Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang - pdf 23

Chia sẻ luận văn nông nghiệp cho anh em

Luận văn thạc sĩ
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường


MỤC LỤC
1. MỞ đẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đềtài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụthể 3
1.2.3. Những câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu 4
1.3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài 4
1.3.1. đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
2. Cơ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA đỀTÀI 6
2.1. Cơ sởlý luận vềliên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quả6
2.1.1. Các khái niệm Cơ bản có liên quan 6
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết 20
2.2. Cơ sở thực tiễn vềliên k ết trong sản xuất, ch ếbiến và tiêu thụvải qu ả 28
2.2.1. Thực trạng liên kết ởmột sốquốc gia trên thếgiới 28
2.2.2. Thực trạng liên kết ởViệt Nam 31
3. đẶC đIỂM đỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
3.1.1. điều kiện tựnhiên huyện Lục Ngạn 38
3.1.2. điều kiện kinh tếxã hội 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu 62
3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập sốliệu và thông tin 62
3.2.2. Phương pháp tính toán và tổng hợp sốliệu 66
3.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu 67
3.3. Hệthống chỉtiêu phân tích và xửlý sốliệu 67
3.3.1. Nhóm chỉtiêu phản ánh điều kiện sản xuất 67
3.3.2. Nhóm chỉtiêu kinh tếkỹthuật trồng vải 68
3.3.3. Nhóm chỉtiêu phản ánh hoạt động liên kết 68
3.3.4. Nhóm chỉtiêu phản ánh vềkết quảvà hiệu quả 69
4. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 71
4.1. Thực trạng liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quảtrên
địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang 71
4.1.1. Liên kết trong sản xuất 71
4.1.2. Liên kết trong chếbiến 103
4.1.3. Liên kết trong tiêu thụvải quảLục Ngạn 115
4.1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu đềtài 132
4.2. Một số định hướng, mục tiêu và giải pháp nh ằm phát triển liên kết trong
sản xuất - ch ếbiến và tiêu thụvải qu ảtrên địa bàn huyện Lục Ngạn 134
4.2.1. định hướng 134
4.2.2. Mục tiêu 134
4.2.3. Giải pháp 135
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142 5.1 Kết luận 142
5.2 Kiến nghị 144
5.2.1 đối với Cơ quan Nhà nước 144
5.2.2 đối với nhà khoa học và các tổchức tín dụng và ngân hàng 144
5.2.3 đối với doanh nghiệp, đơn vịvà tưthương kinh doanh vải quả 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

