Đồ án Sấy tháp thóc ( có bản vẽ) MHQT&TB - pdf 23

Tải miễn phí đồ án


Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1/ Sơ lược về sấy:
Trong công nghiệp hoá chất , quá trình tách nước khỏi vật liệu ( làm khô vật liệu ) là rất cần thiết . Tuỳ theo tính chất và độ ẩm của vật liệu , tuỳ theo yêu cầu về mức độ làm khô vật liệu có thể sử dụng nhiều phương pháp tách nước khác nhau : phương pháp cơ học , phương pháp hoá lý , phương pháp nhiệt…
Trong đó phương pháp nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất . Quá trình làm bốc hơi nước khỏi vật liệu bằng nhiệt gọi là sấy . Quá trình sấy được phân biệt gồm sấy tự nhiên và sấy nhân tạo.
Sấy tự nhiên là lợi dụng năng lượng mặt trời để làm bay hơi ẩm trong vật liệu . Biện pháp này khá đơn giản nhưng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu do tiến hành ở ngoài trời . Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tiến hành sấy nhân tạo.
Mục đích của quá trình sấy là làm giảm hàm lượng ẩm trong vật liệu , hàm lượng chất khô trong vật liệu tăng , nhằm làm tăng tính bền vững trong bảo quản ( nông sản và thực phẩm ) , tăng độ bền cơ học ( gốm sứ ) , nâng cao nhiệt lượng cháy ( củi , than ) .Đồng thời làm giảm giá thành vận chuyển.
Đối tượng của quá trình sấy , phương pháp cung cấp nhiệt cho vật liệu trong quá trình sấy rất đa dạng . Do đó có thể lựa chọn phương án , thiết bị tối ưu để đạt hiệu quả sấy cao nhất.
Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng ( nhiệt năng ) để biến đổi trạng thái của pha lỏng ( nước ) trong vật liệu thành hơi . Đây là quá trình không ổn định , độ ẩm của vật liệu thay đổi theo không gian và thời gian.
1.2/ Nguồn gốc và đặc tính vật liệu :
1.2.1/ Nguồn gốc :
Lúa là nguồn lương thực chính của gần một nửa dân số trên trái đất . Lúa được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam châu Á . Về diện tích canh tác lúa đứng hàng thứ hai sau lúa mỳ nhưng về năng suất của lúa là loại cao nhất .
Theo nhiều nguồn tài liệu thì cây lúa xuất hiện từ hơn 3000 năm trước công nguyên ở vùng Đông Nam châu Á . Tới nay rất nhiều nước trên khắp năm châu đều có trồng lúa . Lúa nước là loại cây ưa nước và ẩm , do đó láu được trồng nhiều ở châu thổ các sông lớn thuộc các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới .
Cây lúa thuộc họ hào thảo và có trên 20 loại khác nhau . Phổ biến nhất và có ý nghĩa kinh tế hơn là loại lúa nuớc ( crizasativa ) . Lúa nuớc lại được chia làm hai loại là lúa ngắn hạt ( C.S brevis ) và lúa hạy bình thường ( O.S communis ) . Lúa nước hạt bình thường là loại phổ biến hơn cả và đã tồn tại đến ngày nay.
Ở nước ta còn có lúa nếp và lúa tẻ ( phân biệt theo sự khác nhau về thành phần và tính chất của nội nhũ ).
1.2.2/ Cấu tạo và tính chất của hạt lúa:
Lúa là loại hạt lương thực có vỏ trấu bao bọc . Đầu của vỏ trấu có râu . Tuỳ theo giống và điều kiện sinh trưởng , râu lúa có thể dài hay ngắn. Ở cuống của vỏ trấu có mày hạt .
Màu sắc của vỏ trấu cũng khác nhau tuỳ theo giống lúa và điều kiện trồng trọt , thường có màu vàng nhạt , vàng nâu hay nâu đen . Tỉ lệ của vỏ trấu so với toàn hạt dao độ trong một phạm vi khá lớn , khoảng từ 10 đến 30% , thông thường là 17 đến 23% .
Các lớp vỏ ngoài và vỏ trong của gạo lột chiến khỏang 4 đến 5% khối lượng hạt và chứa sắc tố vàng đục hay nâu hồng . Lúa chỉ có 1 lớp tế bào ( riêng ở lưng hạt có thể có 2 đến 3 lớp ). Lớp tế bào alơrôn chiếm khoảng 2đến 3% . Nội nhủ chiếm tỉ lệ 65 - 67% .
tuỳ từng trường hợp vào giống và điều kiện sinh trưởng của cây mà nội nhủ hạt lúa có cấu tạo trong , đụa hay vừa trong vừa đục . Khi cắt ngang hạt lúa đục sẽ thấy vết đục có màu trắng . Vết đục có thể lớn hay nhỏ và nằm ở vị trí bất kỳ trong nội nhũ . Nếu vết đục nằm ở giữa hạt gọi là hạt bạc lõi , nếu vết đục nằm ở cạnh hạt thì gọi là hạt bạc bụng . Vết đục ở lõi không bị mất trong quá trìng xay xát . Hạt bạc lõi với vết đục lớn sẽ bị gãy nát nhiều trong quá trình xay xát .
Giống lúa có độ trong cao thì tỉ lệ thành phẩm thu được trong quá trình xay xát cũng cao , do đó người ta coi độ trong là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng lúa . Trong nhiều tài liệu còn nêu lên một đặc điểm có tính qui luật của lúa là hàm lượng protein trong lúa phụ thuộc vào độ trong của lúa theo hàm số bậc nhất .
Độ trong của lúa còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện chín của hạt . Hạt chín trong điều kiện độ ẩm của không khí cao có độ trong thấp hơn so với hạt chín trong điều kiện không khí khô ráo.
1.2.3/ Thành phần hóa học của hạt lúa:
Thành phần hoá học của hạt lúa gồm chủ yếu là tinh bột , protein , xenlulose . Ngoài ra trong hạt lúa còn chứa một số chất khác với hàm lượng ít hơn so với 3 chất kể trên như : đường , tro , chất béo , sinh tố . Thành phần hoá học của hạt lúa phụ thuộc vào giống , đất đai trồng trọt , khí hậu và độ lớn bản thân hạt lúa . Cùng chung điều kiện trồng trọt và sinh trưởng , nhưng thành phần hoá học của gạo vỏ ngoài đỏ khác so với gạo trắng , thông thường hàm lượng chất béo và protein trong gạo vỏ ngoài đỏ hơn cao hơn đôi chút . Cùng một giống thóc nhưng trồng ở địa phương khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhau :
Thành phần hoá học của hạt lúa :


