Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập - pdf 21

Download miễn phí Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ CÁC CHAEBOL CỦA HÀN QUỐC 4
1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế và một số đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT) 4
1.1.2. Một số đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế 6
1.2. Chaebol 9
1.2.1. Khái niệm 9
1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHAEBOL HÀN QUỐC 14
2.1. Đặc trưng của Chaebol Hàn Quốc 14
2.2. Cơ cấu quản lý trong các Chaebol Hàn Quốc 15
2.2.1. Về cơ cấu sở hữu 15
2.2.2. Về cơ cấu quyền lực 16
2.2.3. Về cơ chế điều hành 16
2.3. Xu hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc 17
2.3.1. Tính tất yếu phải đa dạng hóa 17
2.3.2. Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc 17
2.3.3. Nguyên nhân đa dạng hóa 19
2.4. Vai trò của các Chaebol đối với kinh tế Hàn Quốc 22
2.5. Mối liên hệ giữa Chaebol và chính phủ 30
2.6. Những điểm yếu của Chaebol 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CHAEBOL 37
3.1. Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc áp dụng 37
3.2. Đề xuất một số giải pháp 39
3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ 39
3.2.2. Các giải pháp từ phía Chaebol 40
CHƯƠNG 4: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 41
4.1. Chính sách phát triển TĐKT ở Việt Nam 41
4.1.2. Thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay 45
4.1.3. Đánh giá về tập đoàn kinh tế của Việt Nam hiện nay 48
4.1.3.1. Thành tựu 48
4.1.2.2. Những bất cập trong mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 52
4.2. Đối chiếu giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam với mô hình Chaebol của Hàn Quốc 56
4.2.1. Những điểm tương đồng giữa các tập đoàn kinh tế của Việt Nam và các Chaebol Hàn Quốc 56
4.2.2. Những khác biệt giữa tập đoàn kinh tế của Việt Nam và Chaebol của Hàn Quốc 59
4.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình Chaebol Hàn Quốc 61
4.3. Các TĐKT Việt Nam trước áp lực hội nhập 64
4.4. Giải pháp phát triển mô hình tập đoàn ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập 67
4.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ 67
4.3.2. Giải pháp từ phía tập đoàn 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kinh tế Hàn Quốc phải chuyển dần từ chế tạo sang dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn và lao động, từ các đại công ty nặng nề sang các doanh nghiệp nhỏ năng động, từ cung cách quản lý gia tộc khép kín sang các tổ chức toàn cầu, minh bạch và quản lý chuyên nghiệp thì các Chaebol không đáp ứng được. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn rất thấp, người tài khó có cơ hội phát triển ở các Chaebol, nơi chỉ coi trọng lòng trung thành, quản lý gia trưởng, độc đoán.
Khi các cơ sở sản xuất lớn chuyển dần từ các nước công nghiệp hóa sang Trung Quốc để tận dụng nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ khổng lồ, người Hàn Quốc chợt nhận ra rằng họ không có doanh nghiệp dịch vụ nào có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các Chaebol với quy mô to lớn rất khó xoay trở trước tình hình mới.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CHAEBOL
3.1. Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc áp dụng
Những nhược điểm trong mô hình Chaebol đã được bộc lộ rõ trong khủng hoảng về tài chính tiền tệ xảy ra ở Hàn Quốc vào năm 1997-1998. Điều đó cho thấy các Chaebol luôn đóng vai trò hạt nhân trong mọi vấn đề về kinh tế. Chính vì thế ngay sau khủng hoảng Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu các Chaebol phải cải cách để tổ chức tốt hơn việc kinh doanh. Cụ thể là Chính phủ đã đề ra 5 quy định ban đầu và 3 quy định bổ sung (gọi là quy tắc 5+3) bắt buộc các Chaebol phải tuân theo.
Năm quy định ban đầu:
- Củng cố năng lực kinh doanh để giữ vai trò hạt nhân trong nền kinh tế
- Cải thiện chất lượng vốn.
- Xóa bỏ tình trạng bảo đảm vay nợ
- Tăng tính minh bạch trong quản lý.
- Nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lý.
Chính phủ cũng coi 5 quy định này giữ vai trò chủ chốt trong việc khôi phục lại nền kinh tế sau khủng hoảng.
Ba quy định bổ sung:
- Giảm bớt những quyền sở hữu không cần thiết
- Ngăn ngừa việc chống cạnh tranh trong nhóm tập đoàn và tình trạng gian lận trong nội thương.
- Ngăn ngừa hành vi trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế.
