Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC - pdf 23

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC
Lời mở đầu
Hơn 17 năm đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo(1986-2003) chúng ta đa đạt được nhiêu thành tựu trên tát cả các lĩnh vực Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước các doanh nghiệp cũng không ngừng vươn lên từ chỗ thực hiện san xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước đặt ra, doanh nghiệp đã tự mình làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tạo vốn, tự lập chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm của công ty mình và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Có thể nói cơ chế thị trường đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, tạo cho danh nghiệp tính tự chủ trong khai thác cơ hội kinh doanh nhưng nó cũng đem đến không it những khó khăn.Vì thế muốn thu được lợi nhuận cao các công ty phải bằng mọi cách thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc tiếp cận thị trường và dành thắng lợi trong cạnh tranh. Vì thế các công ty phải thiết lập hệ thống marketing-mix trong quá trình hoạt động của mình.Cuộc chạy đua đang sôi nổi hơn lúc nào hết. Phần thắng thuộc về những công ty có chính sách kinh doanh đúng đắn, trong đó có chính sách về marketing. Vì trong cơ chế thị trường, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải có chính sách marketing hiệu quả như là cầu nối liền giữa doanh nghiệp với thị trường. Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC cũng không nằm ngoài cuộc đua đó.
Sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty và cùng với những lý do trên mà em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC”. Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về hệ thống Marketing – Mix trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng triển khai áp dụng hoạt động Marketing-Mix tại Công ty.
Phần III: Những giải pháp áp dụng thành công hoạt động Marketing – Mix vào Công ty.
Phần I:
Lý luận chung về hệ thống Marketing – Mix trong doanh nghiệp
1.Khái niệm và những nguyên lý chung của Marketing
1.1. Khái niệm
Chúng ta biết rằng, con người vốn dĩ có nhu cầu và ước muốn cần được thoả mãn và sản phẩm chính là phương tiện để thoả mãn nhu cầu đó. Mặt khác, để có được sản phẩm thì con người phải bỏ ra chi phí và họ phải đứng trước sự lựa chọn để đạt hiệu quả cao nhất trên một đồng chi phí. Sự lựa chọn của họ dựa trên những đánh giá về giá trị, chi phí và sự thoả mãn. Sản phẩm ®ùoc lựa chọn là sản phẩm có giá trị đem lại sự thoả mãn cao nhất trên một đồng chi phí.
Thực chất của Marketing là làm việc với thị trường để biến các trao đổi tiềm tàng thành hiên thực nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Người làm Marketing cần xác định những đối tượng khách hàng, định rõ nhu cầu của họ… thông qua các hoạt động chính như phát tiÓn sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, định giá, phân phối, phục vụ…
Trong môi trường kinh doanh luôn chưa đựng những biến động đòi hỏi các hoạt động Marketing, một mặt phải giải quyết thoả đáng các mối quan hệ phát sinh giữa các yếu tố tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác cần thích nghi các yếu tố bên trong doanh nghiệp với những thay đổi các khung Marketing cùng với nhiều cách tiếp cận tốt hơn.
1.2. Vai trò và sự cần thiết của việc áp dụng Marketing trong doanh nghiệp
Ngoài các hoạt động chức năng như sản xuất, tài chính, nhân lực thì Công ty phải thực sự chú trọng đến chức năng kết nối doanh nghiệp với thị trường đó là chức năng quản trị Marketing. Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện:
- Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, khuyÕch trương
- Tối đa hoa sự thoả mãn của ngời tiêu dùng
- Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng
Tóm lại với các vai trò cơ bản trên, hoạt động Marketing đã trở nên hết sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh doanh điện tử nói riêng. Đặc biệt tỏng môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động Marketing thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiết hiểu biết về thị trường sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả mãn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh.
Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hỏi của giới tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng hơn, việc áp dụng tư duy Marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân biệt để thỏa mãn tất cả các đoạn thị trường mục tiêu.
Tóm lại, với khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề của thị trường, đặc biệt là những vướng mắc trong vấn đề dự trữ, tiêu thụ… trong ngành tiêu thụ hàng hoá công nghiệp, Marketing được xem như là một chức năng quan trọng trong doanh nghiệp. Việc quản trị Marketing phải mang tính hệ thống qua quản trị Marketing.
2. Quá trình quản trị Marketing trong doanh nghiệp.
- Kế hoạch Marketing chiến lược phát triển những mục tiêu và chiến lược Marketing rộng lớn trên cơ sở phân tích tình hình hiện tại của thị trường và cơ hội.
