Công tác thẩm định các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Công tác thẩm định các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TAM TRINH. 3
1. Khái quát về Ngân hàng No&PTNT Tam Trinh. 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng No&PTNT Tam Trinh 3
1.2. Mô hình tổ chức 7
1.2.1Tổ chức cán bộ 7
1.2.2.Cơ cấu tổ chức 7
2.Chức năng, nhiệm vụ các phòng và một số hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. 8
2.1. Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế 8
2.1.1. Tín dụng đối với Doanh nghiệp 9
2.1.2. Tín dụng đối với cá nhân 10
2.2. Phòng dịch vụ khách hàng 10
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ đối với khách hàng cá nhân 11
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ đối với Khách hàng Doanh nghiệp 12
2.3. Phòng Thanh toán Quốc tế 12
2.4.Phòng kế toán – hành chính – ngân quỹ 13
2.5 Các phòng giao dịch 17
2.6.Một số hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tam Trinh. 18
3.phương pháp thẩm định. 21
4.Quy trình thẩm định tại Ngân Hàng 24
4.1.Đặc điểm các Dự án của DNVVN 24
4.2.Quy trình thẩm định dự án đầu tư: 26
5.Nội dung thẩm định 29
5.1 Năng lực pháp lý của khách hàng: 29
5.2 Tình hình tài chính của khách hàng: 29
5.3 Thẩm định dự án vay vốn: 30
5.4 Về biện pháp bảo đảm tiền vay 33
5.5. Thẩm định tài chính của dự án 33
5.6. Nhận xét và đề xuất sau thẩm định. 35
6. Dự án cụ thể 35
I. Giíi thiÖu kh¸ch hµng 35
III. ThÈm ®Þnh t×nh h×nh tµi chÝnh vµ kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh 37
IV. Dù ¸n ®Çu t­ 47
V. B¶o ®¶m tiÒn vay 54
VI. §¸nh gi¸, ®Ò xuÊt. 54
7. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Hà Nội 55
7.1 Những kết quả đã đạt được 55
7.2 Tồn tại và khó khăn 57
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT TAM TRINH 59
1.Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Tam trinh. 59
1.1.Mục tiêu chiến lược 59
1.2.Nhiệm vụ trong giai đoạn 2010 – 2014: 60
1.3.Khó khăn và thuận lợi: 61
2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Tam trinh. 62
2.1. Giải pháp về con người. 62
2.2. Giải pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin báo cáo về dự án đầu tư. 65
2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định dự án. 67
2.4. Giải quyết những khúc mắc trong vấn đề thế chấp tài sản. 69
2.5. Giải pháp về chiến lược khách hàng. 71
2.6. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định. 71
3. Kiến nghị đối với nhà nước, ngân hàng nhà nước Việt Nam, bộ, ngành liên quan và ngân hàng Agribank Hà Nội. 72
3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước: 72
3.2 Kiến nghị đối với các DNVVN 73
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 73
3.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 74
KẾT LUẬN 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu, hợp đồng thi công, báo cáo tiến độ thi công (đối với những công trình đã thi công).
+ Thẩm định về thị trường: Thị trường cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường cung cập nguyên vật liệu cần xem xét là thi trường trong nước hay nước ngoài, nhà máy có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không, trữ lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, xem xét về địa điểm đặt nhà máy, các hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu, đoán thị trường đàu vào trong tương lai. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm cần xác định các yếu tố sau: Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm, các biện pháp tiêu thi, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng laọi sẵn có trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này.
+ Thẩm định về tình hình tài chính của dự án: Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án. Ở nội dung này cần xem xét về nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án, hiệu quả tài chính của dự án. Nhu cầu vốn cần chia ra vốn đầu tư cơ bản cụ thể là vốn cho xây lắp, mua thiết bị, vốn dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí khác và vốn lưu động. Nguồn vốn đầu tư cũng chia ra vốn tự có và vốn vay, các lạo vốn khác (nếu có), trong vốn vay tiếp tục chia ra vay nội tệ, vay ngoại tệ và vay theo từng nguồn.
