Nghiên cứu công nghệ nhân sinh khối chế phẩm nấm công trùng Beauveria bassiana để phòng trừ rệp sáp hại cà phê - pdf 22

Tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cà phê thuộc họ Thiên thảo (Rubiaceae), là mặt hàng lớn thứ hai của
các nước đang phát triển, chỉ sau dầu mỏ và hiện đang có mặt ở tất cả các châu
lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của tổ chức Cà phê thế giới (ICO),
nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu,
chưa qua chế biến sâu. Vì vậy mà người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết
nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam. Theo số liệu thống kê,
tính đến tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn
tấn, giảm 22% so với cùng kì năm trước, trị giá là 483 triệu USD. Như vậy,
lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2010 đạt mức thấp
nhất so với cùng kì 3 năm trở lại đây. Nhận thấy ngành cà phê Việt Nam đang
đứng trước các thử thách là suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
như: Chất lượng sản phẩm chế biến còn nhiều điểm bị khách hàng chê trách. Một
trong những lí do dẫn đến yếu kém nêu trên là: Diện tích cà phê phát triển với
tốc độ quá nhanh trong khi cơ sở phục vụ sản xuất chưa phát triển tương xứng.
Ngoài ra do mở rộng diện tích cà phê nhanh chóng đã có nhiều các dịch hại cà
phê phát triển nhanh, với nhiều chủng loài, mức độ và tỷ lệ gây hại ngày càng
lớn. Để phòng trừ dịch hại, hạn chế những thiệt hại do dịch hại gây nên giúp làm
tăng năng suất và chất lượng nông sản, người nông dân áp dụng nhiều biện pháp
BVTV khác nhau như biện pháp thủ công, canh tác, vật lí, hóa học chủ yếu vẫn
dựa vào thuốc hóa học, liều lượng và số lần phun năm sau cao hơn năm trước,
việc làm đó đã dẫn đến nhiều vấn đề mới nảy sinh, rất phức tạp và không thể giải
quyết được, như nhiễm độc môi trường, nhiều loại sâu hại mới phát triển tái phát
với mức độ trầm trọng hơn sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc hóa học. Chỉ
tính riêng vùng cà phê Đắk Lắk hàng năm có hàng chục ngàn ha bị hại do rệp

sáp. Rệp sáp hại tất cả các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây cà phê.
Nhiều diện tích cà phê khi nở hoa đậu quả bị nhiễm rệp sáp làm rụng hết quả.
Bởi vậy việc áp dụng biện pháp phi hóa học để trừ dịch hại nói chung và nấm
gây bệnh cây trồng nói riêng nhằm khắc phục các nhược điểm của biện pháp hóa
học và đáp ứng yêu cầu nông nghiệp sạch là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp tổng hợp đã đáp ứng được yêu cầu trên trong
đó thuốc trừ sâu sinh học có ưu điểm đó là:
- Không gây độc hại tới người, vật nuôi và môi trường
- Không làm mất đi khu hệ sinh vật và kí sinh tự nhiên có lợi cho con người
- Thuốc trừ sâu sinh học có thể tích lũy và gây chết cho thế hệ sau hại ở lứa sau.
Với đặc thù của vườn cà phê là cây trồng lâu năm, có tán lá xum xuê, đây là điều
kiện thuận lợi để nấm kí sinh côn trùng tồn tại và phát tán. Trước thực trạng trên,
chúng tui thiết nghĩ cần tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu công nghệ nhân sinh khối chế phẩm nấm công trùng Beauveria
bassiana để phòng trừ rệp sáp hại cà phê”
2. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến sự sinh trưởng
phát triển của nấm Beauveria bassiana trên môi trường nhân tạo.
- Tìm hiểu khả năng phân giải cơ chất các enzym ngoại bào của nấm
Beauveria bassiana được nuôi cấy trên các môi trường khác nhau.
- Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana đối với rệp sáp hại cà
phê trong nhà lưới
3. Yêu cầu
- Tìm ra môi trường nuôi cấy thích hợp cho nấm Beauveria bassiana sinh
trưởng phát triển.
- Xác định ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của
nấm Beauveria bassiana
- Đánh giá khả năng phân giải cơ chất của enzym ngoại bào của nấm
Beauveria bassiana
- Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana đối với rệp sáp
hại cà phê trong phòng thí nghiệm


b6qYAYYVza73Y11
Nhớ thank
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status