Tổng hợp bài tập lớp 6 nâng cao kèm giải năm 2014 - pdf 22

MỞ ĐẦU

Như chúng ta biết, môn vật lý chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Nó là một môn khoa học thực nghiệm có liên hệ mật thiết với các hiện tượng trong tự nhiên và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn học này, học sinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn và cải tạo thiên nhiên.

Hiện nay bộ giáo dục đã tiến hành thay sách giáo khoa THCS mà trước hết là lớp sáu. Đối với môn vật lý, học sinh không còn tiếp thu kiến thức mang tính hàn lâm cao như trước nữa mà tăng cường thực hành, tự tìm hiểu để rút ra vấn đề cần lĩnh hội. Với cách học mới này, bài tập đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất vật lý của các hiện tượng. Để từ đó biết vận dụng kiến thức để ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.

Với mục đích nâng cao việc nhận thức và góp thêm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 6. Chúng tui biên soạn cuốn bài tập vật lý lớp 6 để phục vụ mục đích nói trên. Hy vọng nó là cuốn sách được nhiều học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm và thỏ mãn phần nào sự mong mỏi của quý vị.
Tháng 7 năm 2004
Tác giả
Lê Võ


















Chương I. CƠ HỌC

1. ĐO ĐỘ DÀI
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN
ã Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt nam là mét (m).
ã Khi sử dụng thước đo, ta cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
ã Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
II. BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Giải bài tập giáo khoa
1- 2.1. B. 10dm và 0,5cm.
1-2.2. B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
1-2.3. a. 10cm và 0,5cm ; b. 10cm và 1mm.
1-2.4. Chọn thước 1 để do độ dài B ( 1 - B) ; Chọn thước 2 để đo độ dài (2- C). ; Chọn thước 3 để đo độ dài A ( 3 - A).
1-2.5. Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây... Người ta sản xuất nhiều loại thước để phù hợp với thực tế cần đo.
1-2.6. Tuỳ chọn.
1-2.7. B. 50dm.
1-2.8. C. 24cm.
1-2.9. ĐCNN của thứoc dùng trong các bài thực hành là: a. 0,1cm ; b. 1cm ; c. 0,1cm hay 0,5cm.
1-2.10. Tuỳ chọn có thể là: Đô đường kính của quả bóng bàn: Đặt hai bao diêm tiếp xúc hai bên quả bóng bàn. Dùng thước đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính bóng bàn.
- Đo chu vi quả bóng: dùng băng giấy quấn theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng và đánh dấu, sau đó dùng thước thẳng đo độ dài băng giấy.
1-20.11.
Dùng chỉ quấn xung quanh bút chì theo nhiều vòng sít nhau, sau đó dùng thước đo chiều dài đoạn quấn và chia cho số vàng quấn ta biết đường kính sợi chỉ.
1-2.12. Tuỳ cách chọn. Có thể làm như sau: đặt hai thước song song hai phía của vung nồi, sau đó đo khoảng cách giữa hai thước. Đó chính là dộ dài đường kính của vung.
1-2.13. Đánh dấu trên lốp xe bằng sợi dây màu, sau đó đếm số vòng quay khi xe lăn từ nhà đến trường. Xác định quảng đường bằng cách nhân chu vi của bánh với số vòng quay.

2. Bài tập nâng cao
1-2.14. Hãy tìm cách xác định chính xác chiều cao của mình bằng hai thước thẳng có GHĐ và ĐCNN lần lượt: 100cm - 1mm ; 50cm - 1mm.
1-2.15. Hãy tìm cách xác định độ dày của tờ giấy bằng thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm và một cái bút chì?

1-2.16. Hãy tìm cách xác định đường kính của một ống hình trụ ( hộp sữa) bằng các công cụ gồm: 2 viên gạch, và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.
1-2.17. Hãy tìm cách xác định đường kính của một quả bóng nhựa bằng các công cụ gồm: 2 viên gạch, giấy và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.

1-2.18. Hãy tìm cách xác định chiều cao của một lọ mực bằng các công cụ gồm: một êke và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.

