Nghiên cứu tách và xác định cấu trúc của một số hợp chất từ vỏ cây ngũ gia bì chân chim (schefflera octophylla (lour.) - pdf 22

Tải miễn phí luận văn thạc sĩ
Nghiên cứu tách và xác định cấu trúc của một số hợp chất từ vỏ cây ngũ gia bì chân chim (schefflera octophylla (lour.) harms) ở Nghệ An
Trần Thị Tuyến. - Nghệ An: Đại học Vinh , 2008. - 92 tr. ; 19 x 27 cm. + Thu qua USB vie - 547/ TT 968n/ 08

Mục lục

Lời Thank
Bảng ký hiệu viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục các hình
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 1: tổng quan
1. Họ Nhân sâm 3
1.1. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm (Araliaceae) 3
1.2. Một số chi thuộc họ Nhân sâm hay họ Ngũ gia bì (Araliaceae) 3
1.2.1. Chi Schefflera 3
1.2.2. Chi Polyscias 4
1.2.3. Chi Acantho Panax 4
1.2.3. Chi Aralia 4
1.2.5. Chi Panax 4
1.3. Một số cây thuộc họ Nhân sâm 4
1.3.1. Cây ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatum Seen) 4
1.3.2. Cây nhân sâm (Panax ginseeng C. A. Mey. (P. schinseng Nees.)) 5
1.3.3. Sâm ngọc linh (Panax vietnammensis Hà et Grushv) 6
1.3.4. Cây tam thất (Panax noto – gisneng(Burk ). F. H. Chen 6
1.3.5. Cây đinh lăng (Polysciasi fruticosa(Lour.) Harms) 7
1.3.6. Cây đơn châu chấu (Panax armatum Wall) 7
1.3.7. Cây ngũ gia bì hương (A. Trifoliatus) 8
1.3.8. Cây đáng 8
1.3.9. Cây răng 8
1.3.10. Cây thôi hoang (Trewetia palmata Vis) 8
1.4. Đối tượng nghiên cứu là vỏ thân cây ngũ gia bì chân chim 9
1.4.1. Về mặt thực vật học 9
1.4.2. Một số nghiên cứu về thành phần hoá học của cây ngũ gia bì
chân chim 10
1.4.3. Tác dụng dược lý 19
1.4.4. Công dụng và liều dùng 20
Chương 2: phương pháp nghiên cứu 21
2.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu 21
2.2. Phương pháp phân tách, phân lập hỗn hợp các chất 21
2.3. Phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất 21
Chương 3: thực nghiệm………………………………………………22
3.1. Hoá chất và thiết bị 22
3.1.1. Hoá chất 22
3.1.2. Thiết bị 22
3.2 . Thực nghiệm 22
3.2.1. Thu lấy mẫu và xử lý mẫu 22
3.2.2. Xử lý cao và phương pháp tách chất 23
Chương 4: KếT QUả Và THảO LUậN 25
4.1. xác định cấu trúc của hợp chất A 25
4.1.1. Phổ khối lượng (ESI - MS) 25
4.1.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H - NMR 25
4.1.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C - NMR 26
4.1.4. Phổ DEPT 26
4.2. xác định cấu trúc của hợp chất B 43
4.2.1. Phổ khối lượng (ESI - MS) 43
4.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H - NMR 43
4.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C - NMR 43
4.2.4. Phổ DEPT 44
kết luận 58
tàI liệu tham khảo 59
phụ lục 61
1. phổ COSYGP, HSQC, HMBC của hợp chất A
2. phổ khối lượng, COSYGP, HSQC, HMBC của hợp chất B

