Côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại lúa - pdf 22

Chia sẻ cho ae Ket-noi
Tên tài liệu : Côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee hại lúa ở huyện Nghi Lộc, vụ xuân năm 2010 / Đoàn Văn Tài; Ng.hd. PGS. TS. Trần Ngọc Lân. - Nghệ An: Đại học Vinh , 2010. - 93 tr. ; 27 cm. + Thu qua USB vie - 595.7/ ĐT 1291c/ 10
Thể loại: Luận Án - Luận văn
Năm : 2010


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
Danh mục chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu ong ký sinh sâu
cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis Guenee hại lúa 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG I.: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Đa dạng sinh học và cân bằng tự nhiên 4
1.1.2. Cấu trúc và tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp 8
1.1.3. Biến động số lượng côn trùng 12
1.2. Cơ sở thực tiển của đề tài 16
1.2.1. Tình hình nghiên trên thế giới 19
1.2.1.1 Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ 19
1.2.1. 2 Nghiêu cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ 20
1.2.1.3. Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ 20
1.2.1.4 Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 23
1.2.2.1 Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ 23
1.2.2.2 Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ 24
1.2.2.3. Nghiên cứu về ký chủ sâu cuốn lá nhỏ 25
1.2.2.4. Nghiên cứu thành phần sâu cuốn lá nhỏ 26
1.2.2.5. Nghiên cứu về thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ 26
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 29



CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2. 1. Nội dung nghiên cứu 30
2.2. Đối tương nghiên cứu 30
2. 3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 30
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu côn trùng ký sinh sâu cuốn lá 30
2.4.2. Phương pháp xử lý, bảo quản mẫu vật 31
2.4.3. Phương pháp định 1oại ong ký sinh 31
2.4.4. Phương pháp tính chỉ số đa dạng của tập hợp ong ký sinh 32
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.5. Hoá chất, thiết bị, công cụ 34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis
medinalis Guenee 35
3.1.1 Đặc điểm hình thái và các pha phát triển sâu cuốn lá nhỏ 35
3.1.2. Khả năng sống sót của sâu non cuốn lá nhỏ C. medinalis 39
3.1.3. Sự xuất hiện và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 41
3.2. Tập hợp côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis
medinalis Guenee 42
3.2.1. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ 42
3.2.2. Vị trí số lượng và chất lượng của các loài ký sinh 45
3.2.3. Chất lượng ký sinh ở các pha phát triển của sâu cuốn lá nhỏ 45
3.2.4. Tính đa dạng ở bậc họ của tập hợp côn trùng ký sinh sâu cuốn lá
nhỏ hại lúa 47
3.3. Mối quan hệ của tập hợp côn trùng ký sinh và sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocsis medinalis Guenee 48
3.3.1. Mối quan hệ của tập hợp côn trùng ký sinh và sâu non cuốn lá nhỏ 48
3.3.2. Mối quan hệ của loài côn trùng ký sinh nhộng và nhộng sâu cuốn lá lúa 50
3.3.3. Mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh với các lứa tuổi khác nhau của
sâu non sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 52
3.3.4. Mối quan hệ giữa các loài côn trùng ký sinh chính với sâu cuốn lá nhỏ. 53
3.4. Đặc điểm sinh học sinh thái của loài ong Goniozus hanoiensis ngoại ký
sinh sâu non sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis Guenee 56
3.4.1. Đặc điểm hình thái và các pha phát triển của ong Goniozus hanoiensis 56
3.4.2. Tập tính giao phối và tập tính đẻ trứng của ong Goniozus hanoiensis 58
3.4.3. Sự thích hợp của tuổi sâu non sâu cuốn lá nhỏ 60
3.4.4. Đặc điểm ký sinh ngoài của ong Goniozus hanoiensis 61
3.4.5. Tỷ lệ vũ hoá của ong Goniozus hanoiensis ngoài đồng ruộng 63
3.4.6. Tỷ lệ giới tính của ong Goniozus hanoiensis ngoài đồng ruộng. 64
3.5. Mô tả một số loài ong thuộc họ Eulophidae và họ Pteromalidae ký
sinh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Nghệ an. 65
3.5.1. Họ Eulophidae 65
3.5.1.1. Đặc điểm hình thái loài Elasmus sp1. 67
3.5.1.2. Đặc điểm hình thái loài Elasmus sp2 71
3.5.2. Họ Pteromalidae 74
3.5.2. 1. Một số đặc điểm họ ong ký sinh Pteromalidae 74
3.5.2.2. Đặc điểm hình thái Trichomalopsis anpanteloctena Crawford 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ từ năm 1997-2006 20 (Số liệu
tổng kết các tỉnh phía Bắc) 18
Bảng 3.1 . Khả năng sống sót của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 40
Bảng 3.2. Diễn biến mật độ các pha phát triển của sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocsis medinalis Guenee qua các thời kì sinh trưởng
của cây lúa tại Nghi Lộc - Nghệ An, vụ xuân năm 2010 42
Bảng 3.3. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocsis
medinalis Guenee) hại lúa ở Nghi Lộc -Nghệ An, năm 2010 44
Bảng 3.4. Vị trí số lượng và chất lượng các loài côn trùng ký sinh sâu cuốn
lá nhỏ ( C. medinalis ) hại lúa ở Nghi Lộc - Nghệ an, vụ xuân năm
2010 45
Bảng3.5. Vị trí chất lượng của các loài côn trùng ký sinh ở các giai đoạn
phát dục của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 46
Bảng 3.6. Tính đa dạng ở bậc họ của tập hợp ký sinh 47
Bảng 3.7. Mối quan hệ côn trùng ký sinh và mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ. 49
Bảng 3.8. Mối quan hệ của côn trùng ký sinh nhộng và nhộng sâu cuốn lá nhỏ. 51
Bảng. 3.9. Mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh với các lứa tuổi của sâu
non sâu cuốn lá 52
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa các loài ký sinh chính với sâu cuốn lá nhỏ 55
Bảng 3.11. Số lượng trứng ong ngoại ký sinh G.hanoiensis ký sinh ở các
tuổi khác nhau của sâu non sâu cuốn lá nhỏ 60
Bảng 3.12. Số lượng trứng ong G. hanoiensis ký sinh 62
Bảng 3.13. Tỷ lệ vũ hoá của ong G.niozus hanoiensis ngoài đồng ruộng 63
Bảng 3.14. Tỷ lệ giới tính của ong G.hanoiensis ngoài đồng ruộng 64

