Báo cáo Thực tập tại công ty may 10 - pdf 22

CHƯƠNG I
SỰ XUẤT HIỆN NGÀNH MAY

Từ thời nguyên thuỷ, trang phục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cuộc sống loài người. Qua những phát hiện của khảo cổ học cho thấy thời đại đồ đá con người đã biết tạo và sử dụng trang phục. Nguyên nhân xuất hiện trang phục là do nhu cầu cần thiết bảo vệ cơ thể con người trước những tác động có hại của thiên nhiên khắc nghiệt như khí hậu, môi trường…
Trang phục thời nguyên thuỷ chưa có một hình dáng cụ thể. Nguyên liệu chủ yếu chỉ là da thú, vỏ cây, lá cây…
Theo sát cùng quá trình phát triển của con người, trang phục cũng được cải tạo, sáng chế. Từ những vật liệu chủ yếu trong thiên nhiên con người đã biết kết nối, đan bện chúng lại thành những tấm lớn quấn quanh cơ thể. Con người đã biết kết sợi, đan thành áo và guồng sợi ra đời. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, con người đã phát minh ra máy dệt. Nghề dệt càng phát triển thì con người càng biết cách sáng tạo ra nhiều kiểu trang phục lạ, đẹp mắt…Đó chính là những cải biến lớn về kiểu dáng, màu sắc…Nghành may bắt đầu xuất hiện.
Từng thời kỳ phát triển của xã hội khác nhau trang phục cũng phát triển theo xu hướng khác nhau. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, đẳng cấp xã hội, lứa tuổi cũng đã có những chọn lựa trang phục riêng biệt.
Văn hoá, kỹ thuật ngày càng phát triển, sự thay thế chế độ cũ bằng chế độ mới cũng làm trang phục thay đổi theo. Con nguời của chế độ cũ chỉ được mặc trang phục theo quy định đẳng cấp thì ngày nay sự tự do hoá và đa dạng hóa về trang phục đã nói lên sự phát triển về mặt trình độ và nhận thức tiến bộ của con người. Ngành may mặc vì thế cũng lớn mạnh theo.
Xã hội ngày càng phát triển, trang phục đã trở thành đối tượng của mỹ thuật. Quần áo không những là để bảo vệ cơ thể mà còn làm tăng vẻ đẹp của con người. Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người, ngành may mặc cũng thay đổi để thích nghi theo. Từ những xưởng may nhỏ, thô sơ, công nghiệp lạc hậu ngành may đã lớn mạnh thành những xưởng may lớn với hàng ngàn công nhân, thiết bị hiện đại…Nhiều phương pháp khoa học đã được thiết lập mang tính khoa học cao, tính chuyên môn hoá đem lại năng suất chất lượng ngày một tăng. Ở một số nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… ngành may đã trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chính trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với Việt Nam, ngành may mặc là một ngành còn rất non trẻ.
Từ thời phong kiến, ngành may mặc phát triển cầm chừng, trang phục đẹp chủ yếu phục vụ cho tầng lớp vua, quan, địa chủ, nhà giàu. Vải trên thị trường chủ yếu là lụa và satanh đen sần sùi, dệt bằng tay. Trải qua các thời điểm lịch sử, trang phục người Việt biến đổi lúc nhanh lúc chậm với những nét độc đáo riêng mang đậm phong cách dân tộc. Song nhìn chung sự biến đổi trang phục Việt Nam cũng theo dòng phát triển trang phục thế giới.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, ngành may đã có những bước phát triển theo sau ngành dệt. Máy may bắt đầu xuất hiện nhưng số lượng nhỏ và riêng lẻ, mang tính chất cá nhân. Người may đo là chủ yếu.
Từ năm 1945 đến 1954, ngành may mặc bắt đầu được chú ý nhưng gặp nhiều khó khăn do tính xã hội.
Từ năm 1954 đến 1975, Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, ngành may mặc được đầu tư phát triển thành những hợp tác xã và đã ra đời những xí nghiệp may. Miền Nam Việt Nam ngành may mặc phát triển mạnh và Âu hóa nhưng vẫn còn mang tính chất cá nhân và những nhóm người may trang phục theo xu hướng.
Sau 1975 đến 1986, do ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế thị trường và cơ chế quản lý cũ kỷ cộng với trang thiết bị cùng kiệt nàn và lạc hậu nên thời kỳ đầu ngành công nghiệp may Việt Nam phát triển chậm. Trải qua những bước thăng trầm, ngành công nghiệp may Việt Nam đã có những bước phát triển cả vể bề rộng lẫn chiều sâu.
Từ 1986 đến nay, với những chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp may đã tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng…nhằm đưa ngành công nghiệp may mặc Việt Nam phát triển tiến kịp các nước phát triển trên thế giới cũng như khu vực.
Những năm của thập kỷ 90, ngành may mặc của ta đã thu được những kết quả đáng mừng chuyển hướng kịp thời với nền kinh tế thị trường, không những duy trì được sản xuất mà còn phát triển với nhịp độ cao. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều với công tác đầu tư đổi mới thiết bị đáp ứng nhu cầu hàng may sẳn có chất lượng cao, phong phú về kiểu dáng, mẩu mốt để phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến nay, hơn 95% thiết bị cuả ngành may đã được đổi mới. Các cơ sở may xuất khẩu nhìn chung đều sử dụng thiết bị của Nhật, Đức… đã có một số dây chuyền đồng bộ để may sơ mi ở các công ty như: May 10, May Thăng Long, May Việt Tiến… Dây chuyền may quần âu như: May Nhà Bè, may Hai, May Việt Thắng…
Bước sang thế kỷ 21, ngành dệt may Việt Nam có những chuyển mình rõ rệt hơn, nhiều cơ hội lớn đang đến và nhiều thách thức không nhỏ.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2004:
Xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan 3 tháng đầu năm tăng khá: Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan trong tháng 3/2004 ước đạt gần 17,5 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ 2003.
Nga: Xuất khẩu sang thị trường Nga 3 tháng đầu năm tăng khá, tăng 14,24%. Xuất khẩu áo thun và áo thể thao tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo Jackét, áo khoác và áo sơ mi lại giảm.
Cộng hoà Séc: Do sắp gia nhập EU vào ngày 1/5 nên xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Cộng hoà Séc đã tăng rất mạnh, tăng tới 88,9% so với cùng kỳ năm 2003, đạt trên 8,7 triệu USD. Trong đó, tăng mạnh là các mặt hàng áo thun, quần, quần áo sợi acrylic, áo Jackét … trong khi đó, xuất khẩu áo sơ mi lại giảm. Dự báo, sau 1/5 xuất khẩu hàng dệt may sang Cộng hoà Séc và 9 nước khác mới gia nhập EU sẻ giảm mạnh.
Australia: Xuất khẩu hàng dệt may 3 tháng đầu năm sang Australia giảm mạnh( giảm 35,22% ) mặc dù kinh tế nước này phục hồi mạnh và đồng Đôla Australia tăng giá.
Ba Lan: Xuất khẩu hàng dệt may sang Ba Lan tăng khá, tăng 18,71%. Trong đó, xuất khẩu quần soóc, quần lửng và găng tay tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo thun và áo sơ mi lại giảm….

Theo đà phát triển của ngành dệt may trong nước, đã có rất nhiều Công ty may thành công trong quá trình gia công hàng xuất khẩu, trong số đó phải kể đến Công ty cổ phần may Hồ Gươm. Công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.


Link download cho anh em
NuBMf4r0UTS9tb0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status