Lời cảm ơn

Bản luận văn này được hoàn thành Bộ môn Hoá Hữu Cơ - Khoa Hoá học- Trường Đại học Vinh, Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tui xin trân trọng cảm ơn:
- PGS.TS.NGƯT. Lê Văn Hạc - Bộ môn Hoá hữu cơ - Khoa Hoá - Trường Đại học Vinh đ• giao đề tài, trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- PGS.TS. Hoàng Văn Lựu - Bộ môn Hoá hữu cơ - Khoa Hoá - Trường Đại học Vinh đ• đọc và góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
- PGS.TS. Đinh Xuân Định - Bộ môn Hoá lý - Khoa Hoá - Trường Đại học Vinh đ• góp nhiều ý kiến cho luận văn.
- Th.S. Đặng Vũ Lương - Phòng cộng hưởng từ hạt nhân - Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đ• giúp đỡ ghi phổ, cung cấp tư liệu tham khảo và góp ý kiến về các phổ liên quan trong luận văn.
Đồng thời nhân dịp này, tui cũng xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Hoá, Khoa sau Đại học, Trường Đại học Vinh cùng toàn thể các anh chị, bạn bè, gia đình và người thân đ• động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tui hoàn thành bản luận văn này.

Vinh, tháng 12 năm 2008

Trần Thị Tuyến



mở đầu

1. lý do chọn đề tài
Hoá học các hợp chất thiên nhiên nói chung và đặc biệt là hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học nói riêng đ• và đang đóng một vai trò rất to lớn trong đời sống của con người, nhiều hợp chất thiên nhiên được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, hương liệu và mỹ phẩm...
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm nên hệ thực vật rất đa dạng và phong phú. Hiện nay theo ước tính của các nhà thực vật học, ở Việt Nam có trên 12.000 loài, trong đó có khoảng 3.000 loài cây thuốc được sử dụng trong y học dân tộc và trên 600 loài cho tinh dầu, có khoảng trên 60% các loại thuốc đang được lưu hành hay đang trong giai đoạn thử nghiệm có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên, trong đó chủ yếu là từ cây thuốc [4].Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hoá học cũng như phân loại các cây thuốc và các loại tinh dầu có mục đích làm tốt hơn công tác điều tra nguồn tài nguyên thiên nhiên, để từ đó có kế hoạch sử dụng, bảo tồn và phát triển chúng một cách có hiệu quả nhất.
Cây ngũ gia bì chân chim thuộc họ Nhân sâm có các hoạt tính sinh học quý đ• được các Viện nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài như Nhật Bản, Ba Lan phối hợp nghiên cứu để chiết xuất nhiều chất dùng trong y học, có những tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa. Trong Đông y, ngũ gia bì là vị thuốc có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, có tác dụng tốt đến hệ thần kinh trung ương, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ. Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mạn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khoẻ...
Ngũ gia bì chân chim là cây thuốc quý, rẻ tiền, chữa được nhiều bệnh và chưa thấy có tác dụng phụ. Hiện nay ngũ gia bì chân chim còn được dùng làm những chậu cảnh bonsai đẹp. Chính vì vậy chúng tui chọn đề tài " Nghiên cứu tách và xác định cấu trúc của một số hợp chất từ vỏ cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour.) Harms) ở Nghệ An", nhằm góp phần đóng góp vào việc xác định thành phần hoá học của cây ngũ gia bì chân chim.
2. nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui có các nhiệm vụ:
- Thu thập thân cây ngũ gia bì chân chim.
- Tách vỏ thân cây và ngâm vỏ thân cây ngũ gia bì chân chim trong dung môi chọn lọc rồi chưng cất thu hồi dung môi, sau đó chiết phần cao đặc trong các dung môi thích hợp để được hỗn hợp các chất trong các dịch chiết tương ứng.
- Tách các hợp chất từ dịch chiết từ vỏ thân cây ngũ gia bì chân chim và xác định cấu trúc của hợp chất thu được bằng các phương pháp phổ hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dịch chiết từ vỏ thân cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour.) Harms) lấy tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.



