Ứng dụng Thí nghiệm - Thực hành ảo trong dạy thực hành Kỹ thuật số - pdf 21

Download miễn phí Đồ án Ứng dụng Thí nghiệm - Thực hành ảo trong dạy thực hành Kỹ thuật số



MỤC LỤC
 ***
Lời nói đầu .1
Mục lục 2
Danh sách hình vẽ .4
Danh sách bảng biểu .6
Danh sách các từ viết tắt .7
MỞ ĐẦU .8
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM - THỰC HÀNH ẢO TRONG DẠY THỰC HÀNH . 13
1.1. Tình hình ứng dụng CNTT và truyền thông hiện nay .13
 1.1.1. Trong du lịch - giải trí . . 13
 1.1.2. Trong giáo dục . . . 25
 1.1.3. Trong lĩnh vực khoa học–kỹ thuật và một số lĩnh vực khác.34
1.2. Cơ sở lý luận về ứng dụng TN – TH ảo trong
 dạy học thực hành .42
 1.2.1. Một số khái niệm . 42
1.2.2. Sử dụng Game trong dạy học . .61
CHƯƠNG II - CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG
THÍ NGHIỆM –THỰC HÀNH ẢO TRONG DẠY THỰC HÀNH .68
2.1. Thực trạng dạy học thực hành nói chung .68
2.1.1. Nội dung – Phương pháp dạy học thực hành . .68
2.1.2. Trình độ giáo viên dạy thực hành . .72
2.1.3. Phương tiện – Cơ sở vật chất dạy học thực hành 73
2.1.4. Khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của người học .78
2.2. Những đòi hỏi hiện nay trong dạy thực hành 80
2.2.1. Đòi hỏi về phương pháp dạy học thực hành . .80
2.2.2. Đòi hỏi về đổi mới nội dung–phương tiện dạy học thực hành 81
2.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất dạy
 học thực hành .83
2.3. Khả năng ứng dụng TN – TH ảo trong dạy học thực hành .84
2.3.1. Ưu điểm của TN – TH ảo so với TH – TH thực .84
2.3.2 Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin . .87
CHƯƠNG III – ỨNG DỤNG TN – TH ẢO TRONG DẠY
THỰC HÀNH KỸ THUẬT SỐ 94
3.1. Ứng dụng TN – TH ảo trong dạy học thực hành .94
3.1.1. Nguyên tắc sử dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành . .95
3.1.2. Quy trình sử dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành 98
3.2. Ứng dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành Kỹ thuật số .103
3.2.1. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của Kỹ thuật số . .103
3.2.2. Giới thiệu một số phần mềm để xây dựng và sử dụng TN – TH ảo .109
3.2.3. Ứng dụng xây dựng một bài dạy thực hành cụ thể
 môn Kỹ thuật số - có sử dụng TN – TH ảo .115
KẾT LUẬN .122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .123
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