1. MỞ đẦU
1.1. Tính cấp thiết của đềtài
Do yêu cầu chặt chẽvề điều kiện thời tiết, cây vải chỉ được phát triển
tập trung tại các tỉnh phía Bắc và trởthành loại cây ăn quảchủlực, có diện
tích lớn nhất với 86,9 nghìn ha (ước năm 2009), chiếm tới 26% tổng diện tích
cây ăn quảtoàn vùng, vượt xa các cây ăn quả khác: chuối, nhãn (mỗi loại
khoảng 14 - 15%), cam quýt (9 - 10%) và dứa, bưởi, xoài (mỗi loại khoảng
4%); các loại cây ăn quảkhác: na, hồng, mận, đào, lê, diện tích trồng chọt
còn khá nhỏhẹp, mỗi loại khoảng vài nghìn ha. Diện tích trồng vải của huyện
Lục Ngạn năm 2009 là 1,74 nghìn ha chiếm 2% tổng diện tích của toàn vùng
và chiếm 17,2% tổng diện tích tựnhiên của toàn huyện. Tuy nhiên, thực tế
thời gian qua việc sản xuất vải quảcủa huyện Lục Ngạn chủyếu theo tính
chất tựphát, người dân thiếu thông tin vềbiện pháp kỹthuật tiên tiến, việc
trồng vải vẫn chủyếu theo kinh nghiệm cổtruy ền hay qua trao đổi học hỏi
lẫn nhau như: thiết kếvườn đồi, chọn giống, tưới nước, thu hái, dẫn đến
hiện tượng làm cho cây sinh trưởng phát triển không đồng đều, không ra hoa
đậu quả được hay có ra hoa đậu quảcũng bịrụng nhiều, năng suất không cao
thậm chí thất thu [29].
Sản xuất vải ngoài ảnh hưởng của các yếu tốtựnhiên, đểphát triển sản
xuất bền vững và mang lại hiệu quảkinh tếcao nó còn phụthuộc rất lớn vào
trình độ kỹ thuật, nguồn vốn trong sản xuất, công nghệchếbiến và đặc biệt là
thịtrường tiêu thụsản phẩm ổn định và các chính sách phát triển sản xuất vải
của Nhà nước.
Mặt khác, sản phẩm quảdo tính chất mùa vụnên đa phần tiêu thụ ởHà
Nội và TP.HồChí Minh dạng quảtươi. Bước đầu đã có sơchếthủcông (sấy)
đểxuất sang Trung Quốc hay các sản phẩm chếbiến từvải như: vải đóng
hộp, cùi vải đông lạnh, nước pure vải và vải thiều nguyên quả đông lạnh chủ
yếu xuất sang một số thị trường như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, đài Loan, Hà
Lan, một sốlượng nhỏtiêu thụtrong nước nhưng sốlượng còn hạn chếmặc
giù hiện nay 1 tấn vải đóng hộp xuất khẩu của Việt Nam có giá 1.850USD
(tương đương với 35.150.000VND), tính ra hiệu quảhơn rất nhiều so với bán
quảtươi và sấy khô. Nhưng vải Lục Ngạn trồng rải rác, không đảm bảo chất
lượng VSATTP nên việc thu mua chế biến của các công ty gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là việc liên kết trong khâu cung cấp sản phẩm đầu vào khi
chính vụcho các nhà máy chếbiến, một phần do người dân chưa có thói quen
ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Do đó, đểchếbiến được vải lại là cảmột
câu chuyện dài được kết hợp giữa hộtrồng vải - Cơ sởchếbiến - thịtrường
tiêu thụ.
Thực tiễn ởLục Ngạn đang đòi hỏi các nhà quản lý trảlời cho được các
câu hỏi là: Tại sao trồng vải phục vụcông nghiệp chếbiến đem lại hiệu quả
kinh tếcao nhưng diện tích lại chưa được mởrộng? Mối quan hệgiữa doanh
nghiệp chếbiến nông sản với người nông dân ở đây nhưthếnào? Mối quan
hệgiữa đơn vịkinh doanh vải, thương lái, người thu gom với thịtrường tiêu
thụ, người sản xuất? Giải pháp nào đểphát triển liên kết phục vụcông nghiệp
chếbiến, tiêu thụnhằm góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất trên đơn vịcanh
tác, giúp nông dân gắn bó với cây trồng hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản
xuất của các nhà máy chếbiến?
đểgóp phần trảlời các câu hỏi trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu
thụvải quảtrên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”trên Cơ sởkết
hợp giữa lý luận và tình hình thực tiễn đểtìm ra những nguyên nhân, tồn tại
làm cản trở đến việc phát triển liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụsản
phẩm vải đểtừ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu phát triển nhanh và vững
chắc các mối liên kết; đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện
thành công mục tiêu CNH - HđH nông thôn tỉnh Bắc Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu những vấn đềcó tính lý luận và thực tiễn vềthực trạng liên
kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quảtrên địa bàn huyện Lục Ngạn -
tỉnh Bắc Giang, từ đó đềxuất những giải pháp phù hợp giúp việc thúc đẩy
nhanh quá trình liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quảcó hiệu
quảtrong sản xuất - kinh doanh, nâng cao đời sống các hộsản xuất, các doanh
nghiệp chếbiến và các đơn vịkinh doanh vải quả.
1.2.2. Mục tiêu cụthể
đểgiải quy ết mục tiêu chung đã nêu trên chúng tui tập trung nghiên
cứu 3 mục tiêu chính:
- Tổng quan vềliên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụnông sản
phẩm nói chung và ngành vải nói riêng.
- Phân tích thực trạng vềliên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ
vải quả ở huy ện Lục Ngạn, từ đó nêu ra những nguyên nhân chủ y ếu ảnh
hưởng đến quá trình phát triển liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ.
- đềxuất một số định hướng và giải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy liên
kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quả đến năm 2015 và những năm
tiếp theo, từ đó nâng cao kết quảvà hiệu quảliên kết trong sản xuất, chếbiến
và tiêu thụvải quảtrên địa bàn huyện Lục Ngạn.
1.2.3. Những câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
- Hiện tại địa trên địa bàn đã có những hình thức liên kết nào trong quá
trình sản xuất, chếbiến và tiêu thụsản phẩm vải quả. Các hình thức liên kết
này có được công nhận là sựhợp tác giữa các bên tham gia hay là quan hệ
cạnh tranh, áp đặt giữa bên này với bên kia?
- Hiệu quả đem lại cho từng tác nhân tham gia quá trình liên kết trong
sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quảtrên địa bàn so với khi chưa có liên kết?
- Những mặt tồn tại trong quá trình liên kết cần khắc phục và những ưu
điểm cần phát huy liên kết trong quá trình sản xuất, chếbiến và tiêu thụ?
- Những chính sách của địa phương ban hành đểkích thích hộnông
dân liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quả đã thật sự đầy đủ, phù
hợp chưa?
- Những chính sách của Nhà nước ban hành đối với hộnông dân trồng
vải và đối tác liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quảtrên địa bàn
nhưnào?
1.3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài
1.3.1. đối tượng nghiên cứu
- Là những hộ nông dân tham gia sản xuất, Doanh nghiệp thu mua
nguyên liệu vải phục vụcông nghiệp chếbiến vải quả; đơn vịkinh doanh, tư
thương kinh doanh vải quảtrên địa bàn huyện Lục Ngạn;
- Một sốdoanh nghiệp tham gia chếbiến nông sản xuất khẩu trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
- Mục đích đạt được của những giải pháp này là tạo sựnhận thức vềsự
cần thiết và cách làm thống nhất, đồng bộtừhuy ện đến Cơ sở đểphát triển
liên kết trong việc tiêu thụsản phẩm khi chính vụ, cung cấp đủnguyên liệu
phục vụcông nghiệp chếbiến vải quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà
máy chếbiến nông sản; góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất trên đơn vịcanh
tác, giúp nông dân gắn bó với cây trồng; tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vềkhông gian: đềtài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Ngạn
- tỉnh Bắc Giang.
- Vềnội dung: Nghiên cứu, tổng kết Cơ sởlý luận và thực tiễn vềthực
trạng liên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải qu ảtrên địa bàn huy ện Lục
Ngạn - tỉnh Bắc Giang, từ đó đềxuất m ột số định hướng và giải pháp chủy ếu phù
hợp giúp phát triển liên kết trong s ản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quả.
- Vềthời gian:
đềtài được thực hiện từtháng 6 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010;
Sốliệu thu thập: Sốliệu đã được công bốtrong giai đoạn 2006 - 2009;
sốliệu sơcấp được điều tra trực tiếp từmột sốhộnông dân, tưthương và
doanh nghiệp trong tháng 3, 6 năm 2010;
Khảo sát tình hình Cơ bản vềkinh tế- xã hội tỉnh Bắc Giang 6 tháng
đầu năm 2010.