Chương 1

Tổng quan

1. Họ Nhân sâm
1.1. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm (Araliaceae)
Họ Nhân sâm là họ tương đối lớn có gần 70 chi và 850 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, với ít thay mặt ở vùng ôn đới, chủ yếu là vùng Đông Nam Á, số lớn các chi và loài gặp ở Đông Nam Á, châu Úc và châu Mỹ.
Các cây thuộc họ Nhân sâm chủ yếu là cây gỗ nhỡ hay cây bụi, ít khi là cây thảo nhiều năm có thân rễ, lá thường mọc cách, ít khi đối, ít khi nguyên (Gtlibertia) thường lá chẻ chân vịt.
Hoa tập hợp thành tán đơn, các tán này lại tập hợp thành cụm hoa chùm, bông. Hoa nhỏ đều, lưỡng tính nhưng đôi khi do giảm trở thành hoa đơn tính. Đài có 5 lá đài phần dưới dính lại, phần trên dời thành 5 mảnh nhỏ.
Tràng có 5-10, ít khi 3 cánh hoa, rời và xếp xen kẽ với đài. Nhị bằng số cánh hoa và xen kẽ với cành, ít khi rất nhiều (40 ở Tupidanthus). Bao phấn mở dọc, màng hạt phân thành 3 rãnh lỗ, có khi 2 hay 4 rãnh lỗ. Bộ nhôy gồm 5-2 lá noãn dính lại với nhau làm thành bầu dưới, ít khi nửa dưới hay trên có số ô tương ứng với số lượng lá noãn hợp thành và trong mỗi ô có hai noãn, nhưng chỉ có 1 no•n phát triển thành hạt còn noãn kia không phát triển. Số lượng ô của bầu có thể ít hơn hay nhiều hơn. Vòi nhôy rời hay hoàn toàn dính lại với nhau một ít ở phần dưới, phần trên rời nhưng đôi khi vòi nhuỵ ngắn hay không có. Quả mọng hay quả hạch, ít khi là quả song huyền [4].
1.2. Một số chi thuộc họ Nhân sâm hay họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
1.2.1. Chi Schefflera
Chi này có 35 loài, gồm những cây mộc hay những cây gỗ nhỏ có lá kép chân vịt có trên 5 lá chét, cây không có gai, lá có cuống dài, các cuống lá chét bằng nhau, tròn, trơn tru, mép lá thường nguyên. Nhiều loài làm thuốc bổ mạch gân cốt, trừ phong, thấp khớp (S. Octophylla Harms, S. Tonkinensis,
R. Vig Spesvis, R. Vig. Snitidifolia Harms, S. Vietnamensic Grush, Et Skvoorts).
1.2.2. Chi Polyscias
Chi này gồm 5 loài, cũng như chi Aralia nhưng cây nhỏ, không gai, có lá chét sẻ sâu, cuống hoa có đốt. Rễ dùng làm thuốc tăng sức dẻo dai của cơ thể, tăng biên độ và tần số hô hấp [2].
1.2.3. Chi Acanthopanax
Chi này gồm có 5 loài, thường là cây nhỡ, thân trơn tru hay có gai nhọn, lá kép chân vịt 5-3 chét cuống lá chét ngắn, được sử dụng làm thuốc bổ máu, chữa phong thấp [2].
1.2.4. Chi Aralia
Chi Aralia gồm 12 loài, thường là cây nhỡ hay cây nhỏ mọc tựa, có lá kép lông chim và cây thường có gai nhọn. Cây cuống hay đơn chân chim (A. armata) (Wall Seem). Mọc trên các nương rẫy cũ đất còn tốt và ven rừng, có thân và rễ dùng làm thuốc [2].
1.2.5. Chi Panax
Chi Panax gồm 3 loài, đều là cây thảo sống nhiều năm mang 1 vòng, lá kép chân vịt. Loài quan trọng nhất là cây tam thất (Panax, Pseudoginseng Wall). Một cây thuốc quý có tác dụng cầm máu, bổ tì, trị suy nhược thần kinh.
1.3. Một số cây thuộc họ Nhân sâm
1.3.1. Cây ngũ gia bì (Acantho panax aculeatum Seem)
Cây nhỏ, nhiều gai, cao 2-3m, lá mọc so le, kép chân vịt, có 3-5 lá. Phiến lá chét hình bầu dục hay hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài 4-7cm. Hoa mọc thành hình tán ở đầu cành. Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 2,5mm khi chín có màu đen. Mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Sapa, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hoà Bình, Tuyên Quang, Quảng Châu - Trung Quốc. Cây làm thuốc trị đau bụng, có tác dụng mạnh gân cốt...[3]



https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4gxquKuwkuAI_29rx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status