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các kiểu tổ chức dinh dưỡng khác nhau của sinh quần khi có ba
mức trong tháp dinh dưỡng. Mỗi vòng tương ứng với một loài,
đường nối hai vòng biểu thị loài ở mức cao hơn là thức ăn cho
loài ở mức thấp hơn (Theo Watt K., 1976) 7
Hình 1.2. Cấu trúc của sinh quần hệ sinh thái đồng ruộng 9
Hình 1.3. Sơ đồ chung về tác động của các yếu tố lên quần thể côn
trùng (Theo Victorov, 1976) (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995)[24] 11
Hình 1.4. Vùng tác động của các nhóm thiên địch đối với sâu hại 14
Hình 1.5. Sơ đồ biểu thị diễn biến mật độ quần thể của 2 loài 15
Hình 3.1. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis 35
Hình 3.2. Sâu non tuổi 3 sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis 36
Hình 3.3. U lồi của các phiến lông sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis
medinalis 37
Hình 3.4. Sâu non tuổi 5 sâu cuốn lá nhỏ C. Medinalis 37
Hình 3.5. Nhộng của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 38
Hình 3.6. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 39
Hình 3.7. Khả năng sống sót của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 41
Hình 3.8. Diễn biến mật độ của các phát triển sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 43
Hình 3.9. Vị trí chất lượng ký sinh ở các pha phát triển khác nhau. 47
Hình 3.10. Mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh với diễn biến mật độ
sâu cuốn lá nhỏ 50
Hình 3.11. Mối quan hệ côn trùng ký sinh nhộng và mật độ nhộng 51
Hình 3.12. Tỷ lệ ký sinh ở các lứa tuổi khác nhau của sâu cuốn lá 53
Hình 3.13. Mối quan hệ giữa các loài ký sinh chính trong tập hợp với
diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 55
Hình 3.14. Các giai đoạn phát triển của ong ngoại ký sinh Goniozus
hanoiensis 57
Hình 3.15. Tập tính giao phối của ong ngoại ký sinh G. hanoiensis 58
Hình 3.16. Tập tính ký sinh của ong ngoại ký sinh G.hanoiensis 59
Hình 3.17. Số trứng ong G. hanoiensis ký sinh ở các tuổi của sâu cuốn lá nhỏ 61
Hình 3.18. Số lượng trứng ong G.hanoiensis ký sinh trên đốt thân sâu
non sâu cuốn lá nhỏ 62
Hình 3.19. Tỷ lệ vũ hoá của ong G. hanoiensis ngoài đồng ruộng 64
Hình 3. 20. Tỷ lệ giới tính của ong G.hanoiensis ngoài đồng ruộng 65
Hình 3.21. Đặc điểm hình thái của họ ong ký sinh Eulophidae 66
Hình 3.22. Đặc điểm hình thái ong Elasmus sp1 70
Hình 3.23. Đặc điểm hình thái ong Elasmus sp2 73
Hình 3.24. Đặc điểm hình thái họ ong ký sinh Pteromalidae 74
Hình 3. 25. Đặc điểm hình thái ong ký sinh Trichomalopsis apentelotena 76

CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
DDSH Đa dạng sinh học
GĐPT Giai đoạn phát triển
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
KS Ký sinh
SN ( SNT) Sâu non ( sâu non tuổi: i = 1,2,...)
TB Trung bình



MỞ ĐẦU
1.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu ong ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis Guenee hại lúa
Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc Châu Á. Đối với người dân Việt Nam trồng lúa là một nghề truyền thống từ rất xa xưa, có lẽ khi người Việt cổ xưa bắt đầu công việc trồng trọt thì cây lúa đã được quan tâm đầu tiên. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích luỹ và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của dân tộc. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới.
Lúa gạo là loại lương thực chính của người dân Châu Á, cũng như bắp của người dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hay lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên có thể nói, trên khắp thế giới, ở đâu cũng có người dùng đến lúa gạo hay các sản phẩm từ lúa gạo. Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính. Trên thế giới có hơn 110 quốc gia sản xuất và tiêu thụ gạo với mức độ khác nhau [13]. Đối với Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Ai Cập lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không phải chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn thu ngoại tệ để đổi lấy thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Việt Nam đứng vào nhóm 20 nước có năng suất cao, đặc biệt là vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón và bảo vệ thực vật. Đồng thời Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới hiện nay với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 4 triệu tấn/năm. (FAO, 2006)
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng chứa nhiều Protein, chất béo, khoáng chất và vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.
Cách mạng xanh trong nông nghiệp Việt Nam mấy chục năm qua gắn liền với việc thay đổi cơ cấu mùa vụ và mở rộng ngày càng nhiều các giống nhập nội từ Viện lúa quốc tế và Trung Quốc. Sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện hệ thống canh tác lúa với những đặc trưng là giống lúa cải tiến, phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc về sinh thái đồng ruộng. Một số loài trước đây gây hại đáng kể, nhiều năm gây hại nghiêm trọng, song hơn 10 năm trở lại đây có thể coi chúng không còn là dịch hại nữa như sâu gai (Dicladispa armigera), sâu cắn ghé (Mythimna separata). Trong khi đó một số loài trước đây là dịch hại thứ yếu, thì trong 20 năm trở lại đây đã trở thành loại dịch hại chủ yếu, trong đó có sâu cuốn lá loại nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee).
Sâu cuốn lá nhỏ trong những năm gần đây thường có diện tích bị nhiễm nặng cao nhất trong các loài dịch hại lúa, diện tích bị nhiễm nặng hàng năm từ hàng trăm nghìn ha, mật độ sâu non nhiều nơi lên tới hàng trăm con/m2.
Việc sử dụng thường xuyên liên tục thuốc bảo vệ thực vật với lượng lớn đã làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt nó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và vật nuôi. Để khắc phục những hạn chế trên việc nghiên cứu mối quan hệ cây lúa – sâu hại và thiên địch đặc biệt là các loài côn trùng ký sinh của chúng là việc cần được quan tâm thường xuyên và lâu dài nhằm góp phần duy trì cân bằng sinh thái, hạn chế sự bùng phát số lượng của một số sâu hại gây ra.
Chính vì vậy, đi sâu nghiên cứu về sâu cuốn là nhỏ và côn trùng ký sinh của chúng là việc làm cần thiết, góp phần tích cực cho công tác dự tính, dự báo cũng như công tác chỉ đạo bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra những khuyến cáo cho người nông dân trong việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời để đóng góp những dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu hại lúa, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocroccis medinalis Guenee hại lúa ở huyện Nghi lộc, vụ xuân năm 2010”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
(1) Nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee nhằm hiểu biết về mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh và vật chủ của chúng trong tự nhiên.
(2) Cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc sử dụng thiên địch tự nhiên trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thành phần loài và đa dạng sinh học côn trùng ký sinh và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một loài ong ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis Guenee.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học về thành phần loài và đa dạng sinh học côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocsis medinalis Guenee.
Đặc điểm hình thái của một số loài ong ký sinh sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Nghệ An.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở hiểu biết về thành phần loài và đa dạng sinh học côn trùng ký sinh sâu cuốn lá nhỏ, để bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên, khích lệ sự hoạt động của chúng hạn chế sự phát triển của sâu hại.

CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đa dạng sinh học và cân bằng tự nhiên
* Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học nông nghiệp gắn với tính ổn định của sinh quần nông nghiệp và liên quan với năng suất của cây trồng thông qua mối quan hệ thiên địch – sâu hại. Côn trùng ký sinh là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc điều hoà số lượng quần thể dịch hại, chúng góp phần khống chế cho dịch hại phát triển ở mức duy trì như những mắt xích trong mạng lưới thức ăn. Sự vắng mặt của lực lượng này là một trong những yếu tố quan trọng làm cho sâu hại gia tăng về mặt số lượng và dễ phát sinh thành dịch. Việc xác định thành phần côn trùng thiên địch là cơ sở cho bảo vệ và tăng cường hoạt động của chúng trong biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại. Hiện nay, đây đang là biện pháp quan trọng trong chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây trồng (IPM).
Việc nghiên cứu ĐDSH và bảo vệ ĐDSH là vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng cụm từ “đa dạng sinh học” còn rất nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo Odum (1975), tỷ lệ giữa số lượng loài và “các chỉ số phong phú” (số lượng, sinh khối, năng suất...) gọi là chỉ số đa dạng về loài. Sự đa dạng về loài thường không lớn trong “các hệ sinh thái bị giới hạn bởi các yếu tố vật lý”, nghĩa là trong các hệ sinh thái bị phụ thuộc rất nhiều các yếu tố giới hạn vật lý - hoá học và rất lớn trong các hệ sinh thái bị khống chế bởi các yếu tố sinh học. Sự đa dạng có quan hệ trực tiếp với tính ổn định, song không biết được là đến mức độ nào thì quan hệ đó là nguyên nhân - kết quả (Odum E. P., 1975).
Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, 1989) định nghĩa: “đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong đó các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH được xác định theo 3 mức độ: ĐDSH ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực vật, động vật và các loài nấm; ở mức độ phân tử ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể; ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
ĐDSH là một khái niệm chỉ tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và những hệ sinh thái mà sinh vật là một bộ phận cấu thành. Đó là một thuật ngữ bao trùm đối với mức độ biến đổi cả thiên nhiên, gồm cả số lượng và tần suất xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài hay gen trong một tập hợp đã biết.
Tuỳ theo các điều kiện cụ thể về khu vực nghiên cứu, số lượng và chất lượng mẫu, có thể sử dụng các chỉ số ĐDSH sau: chỉ số đa dạng Fisher, chỉ số phong phú Margalef, chỉ số Shannon - Weiner, chỉ số Jaccar - Sorenxen. Trong các chỉ số trên thì chỉ số Shannon - Weiner và Margalef được sử dụng rộng rãi hơn cả trong quá trình đánh giá mức độ ĐDSH loài.
* Cân bằng tự nhiên
Cân bằng tự nhiên là khuynh hướng tự nhiên của các quần thể thực vật và động vật không giảm tới mức biến mất và cũng không tăng tới mức vô tận. Khuynh hướng này được hình thành nhờ các quá trình điều hoà tự nhiên trong một môi trường không bị phá vỡ. Quần xã sinh vật tồn tại thời gian dài, từng cá thể bị thay thế nh¬ưng cả hệ thống quần xã vẫn sinh tồn. Trong tự nhiên các quần xã sinh vật có tư¬ơng quan số l¬ượng giữa các loài phù hợp với nhu cầu mỗi loài và tạo nên phức hợp tự nhiên, đó là biểu hiện của mối cân bằng sinh học và là cân bằng động.
Mối quan hệ dinh d¬ưỡng thông qua chuỗi thức ăn và l¬ưới thức ăn đã tạo nên quan hệ đối kháng và hỗ trợ trong sinh quần. Trong thế giới sinh vật, mỗi loài sinh vật đều có một vị trí sinh thái, vai trò riêng tạo nên sự đa dạng cho hệ sinh thái. Đối với dịch hại cũng vậy, chúng là mắt xích trong mạng lưới dinh dưỡng của quần xã trong đó có các loài thiên địch - các sinh vật có ích. IPhần mềm được tiến hành theo nguyên tắc sinh thái là sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để giữ cho quần thể dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế.


Link download cho anh em:
TulJ1AinuMc668q

Thank mình nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status