Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế - pdf 22

Tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN v
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tổng quan về động vật hoang dã. 3
2.1.1. Khái niệm động vật hoang dã. 3
2.1.2. Vai trò của ĐVHD đối với đời sống con người. 3
1. Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm cho con người. 3
2. Động vật hoang dã cung cấp dược liệu cho con người. 3
3. Động vật hoang dã dùng làm cảnh. 4
4. Động vật hoang dã dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. 4
2.2. Tổng quan về tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD hiện nay. 4
2.2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD hiện nay. 4
1. Một số khái niệm trong gây nuôi động vật hoang dã. 4
2. Vai trò của việc gây nuôi động vật hoang dã. 5
3. Sơ lược tình hình gây nuôi ĐVHD và một số nghiên cứu phát triển gây nuôi trong nước. 5
2.2.2. Các mối đe dọa chính và tiềm tàng đối với ĐVHD. 6
2.3. Tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 10
2.4. Một số cơ sở pháp lý trong công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD. 12
CHƯƠNG 3: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội địa phương. 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 15
1. Vị trí địa lý. 15
2.Đặc điểm khí hậu. 17
3. Địa hình. 17
4. Nguồn nước. 18
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 19
1. Dân số và lao động. 19
2. Cơ sở hạ tầng. 20
CHƯƠNG 4: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 28
4.1. Mục tiêu đề tài. 28
4.1.1. Mục tiêu chung. 28
4.1.2. Mục tiêu cụ thể. 28
4.2. Nội dung nghiên cứu. 28
4.2.1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 28
4.2.2. Tìm hiểu các loài ĐVHD hiện đang bị săn bắn, mua bán, vận chuyển ở Thị xã Hương Trà. 28
4.2.3. Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 28
4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ ĐVHD tại địa phương. 29
4.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD trong những năm gần đây. 29
4.2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 29
4.3. Phương pháp nghiên cứu. 29
4.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. 29
4.3.2. Xử lý số liệu. 30
4.4. Phạm vi và giới hạn. 30
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
5.1. Tình hình rừng và đất rừng. 31
5.2. Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà. 32
5.2.1. Sơ đồ bộ máy của Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà. 32
5.2.2. Cơ cấu nhân sự của Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà. 32
5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 33
1. Chức năng. 33
2. Nhiệm vụ. 33
3. Quyền hạn. 34
5.2.4. Các bên có liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD. 34
1. Mục đích. 34
2. Nội dung phối hợp. 35
5.3. Công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD ở Hạt Kiểm lâm Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 35
5.3.1. Công tác nhân giống và nuôi dưỡng các loài ĐVHD. 35
1. Tình hình gây nuôi. 35
2.Công tác thông tin tuyên truyền. 36
3. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi, quản lý ĐVHD. 37
4. Công tác quản lý trại nuôi. 39
5. Kỹ thuật nuôi một số loài ĐVHD đang được áp dụng trên địa bàn. 41
5.3.2. Tình hình tuần tra, xử phạt các vụ mua bán, săn bắn ĐVHD trái phép. 53
1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. 53
2. Tình hình tuần tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ ĐVHD trên địa bàn trong những năm qua. 54
5.4. Các loại ĐVHD đang bị săn bắt, mua bán, vận chuyển trên địa bàn. 56
5.5. Những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ ĐVHD tại địa phương. 57
5.5.1. Những điều kiện thuận lợi. 57
5.5.2. Những khó khăn gặp phải. 57
a. Việc nhân giống, nuôi dưỡng các loại ĐVHD. 57
b. Về công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nạn buôn bán ĐVHD trái phép. 57
5.6. Đánh giá chung về công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD trong những năm gần đây. 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐVHD 61
6.1. Kết luận. 61
6.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD ở Hạt Kiểm lâm Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. 63
6.2.1. Việc nhân giống, nuôi dưỡng các loại ĐVHD. 63
6.2.2. Về công tác tuần tra, kiểm tra, xử phạt các vụ mua bán, săn bắn ĐVHD trái phép. 64
PHỤ LỤC 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bản đồ 3.1. Bảng đồ hành chính Thị xã Hương Trà 16
Bản đồ 3.2. Phân vùng sinh thái đầm phá Tam Giang, Cầu Hai 18
Biểu đồ 5.1. Diện tích đất rừng Thị xã Hương Trà 31
Biểu đồ 5.2. Biểu đồ chủ rừng Thị xã Hương Trà 31
Bảng 5.1. Bảng thống kế các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn Thị xã Hương Trà. 36
Bảng 5.2. Diện tích chuồng ở và nghỉ ngoài sân cho heo rừng. 42
Bảng 5.3. Khẩu phần ăn cho heo mang thai, heo nuôi con. 43
Bảng 5.4. Khẩu phần ăn hằng ngày theo từng giai đoạn của Nhím. 46
Bảng 3.1. Dân số Thị xã Hương Trà năm 2011 19
Bảng 5.5. Thống kê số vụ vi phạm về ĐVHD ở Thị xã Hương Trà 55
Bảng 5.6. Danh sách các loài ĐVHD đang bị săn bắt, mua bán, vận chuyển trên
địa bàn Thị xã Hương Trà 56