model)
Mô hình khái niệm (Conceptual model)
Mô hình cấu trúc (Structure model)
Trong dạy học, mô hình được sử dụng như một phương tiện dạy học
minh họa cụ thể. Mô hình là phương tiện dạy học hình khối (3 chiều) phản
ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật thật. Mô hình thường được thay đổi về tỷ lệ so với vật thật. Giá trị sư phạm của mô hình là ở chỗ nó có khả năng truyền đạt lượng thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Trên thực tế giảng dạy, với các nội dung môn học cụ thể, việc lựa chọn sử dụng mô hình hợp lý sẽ thu được hiệu quả tương đương với việc sử dụng vật thật. Mặc dù vậy, để chế tạo hoàn chỉnh một mô hình cụ thể đảm bảo các yêu cầu thay mặt được cho nguyên hình thông thường là khá phức tạp và tốn kinh phí. Do đó, mô hình chỉ được sử dụng trong trường hợp không có phương tiện nào khác để thay thế.
Trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện này, cùng với ảnh hưởng của công nghệ thông tin, bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống với các công cụ minh họa: hình vẽ, đồ dùng trực quan…đã xuất hiện thêm các công cụ tiên tiến: máy chiếu, phim ảnh… Đặc biệt với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy tính, các thiết bị điện tử: máy hiện sóng… phương pháp minh họa bằng máy vi tính ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy vậy, để ứng dụng được việc giảng dạy dùng máy tính và các phần mềm mô phỏng đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về vật chất lẫn nguồn lực con người. Để ứng dụng được các phần mềm mô phỏng dựa trên các ngôn ngữ lập trình cấp cao, yêu cầu đội ngũ giáo viên phải có trình độ cao về mặt kỹ thuật. Nhất là đối với việc dạy thực hành, yêu cầu trình độ thao tác chuẩn xác trên các phần mềm mô phỏng. Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra cho việc ứng dụng các phần mềm mô phỏng đó là không gian bộ nhớ. Chính vì vậy, để giải quyết được bài toán xây dựng và ứng dụng sản phẩm mô phỏng trong dạy và học đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các thành phần liên quan. Trong đó, để hài hòa cả hai mặt kỹ thuật và chất lượng sư phạm, thì vấn đề được nêu ra ở trên đã thực sự trở thành một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu để đưa ra lời giải hợp lý.
Trong đó, Thí nghiệm – thực hành ảo và ứng dụng của nó trong dạy học, dạy học thực hành, đặc biệt trong dạy thực hành Kỹ thuật số, môn cơ sở trong hệ thống các môn học chuyên ngành điện tử, và cũng là một hình thức thể hiện của phương pháp mô phỏng cũng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục. Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đưa khoa học kỹ thuật và nền giáo dục Việt Nam tiến gần hơn với nền tri thức của thế giới.
1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến dạy học thực hành
Dạy thực hành
Thực hành là hoạt động của con người tác động lên vật chất trong qúa trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Trong dạy học kỹ thuật, thực hành là những hoạt động vật chất của học sinh nhằm ứng dụng những hiểu biết kỹ thuật.
Dạy học thực hành là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức nhằm củng cố hiểu biết tạo ra những cơ sở hình thành kỹ năng kỹ xảo kỹ thuật cho học sinh và thực hiện những chức năng giáo dục.
Trong kỹ thuật, dạy thực hành có nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện, vận dụng và khẳng định sự đúng đắn các kiến thức lý thuyết kỹ thuật. Từng bước hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo – đặc biệt là các kỹ năng kỹ thuật, phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực kỹ thuật cho người học và thực hiện các chức năng giáo dục Phương pháp dạy học thực hành, TS Lê Thanh Nhu - Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, trang 11
.
Đặc điểm của dạy thực hành
Đặc điểm và yêu cầu cơ bản của dạy thực hành là giúp học sinh có thể đem được hệ thống các kiến thức đã được trang bị trên lý thuyết vào ứng dụng trên thực tế. Cung cấp, hướng dẫn cho người học hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo cần có một cách hiệu quả và có kế hoạch.
Một cách cụ thể:
Mục tiêu
Thực hành, được định nghĩa theo phần trên là làm để vận dụng lý thuyết vào thực tế.
Do đó, cái đích cuối cùng mà người dạy muốn đem đến cho người học chính là hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo được luyện tập, hình thành và nâng cao trong quá trình lao động và học tập. Trong đó:
Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào tri thức đã có.
Kỹ năng được hình thành thông qua quá trình luyện tập, có nội dung là những quá tình tâm lý và gắn liền với các hoạt động cụ thể, là kiến thức trong hành động, được điều khiển theo trật tự đã hình thành từ trước: kỹ năng nói - viết tiếng anh, kỹ năng giảng dạy…
Kỹ xảo:
Kỹ xảo là hoạt động hay thành phần của hoạt động đã được tự động hóa nhờ luyện tập.
Kỹ xảo là bước phát triển cao hơn của kỹ năng. Nếu như kỹ năng là khả năng con người thực hiện công việc một cách hiệu quả nhờ quá trình luyện tập thì kỹ xảo chính là kỹ năng đạt đến mức độ thành thạo, khéo léo
.
Kỹ xảo là mục tiêu phấn đấu rèn luyện để hình thành của con người trong tất cả các lĩnh vực. Làm việc với tay nghề đạt đến trình độ thuần thục giúp con người hành động, xử lý công việc một cách hiệu quả nhất. Kỹ xảo là đỉnh cao của quá trình luyện tập, với kỹ năng bậc cao này, hoạt động của con người được tiến hành một cách tự nhiên, hình thành phản xạ có điều kiện một cách thuần thục và khéo léo. Với mức phát triển này, kỹ xảo đã trở thành một thuộc tính nhân cách bởi tính tương đối ổn đinh và bền vững của nó.
Trong nội dung thực hành, chúng ta nói đến cụm danh từ kỹ năng thực hành. Có thể phân chia kỹ năng thực hành thành ba loại:
Kỹ năng thực hành thao tác với những công cụ, máy móc,
vật liệu cụ thể yêu cầu sự khéo léo như: Kỹ năng hàn (hàn sấp, hàn đứng, hàn nghiêng), kỹ năng vận hành, sử dụng máy khoan…
Kỹ năng thực hành thao tác với máy móc hoàn toàn sử
dụng sự hỗ trợ các chức năng của máy như: sử dụng một số phần mềm máy tính, kỹ năng điều khiển bằng máy tính…Trường hợp này, người học chỉ cần nắm được các chức năng của phần mềm và thao tác thực hiện với chuột và bàn phím.
Kỹ năng thực hành không liên quan tới các máy móc và
công cụ như bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong lĩnh vực ngoại ngữ; kỹ năng trang điểm…
Phương pháp dạy học
“Phương pháp có nghĩa là con đường, cách thức để giải quyết những nhiệm vụ nhất định và đạt mục đích đề ra” Phương pháp dạy học thực hành, TS Lê Thanh Nhu - Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, trang 4.
.
Phương pháp dạy học, là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, thầy giữ vai trò chủ đạo, trò tích cực, chủ động nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status