% thực phẩm; việc khai thác các nguồn tài nguyên thủy triều, hải kưu, song, nhiệt năng, năng lượng gió, nước nặng, dầu khí,… trở thành các khu năng lượng nền tảng đa công dụng; nước biển sử dụng trong công nghiệp, tưới các loại cây chịu mặn. làm ngọt nước biển, chiết suốt nguyên tố hóa học được phát triển toàn diện, trở thành khu vực nền tảng sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên nước biển. Đảm bảo môi trường sinh thái cho việc khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển. Đến năm 2020 cơ bản khống chế được tình trạng gây ô nhiễm phá hoạt môi trường sinh thái ở vùng biển gần bờ, chuyển biến chất lượng về môi trường của các của sông và các vịnh biển trọng điểm; giảm thiểu các thảm họa như tràn dầu, thủy triều đỏ,…; tiếp tục phát triển hà hòa giữa xây dựng kinh tế và chất lượng môi trương biển.
Đối sách cơ bản
Từ việc xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể nêu trên, trong bản Chương trình biển Trung Quốc thế kỷ XXI còn nêu lên một số đối sách cơ bản như sau:
- Lấy “Công ước luật hiệp Liên hợp quốc” là cơ sở pháp lý; lấy yêu cầu khai thác và quản lý tài nguyên biển là căn cứ khách quan; lấy ngăn chặn và phòng ngừa phá hoại tài nguyên và môi trường sinh thái biển là trọng điểm; phát huy vai trò sắp xếp nguồn lực của thị trường, từ đó định ra đối sách cơ bản, đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Hướng dẫn việc xây dựng và phát triển nguyên tắc ngành nghề biển phải tuân thủ phát triển bền vững. Thông qua điều tiết tổng hợp, đảm ảo các ngnàh nghề biển phân phối công bằng không gian biển và tài nguyên, xử lý công bằng vấn đề phân phối tài nguyên biển giữa các quốc gia trên thế giới; phát triển sản xuất sạch, khiến cho các ngành nghề biển phát triển thao xu hướng tối thiểu hóa phế thải thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật- phát hiện cacs nguồn tài nguyên mới, khai thác kỹ thuật mới, hình thành và phát triển các ngành biển mới.
- Liên hệ giữa công tác khai thác biển với việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực duyên hải, thông qua các hoạt động khai thác biển có kế hoạch có phương hướng, từng bước giải quyết các vấn đề những vấn đề trong việc phát triển kinh tế, xã hội khu vực duyên hải, ví dụ như căng thẳng về không gian, tài nguyên nước thiếu thốn, số lượng và chất lượng thực phẩm, ..Hài hòa những mâu thuẫn về dân số, tài nguyên, môi trường của khu vực duyên hải, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực này.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của hải đảo duyên hải. Kết hợp khai thác sử dụng và bảo vệ hải đảo duyên hải với việc xây dựng nền kinh tế quốc dân và phát triển bền vững khu vực duyên hải với để xem xét. Coi trọng địa vị đặc thù của hải đảo trong lãnh thổ quốc qia, tăng cường quản lý tổng hợp hảo đảo, lấy tư tưởng khai thác bền vững để khai thác sử dụng tài nguyên hải đảo, coi trọng cân bằng sinh thái hải đảo và vùng biển xung quanh nó.
- Sử dụng bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển. Xây dựng bãi san hô, rằngngập mặn, thảm rong tảo – cỏ biển, khu bảo tồn hải đảo cũng như khu bảo tồn các ngư trường nhân giống và nuôi trồng tôm, cua, cá ở khu vực hải đảo và ven bờ, bảo vệ tốt các chủng loại động thực vật biển và hệ thống sinh thái đặc thù; quản lý tốt nghề cá dân gian biển, ngăn chặn việc đánh bắt vô tổ chức dẫn đến việc phá hoại nguồn tài nguyên; quản lý tốt ngành nuôi trồng ở vùng biển nông và vịnh biển, khai thác và sử dụng hợp lý những khu vực nuôi trồng thích hợp, phát triển kỹ thuật ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status