1-2.19. Đường chéo của một Tivi 14 inh dài bao nhiêu mm?
1-2.20. Em hãy tìm phương án đo chu vi của lốp xe đạp bằng thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

3. Bài tập trắc nghiệm
1-2.21. Trên lốp xe đạp người ta ghi : 650mm. Con số đó chỉ:
A. Chu vi của bánh xe
B. Đường kính bánh xe
C. Độ dày của lốp xe
D. Kích thước vòng bao lốp
E. Đường kính trong của lốp

1-2.22. Trên ống nước có ghi: 42 x1,7mm. Các con số đó chỉ:
A. Đường kính ống nước và độ dày của ống
B. Chiều dài ống nước và đường kính ống nước
C. Chu vi ống nước và độ dày của ống nước
D. Chu vi ống nước và đường kính ống nước
E. Đường kính trong và ngoài của ống nước

1-2.23. Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17 x 24cm. Các con số đó chỉ:
A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách
B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách
C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách
D. Độ dày và chiều dài cuốn sách
E. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách

1-2.24. Hãy ghép tên công cụ đo với tên các vật cần đo cho thích hợp nhất trong các trường hợp sau:

1. Chiều dài cuốn sách vật lý 6 a. Thước thẳng 100cm có ĐCNN 1mm
2. Chiều dài vòng cổ tay b. Thước thẳng 300mm có ĐCNN 1mm
3. Chiều dài khăn quàng đỏ c. Thước dây 300cm có ĐCNN 1cm
4. Độ dài vòng nắm tay d. Thước dây 10dm có ĐCNN 1mm
5. Độ dài bảng đen e.Thước dây 500mm có ĐCNN 3mm

Đáp án nào sau đây đúng nhất:
A. 1- a ; 2- b ; 3 - c ; 4- d ; 5- e
B. 1- a ; 2- b ; 3 - c ; 4- d ; 5- e
C. 1- b ; 2-b ; 3 - a ; 4- d ; 5- c .
D. 1- a ; 2-b ; 3 - e ; 4- d ; 5- c
E. 1- b ; 2-a ; 3 - d ; 4- e ; 5- c

1-2.25. Hãy chọn thước đo và công cụ thích hợp trong các thước và công cụ sau để đo chính xác nhất các độ dài của bàn học:
A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m
B. Thước thẳng có GHĐ 0,5m và ĐCNN 1mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m
C. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm - Cuộn dây thừng có độ dài cỡ 2m
E. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 2mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m

1-2.26. Một ti vi 21 inh con số đó chỉ:
A. Chiều rộng của màn hình tivi.
B. Chiều cao của màn hình tivi.
C. Đường chéo của màn hình tivi.
D. Độ dài của màn hình tivi.
E. Độ dày của màn hình ti vi.
Chọn câu trả lời đúng.



3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
ã Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ, ca đong...
ã Đơn vị đo thể tích mét khối (m3)
ã 1m3 = 1000dm3 ; 1dm3 = 1000cm3 ; 1cm3 = 1000mm3
ã 1 dm3 = 1lít

II. BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Hướng dẫn giải bài tập giáo khoa.
3.1. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
3.2. C. 100cm3 và 2cm3
3.3. GHĐ và ĐCNN của các bình ở hình 3.2 lần lượt là:
a. 100cm3 và 5cm3.
b. 250cm3 và 25cm3.
3.4. C. V3 = 20,5cm3.
3.5. ĐCNN của bình chia độ dùng trong thực hành là:
a. 0,2cm3.
b. 0,1cm3 hay 0,5cm3.
3.6. - Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Dùng để đựng xăng, dầu, nước mắm...
- Các bình chia độ thường đùng để đong các chất lỏng trong phòng thí nghiệm.
- Xilanh, bơm tiêm. Thường dùng đo thể tích thuốc tiêm...
3.7. Tuỳ chọn.

2. Bài tập nâng cao.
3.8. Có hai bình chia độ có cùng dung tích, có chiều cao khác nhau. Hỏi sử dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác hơn? Tại sao?

3.9. Có ba ống đong loại 100ml có vạch chia tới 1ml, chiều cao lần lượt:100mm ;150mm ; 200mm. Hỏi sử dụng ống đong nào để chia chính xác nhất thể tích chất lỏng trong các bình chứa chính xác nhất?

3.10. Một ống đong thẳng có dung tích 500ml lâu ngày bị mờ các vạch chia vì vậy mà khi đong các chất lỏng thường không chính xác. Để khắc phục tình trạng trên hãy nêu phương án sửa chữa để ống đong có thể sử dụng một cách khá chính xác với các ĐCNN:
a. 5ml
b. 2ml

3.11. Trên các chai đựng rượu người ta thường ghi 650ml. Hỏi khi ta rót đầy rượu vào chai thì lượng rượu đó có chính xác là 650ml không?

3.12. Trên các lon bia có ghi “333 ml ” con số đó có ý nghĩa gì?

3.13. Hình bên có ba bình thủy tinh, trong đó
có hai bình đều đựng 1l nước. Hỏi khi dùng
bình 1 và bình 2 để chia độ cho bình 3 dùng
bình nào để chia độ sẽ chính xác hơn? Tại sao?




Link tải:
u9GX845TX3Jfas2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status