- Kế hoạch Marketing chiến thuật vạch ra các chiến thật Marketing cụ thể cho một thời kỳ bao gồm quảng cáo, đẩy mạnh kinh doanh, định giá, kênh, dịch vụ.
Xây dựng hệ thống Marketing-Mix:
Marketing là một nội dung chủ chốt trong quá trình quản trị Marketing, đó là tập hợp các công cụ mà công ty sử dụng để theo đuổi mục tiêu của mình trên thị trường đã chọn. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá, các công cụ Marketing được xem xét bao gồm 4P:
- Giá cả: gồm chính sách và thông lệ áp dụng cho giảm giá, trợ cấp, các thời hạn thanh toán và thời hạn tín dụng.
- Sản phẩm: Gồm các thuộc tính của hàng hoá hay dịch vụ cung cấp cho người mua kể cả chuỗi sản phẩm và chất lượng của chúng, tên nhãn hiệu, …
- Địa điểm: Gồm nơi mà các sản phẩm của hãng được chào bán cho đến tận tay khách hàng tiềm năng và các kênh phân phối.
- KhuyÕch trương: Gồm quảng cáo, bán hàng và thúc đẩy bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…
3. Phân loại chiến lược Marketing.
Việc ra quyết định chiến lược phụ thuộc vào kết quả phân tích và các yếu tố môi trường, bên cạnh đó thì khả năng tư duy chiến lược và nghệ thuật quản trị của người ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến sự định hướng đúng đắn từ chiến lược đã chọn. Trên thực tế, có thể phân loại các chiến lược Marketing theo các nhóm sau:
- Theo đoạn thị trường:
+ Chiến lược Marketing không phân biệt giữa các đoạn thị trường là việc tối thiểu hoá nhưng khác biệt trong chính sách áp dụng giữa các đoạn thị trường nhăm tận dụng lợi thế theo quy mô trên thị trường khá đồng nhất.
+ Chiến lược Marketing phân biệt triển khai các chính sách Marketing-Mix khác nhau trên các đoạn thị trường khác nhau khi lựa chọn khai thác nhiều đoạn thị trường.
+ Chiến lược Marketing tập trung là tập trung toàn bộ nỗ lực trên toàn bộ thị tr­êngduy nhất đã lựa chọn.
- Theo chu kỳ sống sản phẩm
+Trong giai đoạn mới tung sản phẩm ra thị trường (giai đoạn giới thiệu sản phẩm) có thể áp dụng chiến lược: Hít váng sữa nhanh, hít váng sữa từ từ, thâm nhập å ạt, thâm nhập từ từ.
+ Trong giai đoạn tăng trưởng có thể áp dụng các chiến lược: Cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đặc tính sản phẩm, tÊn công đoạn thị trường mới…
+ Trong giai đoạn bão hoà có thể áp dụng chiến lược: Mở rộng thị trường để tăng khối lượng bán, thay đổi một vài chính sách Marketing-Mix…
+ Trong giai đoạn suy thoái dựa trên kết quả phân tích nguyên nhân dẫn đến suy thoái có thể lựa chọn chiến lược thích hợp nhất trong các chiến lược sau: Duy trì mức đầu tư hiện tại khi chưa rõ tình hình thị trường, giảm đầu tư một cách chọn lọc và rút khỏi các đoạn thị trường không hiệu quả…
- Theo vị thế cạnh tranh:
+ Nếu là người dẫn đầu trong cạnh tranh có thể áp dụng chiến lược: Mở rộng toàn bộ thị trường, mở rộng thị trường..
+ Nếu có sức mạnh trong cạnh tranh nhưng chưa dẫn đầu thị trường có thể áp dụng những định hướng sau: thực hiện theo sau doanh nghiệp thủ lĩnh thị trường, chủ động tấn công…
+ Nếu doanh nghiệp yếu trong cạnh tranh có thể áp dụng chiến lược sau: theo sau các đối thủ mạnh, khai thác khoảng trống thị trường…
Tóm lại, để vận dụng các chiến lược trên, cần dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh thật khách quan. Chiến lược được lựa chọn cần được cụ thể hoá thành các kế hoạch và chương trình hành động.
4. Hệ thống Marketing – Mix và ảnh hưởng của hệ thống Marketing – Mix đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.1. Chính sách sản phẩm và ảnh hưởng của chính sách sản phẩm đến hoạt động của Công ty.



[hr:2nuh3gby][/hr:2nuh3gby]
E1P0BqX4dQpmTUV
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status