Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay - pdf 23

Tải miễn phí đề tài Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Chế độ hưu trí là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia quan hệ lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và với thời gian bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Độ tuổi hưu trí và độ dài thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được pháp luật quy định khác nhau dựa trên cơ sở của điều kiện và mức độ lao động.
Con người ta rồi ai cũng phải già đi, cũng phải đến lúc không còn sức lao động nữa, cũng tức là không còn có thể tự kiếm tiền để nuôi sống chính bản thân mình. Thật là khó khăn vì không phải ai cũng có con cái đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc đủ những nhu cầu của cuộc sống, vì dù có già đi chăng nữa con người ta vẫn còn rất nhiều nhu cầu cần sử dụng tới tiền. Hơn nữa có những người không muốn sống lệ thuộc vào con cái để có thể tự do hưởng thụ tuổi già theo ý mình, như thế không gì hơn là họ có thể tự chủ về tài chính, và bảo hiểm hưu trí chính là một giải pháp tuyệt vời đối với tất cả. Chính vì ý nghĩa lớn và tầm quan trọng của bảo hiểm hưu trí mà chúng tui đi nghiên cứu đề tài “Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay”.









VẤN ĐỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I/ Phần pháp lí về chế độ hưu trí:
Các văn bản pháp luật:
Luật bảo hiểm xã hội 2006.
Nghị định 190/2007/ NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thông tư 02/2008/TT –BLĐTBXH ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nghị định 152/2006/ NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006.
Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH
Quyết định 815/ 2007 QĐ- BHXH về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành về nghề hay công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế văn hoá, xã hội (1966)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BHXH
1, Khái niệm chung
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hay mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,hết tuổi lao động hay chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội(khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006)
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người lao động phải tham gia.(khoản 2 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006).
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hìn bảo hiểm mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và cách đóng phù hợp với mức thu nập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội).
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không lien tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (khoản 5 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006)
2, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia BHXH
2.1, Quyền và trách nhiệm của người lao động được quy định tại điều 15, điều 16 . LBHXH 2006
Điều 15: Quyền của ng¬ười lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Ьược cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lư¬ơng h¬ưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời.
4. H¬ưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lư¬ơng hư¬u;
b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
5. Uỷ quyền cho ngư¬ời khác nhận lư¬ơng h¬ưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
6. Yêu cầu ngư¬ời sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này;
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của ng¬ười lao động
1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Nhận việc làm hay tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.



B16JhYPcws95is1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status