2. Cơ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA đỀTÀI
2.1. Cơ sởlý luận vềliên kết trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụvải quả
2.1.1. Các khái niệm Cơ bản có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm vềliên kết kinh tế
Liên kết trong hệthống thuật ngữkinh tếnó có nghĩa là sựhợp nhất, sự
phối hợp, hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây
khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thểhóa và gần đây mới gọi là
liên kết, sau đây là một sốquan điểm vềliên kết kinh tế:
Theo từ điển thuật ngữkinh tếhọc của viện nghiên cứu và phổbiến tri
thức bách khoa thì “Liên kết kinh tếlà hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vịkinh tếtựnguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổpháp luật của Nhà nước.
Mục tiêu của liên kết kinh tếlà tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế
thông qua các quy chếhoạt động đểtiến hành phân công sản xuất, khai thác
tốt các tiềm năng của các đơn vịtham gia liên kết đểtạo ra thịtrường chung,
bảo vệlợi ích cho nhau”. [3]
Trong từ điển kinh tế học hiện đại (David.W.Pearce) năm 1999 cho
rằng, liên kết kinh tếchỉtình huống khi mà các khu vực khác khác nhau của
một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động
phối hợp với nhau một cách có hiệu quảvà phụthuộc lẫn nhau, là một yếu tố
của quá trình phát triển. điều kiện này thường đi kèm với sựtăng trưởng bền
vững. [12]
Trong các văn bản Nhà nước mà cụthểlà trong quy định ban hành theo
quyết định số38 - HđBT ngày 10/4/1989 thì liên kết kinh tếlà những hình
thức phối hợp hoạt động do các đơn vịkinh tếtiến hành đểcùng nhau bàn
bạc và đềra các chủtrương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất
kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.Sau khi
bàn bạc thống nhất, các đơn vịthành viên trong tổchức liên kết kinh tếcùng


Download
https://mega.co.nz/#!QEEBnbDR!2fplnTAj0 ... bd7jq_RV-A
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status