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
ĐVHD : Động vật hoang dã.
CITES : Công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp.
WWF : Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.
HĐND : Hội đồng nhân dân.
UBND : Ủy ban nhân dân.
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên.
SNV : Tổ chức phát triển Hà Lan.
QL : Quốc lộ.
WB : Ngân hàng Thế giới.
HTX : Hợp tác xã.
THCS : Trung học cơ sở.
THPT : Trung học phổ thông.
CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
BQL : Ban quản lý.
DN : Doanh nghiệp.
KLĐB : Kiểm lâm địa bàn.
KLCĐ : Kiểm lâm cơ động.
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng.
KL : Kiểm lâm.
VQG : Vườn Quốc gia.
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên.
IUCN : Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới.
BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực Đông Nam Á được thiên nhiên ưu đãi cho hệ sinh thái tài nguyên sinh vật với tiến trình tiến hoá lâu dài, trong môi trường địa lý đặc thù, nguồn tài nguyên thiên nhiên đó là tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Nước ta có mật độ dân số cao, một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề nông - lâm nghiệp với cách sản xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho hệ sinh thái đa dạng có nguy cơ suy thoái.
Năm 1993, Việt Nam ký Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học và việc ký Công ước này được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 10/1994. Để thực hiện những cam kết và trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/1995. Đây là văn bản có tính pháp lý và là cơ sở cho việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các ngành và đoàn thể.
Cùng thời gian trên, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về buôn bán các loài ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).
Như vậy, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế CITES và cũng đã ban hành các văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển ĐVHD.
Việc chăn nuôi ĐVHD quý hiếm, thông thường không vi phạm Công ước Quốc tế được Chính phủ Việt Nam khuyến khích cho phép nhân nuôi nhằm: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội về các sản phẩm ĐVHD. Nhu cầu chăn nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng là một vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời về đặc sản ĐVHD và đã góp phần giảm áp lực trong săn bắn, buôn bán ĐVHD và sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Nuôi ĐVHD còn là việc bảo tồn ngân hàng gen vô cùng quý giá, có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên, cũng là yếu tố cấu thành đa dạng sinh học.
Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng cao dẫn đến việc lạm dụng quá mức tài nguyên rừng đặc biệt là việc săn bắn, bẫy, giết mổ các loài động vật rừng trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài nguyên động vật. Đặc biệt trên địa bàn Hương Trà với các điểm nóng buôn bán ĐVHD như Bình Điền, Bình Thành, Hương Thọ ...
Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các loài ĐVHD thì yêu cầu thực tế đặt ra cần quản lý chặt chẽ việc săn bắn, buôn bán nguồn ĐVHD đồng thời cấp phép chăn nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐVHD đối với con người và các vấn đề đặt ra chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ động vật hoang dã ở Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về động vật hoang dã.
2.1.1. Khái niệm động vật hoang dã.
Là khái niệm chỉ các loài thuộc các lớp động vật khác nhau sống trong môi trường tự nhiên. [16]
Động vật hoang dã là những loài động vật có tập tính sinh sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Sống theo bản năng sẳn có của chúng.
2.1.2. Vai trò của ĐVHD đối với đời sống con người.
Động vật hoang dã có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với đời sống con người. Gía trị kinh tế của chúng tập trung vào một số nội dung sau:
1. Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm cho con người.
Từ lâu con người đã biết sử dụng các sản phẩm săn bắt, hái lượm thu được từ tự nhiên để làm nguồn thức ăn chính cho mình. Nhiều loài động vật đã được sử dụng làm thức ăn trong cuộc sống hàng ngày như gà rừng, heo rừng,… Có thể nói nguồn đạm động vật là không thể thiếu đối với con người. Ngày nay đời sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về loại thực phẩm này càng cao trong khi số lượng động vật hoang dã trong tự nhiên không còn nhiều thì con người đã thuần hóa, nuôi dưỡng qua nhiều một số loại động vật để tạo giống gia súc , gia cầm cho mình.
2. Động vật hoang dã cung cấp dược liệu cho con người.
Động vật hoang dã là nguồn dược phẩm độc đáo đã được khai thác sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị trường. Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với mục đích dược liệu (mật ong, mật gấu, nọc rắn, nhung hươu, cao khỉ, mỡ trăng,…) có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Có các chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hay động vật sống để tạo văcxin, hoocmon…

3. Động vật hoang dã dùng làm cảnh.
Một số động vật buôn bán trên thị trường hay được bẫy bắt là được dùng làm cảnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí của con người. Đặc biệt các loài chim hót hay như vẹt, sáo, yểng,… và các loài ăn thịt khác như cắt… nhiều vườn thú, vườn quốc gia dùng để phục vụ tham quan du lịch. Đặc biệt một số loài có thể biểu diễn múa, xiếc như khỉ, hổ.
4. Động vật hoang dã dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp.
Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau. Các loài thú và bò sát có thể cung cấp lông, da cho công nghiệp may mặc; các loài côn trùng cung cấp sáp như (ong, cánh kiến), tơ (tằm); một số loài thân mềm cung cấp các sản phẩm quý như ngọc trai,…
2.2. Tổng quan về tình hình quản lý và bảo vệ ĐVHD hiện nay.
2.2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD hiện nay.
1. Một số khái niệm trong gây nuôi động vật hoang dã.
Theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp chương Bảo tồn và quản lý ĐVHD:
• Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có sự kiểm soát của con người.
• Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp pháp.
• Thế hệ:
o Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong quá trình gây nuôi của con người. Trong đó có ít nhất bố hay mẹ có nguồn gốc tự nhiên.
o Thế hệ F2 hay kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra trong quá trình gây nuôi của con người mà bố, mẹ chúng là thế hệ F1.
• Trại nuôi động vật hoang dã:
o Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
o Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi con non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn cho ấp nở thành cá thể con trong môi trường có kiểm soát.



FXb9p0Zjg1Txa7y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status