Sự thụt lùi về kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 1989 – 1993 làm cho người ta tin rằng khủng hoảng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hàn Quốc là do kết quả của sự đa dạng hóa quá mức và đầu tư quá mức của các Chaebol. Do đó đầu năm 1993 Chính sách chuyên môn hóa được tăng cường với các biện pháp can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động đầu tư của các Chaebol như: điều chỉnh tài sản đầu tư, thông qua Luật Thương mại tự do, hạn chế giới hạn các khoản vay tín dụng, tăng cường sự kiểm soát của Ủy ban giám sát tài chính và các ngân hàng đối với các Chaebol. Chính phủ cũng yêu cầu 30 Chaebol hàng đầu mỗi Chaebol lựa chọn 3 ngành công nghiệp cốt lõi (các công ty cốt lõi), từ đó sẽ được hưởng những ưu đãi của Chính phủ để nhanh chóng trở thành các công ty mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau khủng hoảng tài chính năm 1997 vấn đề tập trung vào kinh doanh cơ bản lại được đặt ra với 30 Chaebol hàng đầu. Tháng 7/1998 Chính phủ và các nhà lãnh đạo công nghiệp Hàn Quốc ( tổ chức bảo vệ quyền lợi của Chaebol) đã quyết định thực hiện chính sách “Big Deal” mà nội dung chủ yếu là thực hiện hợp nhất hay là mua lại các công ty của 5 Chaebol hàng đằu nhằm hạn chế đầu tư quá mức và đầu tư trùng hợp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hàn Quốc. Việc sáp nhập có thể thực hiện theo 3 cách: một công ty của một Chaebol sáp nhập vào một công ty của một Chaebol khác; thành lập một công ty mới trên cơ sở các công ty của các Chaebol; hay các Chaebol bán công ty của mình cho một công ty thuộc sở hữu Nhà nước và công ty này sẽ được tư nhân hóa ngay sau khi mua lại xong các công ty của các Chaebol. Thực hiện yêu cầu này của Chính phủ đến 9/1998, 5 Chaebol hàng đầu đã sáp nhập các kinh doanh của mình trong 7 ngành công nghiệp (hóa dầu, động cơ thủy, lọc dầu, chất bán dẫn…). Ví dụ: trong lĩnh vực bán dẫn Hyundai Electric.Ind đã hợp nhất với LG Semicon của Chaebol LG; trong lĩnh vực ôtô Hyundai Motor đã mua lại Kia Motor.Co. Đối với các Chaebol xếp hạng 6 đến 30 Chính phủ cũng yêu cầu các Chaebol phải thu hẹp phạm vi kinh doanh. Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho các Chaebol tổ chức lại hoạt động kinh doanh như quy định về thủ tục phá sản, sửa đổi lại luật lao động.
3.2. Đề xuất một số giải pháp
Nhóm giải pháp được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra sau khủng hoảng chỉ khắc phục được phần nào những bất cập tồn tại trong mô hình Chaebol. Cho đến bây giờ việc khắc phục hoàn toàn những căn bệnh cố hữu trong mô hình này vẫn còn là bài toán khó. Các nhà kinh tế đã đưa ra một số những giải pháp sau đây:
3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ
Thứ nhất, khi chính sách của Chính phủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động của Chaebol thì việc Chính phủ tham gia vào khắc phục trong hoàn cảnh nhất định là cần thiết nhưng một sự bảo trợ quá mức sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh của tập đoàn. Ở đây Chính phủ cần thay đổi về cơ bản mối quan hệ với các Chaebol bằng cách xây dựng các thể chế trên cơ sơ kinh tế thị trường và chấm dứt ưu đãi đối với những Chaebol lớn. Vấn đề điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó Chính phủ cũng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đồng thời yêu cầu các Chaebol phải minh bạch hóa các hoạt động của mình.
Thứ hai, tạo dựng thị trường vốn hiệu quả và thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty thuộc Chaebol và các công ty không thuộc Chaebol trên thị trường sẽ điều chỉnh chính sách ứng xử của các Chaebol thay thế tác động điều tiết của Chính phủ.
Thứ ba, tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để vừa tăng tính cạnh tranh, vừa đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào các Chaebol. Để thực hiện điều này bên cạnh việc Chính phủ phải giảm bớt những ưu đãi đặc biệt về vốn cho các Chaebol thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty không thuộc Chaebol về vốn, điều kiện tự nhiên, R&D… để tăng sức cạnh tranh của các công ty thuộc khu vực này với các Chaebol để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.
3.2.2. Các giải pháp từ phía Chaebol
Thứ nhất, tăng tính minh bạch trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Sở dĩ các Chaebol phải thực hiện điều này vì chính sự không minh bạch trong hoạt động quản lý của Chaebol là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tiêu cực trong hoạt động của Chaebol thời gian qua. Tăng tính minh bạch không chỉ giúp cho các nhà lãnh đạo Chaebol cẩn trọng trong hoạt động của mình mà còn giúp cho Chính phủ có thể giám sát dễ dàng, nhân dân có thể theo dõi tình hình hoạt động của Chaebol. Do vậy có thể giảm được phần nào những tiêu cực, đặc biệt là củng cố được lòng tin của nhân dân đối với vai trò của Chaebol trong nền kinh tế.
Thứ hai, giảm nguồn vốn vay bằng cách giảm dần đa dạng hóa chỉ tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, hoạt động kinh doanh hiệu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status