Thành phần
hoá học Hàm lượng các chất ( % )
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Protein 6.66 10.43 8.74
Tinh bột 47.70 68.00 56.20
Xenluloze 8.74 12.22 9.41
Tro 4.68 6.90 5.80
Đường 0.10 4.50 3.20
Chất béo 1.60 2.50 1.90
Đectrin 0.80 3.20 1.30
1.3/ Đặc điểm chế độ sấy thóc:
Thóc là một loại vật liệu yêu cầu sấy ở chế độ mềm vì tính bền chịu nhiệt của thóc rất kém , không cho phép nâng nhiệt độ đốt nóng hạt lên cao . Khác với hạt mỳ tính bền chịu nhiệt được thể hiện bằng sự xuất hiện biến tính của protein thì của thóc là sự xuất hiện các vết nứt của nộ nhũ . Nguyên nhân hình thành các vết nứt là do trong quá trình sấy tạo nên gradient ẩm từ ngoài vào trong trung tâm hạt , độ ẩm của lớp ngoài hạt giảm nhanh , tạo ra trạng thái căng thể tích của phần trung tâm , khi tăng nhiệt độ làm cho sức căng đó vượt quá độ bền trắc của hạt thì tạo nên các vết nứt . Các vết nứt xuất hiện theo các vách protein nhăn cách giũa các hạt tinh bột .
Loại lúa nội nhũ trong thường bền hơn nên ít nứt so với lúa nội nhũ đục . Những hạt nội nhũ gồm cả phần trong và phần đục thì vết nứt bắt đầu từ ranh giới của phần trong sang phần đục.
Gradient hàm ẩm không những phụ thuộc vào nhiệt độ sấy mà còn phụ thuộc độ ẩm ban đầu của vật liệu . Nếu trườc khi sấy độ ẩm hạt càng cao thì gradient hàm ẩm càng cao hạt càng dễ bị nứt. Khi hạt bị nứt thì đồng thời độ nảy mầm của hạt cũng giảm.
Vì vậy trong quá trình sấy người ta thường sấy xong rồi ủ sau đó mới đem ra sấy tiếp . Mục đích ủ là làm giảm gradient hàm ẩm giữa trung tâm và lớp ngoài của hạt , do sự chuyển ẩm dần từ trung tâm ra vòng ngoài . Với phương pháp này thóc ít bị nứt nhưng thời gian sấy khô kéo dài.




T5Ey03ds8050D0l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status