Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA–HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM 2
1.1. CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 2
1.1.1. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam. 2
1.1.1.1. Nội dung công nghiệp hóa và vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội. 2
1.1.1.2. Công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 2001-2010 4
1.1.1.3. Đánh giá quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ đổi mới. 7
1.1.2. Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam. 8
1.2. VAI TRÒ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 11
1.2.1. Vai trò xuất khẩu nông sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. 11
1.2.1.1. Góp phần tạo nguồn vốn nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. 11
1.2.1.2. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. 12
1.2.1.3. Đối với tăng trưởng nông nghiệp. 13
1.2.1.4. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. 13
1.2.1.5. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14
1.2.1.6. Xuất khẩu nông sản tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn, ổn định. 15
1.2.1.7. Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. 15
1.2.1.8. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. 16
1.2.1. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản. 16
1.2.2.1. Cung xuất khẩu hàng nông sản. 16
1.2.2.3. Mức giá thế giới hàng nông sản. 19
1.2.2.4. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường nông sản 20
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 22
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam 22
1.3.1.1. Yếu tố kinh tế 22
1.3.1.2. Yếu tố văn hóa – xã hội 24
1.3.1.3. Yếu tố chính trị, luật pháp 24
1.3.1.4. Về Quan hệ chính trị ngoại giao 25
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của một số nước 25
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ. 28
1.3.2.3. Kinh nghiệm của Hà Lan 29
1.3.2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 32
2.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008. 32
2.1.1. Thị trường ngành hàng. 32
2.1.1.1. Lúa gạo. 32
2.1.1.2. Ngành Cà phê. 35
2.1.1.3. Ngành cao su 37
2.1.1.4. Ngành hạt tiêu 39
2.1.1.5. Ngành hạt điều. 42
2.1.1.6. Ngành chè. 43
2.1.2. Phân tích thực trạng thị trường các nước nhập khẩu nông sản chính từ Việt Nam 45
2.1.2.1. Các nước ASEAN 46
2.1.2.2. Trung Quốc 48
2.1.2.3. EU 51
2.1.2.4. Hoa Kỳ 53
2.1.2.5. Châu Phi. 55
2.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2020. 57
2.3.1. Lúa gạo 59
2.3.2. Cà phê 60
2.3.4. Cao su 60
2.3.5. Hạt điều 61
2.3. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THỜI GIAN QUA. 61
2.3.1. Đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua 61
2.3.1.1. Những thành tựu đạt được 61
2.3.1.2. Những hạn chế tồn tại 65
2.3.2. Đánh giá thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 71
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 71
3.1.1. Quan điểm. 71
3.1.2. Mục tiêu 72
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 72
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 72
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 73
3.3.1. Ở cấp độ nhà nước. 73
3.3.1.1. Các giải pháp bổ trợ. 73
3.3.1.2. Các giải pháp trọng tâm. 77
3.3.2. Ở cấp độ doanh nghiệp 82
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường trong nước, hoà nhập thị trường thế giới để khai thác nguồn lực thị trường toàn diện cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Việt Nam hiện là một nước trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 80% dân số làm nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp khá dồi dào. Nếu các doanh Việt Nam nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới sẽ góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho các vùng sản xuất nông nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm và làm lành mạnh hoá cán cân thanh toán của nền kinh tế tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng toàn diện .
Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, em xin được lựa chọn đề tài : “ Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam– thực trạng và giải pháp phát triển”
Đề tài này đã tổng kết được những lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Kết cấu đề án ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về thị trường xuất khẩu hàng nông sản.
Chương II : Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam .
Chương III : giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.




CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1. Khái niệm và lợi ích của xuất khẩu nông sản đối với Việt Nam.
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. hay đưa vào khu vực dặc biệt nằm trên lãnh thồ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo quan niệm của các doanh nghiệp thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa, sản vật ra thị trường nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Như vậy có thể hiểu xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài dựa trên lợi thế so sánh của mình nhằm mục đích kiếm lợi. Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là ngoại tệ với một hay cả hai quốc gia.
Hàng hóa xuất khẩu: Là hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường , mua bán trao đổi trên thị trường nhưng là thị trường nước ngoài . Hàng hóa này phải di chuyển qua biên giới của quốc gia. Đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường nhập khẩu đó đòi hỏi. Như vậy so với hàng hóa sản xuất để bán trên thị trường nội địa nó phức tạp hơn nhiều.
Giá cả xuất khẩu: Là mức giá của hàng hóa xuất khẩu, nó được đưa ra dựa trên mức giá quốc tế và có sự chấp nhận của cả hai bên xuất nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu: Được hiểu là tổng giá trị hàng hjóa xuất khẩu của một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

NZof6p1YWvEryn6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status