Để có cơ sở thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các số liệu của dự án, cơ chế chính sách hiện hành và kỹ năng của mình để kiểm tra, tính toán các chi phí, thu nhập có hợp lý không, đúng chế độ quy định của nhà nước không như sản lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với công suất khai thác hàng năm không, cơ cấu sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá bán hàng hoá, chi phí khấu hao, trả lãi tiền vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận…để từ đó lập bản tính toán về tài chính dự án của doanh nghiệp. Số liệu của bảng tính toán đó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, thẩm định hiệu quả về mật tài chính của dự án. Thường để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án, khi thẩm định thường sử dụng 4 phương pháp là phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số doanh lợi và thời gian thu hồi vốn. Những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao thì chủ yếu sử dụng hai phương pháp đầu, những dự án có vòng đời ngắn thì sử dụng hai phương pháp sau vừa đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng.
+ Phân tích rủi ro của dự án: tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các loại rủi ro có thể gặp là rủi ro về tiến đọ thực hiện (đối với những dự án xây dựng), rủi ro về thi trường, rủi ro về môi trường và xã hội, rủi ro về kinh tế vĩ mô. Đối với mỗi loại rủi ro, cán bộ thẩm định tìm hiểu xem khách hàng đã dự liệu như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đánh giá lại hiệu qủa tài chính của dự án khi gặp rủi ro.
+ Xem xét công nghệ và môi trường
Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ, may móc, thiết bị như; công nghệ này mới hay cũ, đã được kiểm nghiệm chưa, máy móc thiết bị có phù hợp với quy trình công nghệ, độ bền, chất lượng không, xuất xứ của thiết bị, công nghệ, độ khan hiếm của các phụ tùng thay thế, kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, công suất của máy móc có phù hợp với khả năng nguồn cung cấp vật liệu không, nguồn điện năng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình công nghệ ra sao.
Về môi trường: Xem xét các biện pháp xử lý các chất thải và ô nhiễm môi trường, các biện pháp giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực, các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường và khắc phục các sự cố môi trường.
+ Xem xét khả năng tổ chức, quản lý
Khi thẩm định về phương diện tổ chức quản lý của chủ đầu tư cần lưu ý các yếu tố: Môi trường pháp lý của chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, năng lực trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý và các thành viên khác trong ban điều hành, mức độ am hiểu đối với ngành nghề định kinh doanh, trình độ chuyên môn của các phòng ban trong việc đảm đương nhiệm vụ, khả năng vận hành máy móc thiệt bị của đội ngũ công nhân kỹ thuật, mối quan hệ trong giao tiếp, tiếp thị, chính sách đối với công nhân lao động, chính sách khuyến khích sáng kiến kỹ thuật
+ Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội: dự án góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương thế nào, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ ra sao, dự án tận dụng được lao động ở địa phương bao nhiêu, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước, áp dụng tiến bộ khoan học kỹ thuật, thay thế các sản phẩm nhập khẩu không, dự án có cải thiện môi sinh, môi trường khu vực…
5.4 Về biện pháp bảo đảm tiền vay
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài sản làm bảo đảm của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, cơ chế chính sách của doanh nghiệp để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; việc bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ.
5.5. Thẩm định tài chính của dự án
Thẩm định về nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn của dự án
Cán bộ tín dụng cần xem xét cơ cấu và quy mô tổng vốn đầu tư của dự án và xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn đầu tư đó.
- Vốn xây dựng
- Vốn thiết bị
- Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh
- Vốn khác
· Thẩm định về nguồn vốn tài trợ của dự án
Cán bộ tín dụng xác định các nguồn tài trợ có thể có của dự án, đồng thời xem xét tính đảm bảo của các nguồn:
- Vốn tự có
- Vốn vay NHNo & PTNT Tam Trinh
- Vốn vay từ nguồn khác ( vay thương mại, vay của ngân hàng khác…)
· Thẩm định về tính khả thi, hiệu quả của kế hoạch SXKD của dự án về mặt tài chính
Trên cơ sở các kết luận của quá trình thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật như: công suất thiết kế, công suất thực tế, quy trình công nghệ và căn cứ theo kết quả thẩm định về thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, xu hướng biến động của tỷ giá, lạm phát… cán bộ tín dụng thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án. Cụ thể:
- Thẩm định tính hợp lý của yếu tố doanh thu bán hàng dự kiến qua các kỳ của dự án.
- Thẩm định tính hợp lý của yếu tố chi phí giá thành tương ứng với các kỳ của dự án.
- Thẩm đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status