Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại: 3
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: 3
1.1.2. Các hình thức bảo lãnh của NHTM: 5
1.1.3. Các nội dung chủ yếu của bảo lãnh 9
1.2. Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 19
1.2.1. Khái niệm chất lượng bảo lãnh 19
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh, đánh giá chất lượng bảo lãnh 23
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 31
2.1. Tổng quan về ngân hàng Techcombank 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương VN 32
2.2. Thực trạng hoạt dộng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 35
2.2.1. Chính sách bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 35
2.2.2. Quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh của Techcombank 40
2.2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Techcombank từ năm 2007 đến năm 2008 47
2.3. Đánh giá chất lượng bảo lãnh tại Techcombank 53
2.4. Minh họa một nghiệp vụ bảo lãnh tại Techcombank: 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 63
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Techcombank 63
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung 63
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh 68
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Techcombank 69
3.2.1. Tuân thủ quy trình bảo lãnh 69
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 69
3.2.3.Thành lập các bộ phận quản lý rủi ro trong bộ máy ngân hàng 70
3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh 71
3.2.5. Xây dựng mức phí bảo lãnh hợp lý 72
3.2.6. Nâng cao uy tín của ngân hàng 73
3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực 73
3.2.8. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 74
3.3. Một số kiến nghị giúp nâng cao chất lượng bảo lãnh 75
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 75
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, mở ra những cơ hội phát triển lớn cho tất cả các thành phần kinh tế, nhưng cùng với đó là sự tăng lên của những rủi ro. Vì vậy, nhu cầu hạn chế, khắc phục những rủi ro trong kinh doanh trở thành một đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế. Theo đó hàng loạt các công cụ phòng ngừa rủi ro kinh doanh đã ra đời ở nước ta và một trong số đó là bảo lãnh ngân hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng ra đời như một phương tiện phòng ngừa rủi ro góp phần không nhỏ vào việc thông suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng cách đảm bảo tư cách của các bên trong quan hệ hợp đồng, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập khu vực và thế giói. Không những thế nghiệp vụ bảo lãnh cón có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vai trò, uy tín của hệ thống ngân hàng, khẳng định vị thế cũng như khả năng thích nghi phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền kinh tế.
Hoạt động bảo lãnh ra đời và ngày càng trở nên quan trọng trong các giao dịch, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, tuy nhiên bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động còn mới so với các hoạt động truyền thống khác của ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ bảo lãnh vẫn cần được hoàn thiện và cần nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tại ngân hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng mà quan trọng hơn đó là tạo ra sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính thực tiễn của việc nghiên cứu, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” đã được lựa chọn để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Với mục đích nghiên cứu nhằm để hiểu sâu sắc hơn những vấn đề lý thuyết về bảo lãnh ngân hàng và vận dụng vào nghiên cứu thực tế, nội dung chuyên đề thực tập sẽ bao gồm ba phần chính như sau:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Đặng Ngọc Đức và các anh chị trong phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập này.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động truyền thống của một ngân hàng thương mại (NHTM) là huy động vốn và sử dụng vốn để kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng đã không ngừng tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu phát sinh trong quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế.
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một trong những sản phẩm mới của ngân hàng trong quá trình phát triển, nhằm tạo ra những lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế nói chung và cho ngân hàng nói riêng. Vai trò của ngân hàng ngày một trở nên quan trọng hơn, chính vì vậy mà các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng trở nên quan trọng.
1.1.1.1 Bảo lãnh ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan.
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch thương mại. Các giao dịch ngày càng tăng về mặt quy mô, giá trị, độ phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy mà việc thực hiện các giao dịch thường kéo dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: lãi suất, tỷ giá, sự biến động giá... làm tăng khả năng xảy ra rủi ro (rủi ro từ khâu ký kết hợp đồng cho đến rủi ro trong sản xuất và rủi ro trong thanh toán). Đặc biệt đối với thương mại quốc tế khả năng xảy ra rủi ro lại càng cao khi mà các giao dịch có sự ngăn cách về mặt không gian và thời gian, có sự khác biệt về thể chế chính trị, hệ thống pháp lý, quy chế mậu dịch, điều kiện thị trường... Từ những cơ sở khách quan đó, hoạt động bảo lãnh đã ra đời như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro. Bảo lãnh đã tạo ra sự yên tâm cho hai bên giao dịch về việc bên kia sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nhờ sự tin tưởng vào uy tín và khả năng tài chính của bên thức ba đứng ra bảo lãnh.
Trên thực tế có nhiều tổ chức tài chính, phi tài chính đã đứng ra phát hành bảo lãnh như: Chính phủ, công ty Bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán... song chủ yếu và phát triển nhất vẫn là bảo lãnh của các NHTM. Sở dĩ như vậy là do những đặc điểm riêng có của các NHTM, đó là:
- NHTM thường xuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế nên đã xây dựng được uy tín, cũng như mối quan hệ gắn bó, tin tưởng của khách hàng với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
- NHTM là một trung gian tài chính có khả năng huy động được một nguồn vốn lớn trong nền kinh tế. Khả năng này đã đem lại cho ngân hàng tiềm lực tài chính to lớn, hoàn toàn có thể đứng ra phát hành bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng.
- NHTM thông qua những hoạt động truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán... thường xuyên nắm bắt, cập nhật, phân tích và lưu trữ những thông tin về khách hàng, tạo cơ sở cho việc ra các quyết định bảo lãnh đúng đắn.
Như vậy, sự ra đời của bảo lãnh là một tất yếu khách quan giúp phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch tài chính và phi tài chính. Và sự phát triển của bảo lãnh gắn chặt với các NHTM, một tổ chức tài chính có khả năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh tốt nhất.
1.1.1.2 Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Hoạt động bảo lãnh được đánh giá là đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời trung cổ ở Hy Lạp, trong những mối quan hệ giữa các cá nhân trong cuộc sống thường ngày.
Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX bảo lãnh đã bắt đầu xuất hiện trong thị trường nội địa nước Mỹ dưới hình thức thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, phải tới những năm 70, hoạt động bảo lãnh ngân hàng mới thực sự được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Nguồn gốc là từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu mỏ khiến các quốc gia Trung Đông trở nên giàu có. Họ liên tục ký kết những hợp đồng kinh tế lớn với các tập đoàn phương tây để thực hiện các dự án như: tạo cơ sở hạ tầng, canh tân công, nông nghiệp, quốc phòng... Và để đảm bảo tính an toàn cho những giao dịch lớn này, các công ty dầu mỏ Trung Đông đã yêu cầu các tập đoàn phương Tây phải chứng minh năng lực tài chính của mình thông qua sự bảo lãnh của các ngân hàng. Đó là một nhu cầu tất yếu, bởi lẽ trong giao dịch thương mại quốc tế luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Sau những năm 70, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động bảo lãnh đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Bảo lãnh thực sự trở thành công cụ đảm bảo tính an toàn cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các giao dịch kinh doanh.
Như vậy, ta thấy sự ra đời của hoạt động bảo lãnh gắn liền với sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Tuy không cùng xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của ngân hàng, nhưng bảo lãnh đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế và đang nhanh chóng phát triển cùng với xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.

6sa544jeEY4ezM3

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status