ISO 14000 và các vấn đề áp dụng ở Việt Nam - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trang

Lời giới thiệu 1
Phần một: Những lý luận chung về bộ tiêu chuẩn ISO 14000. 3
I. ISO và sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000. 3
1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) 3
2. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường của ISO. 3
3. Trọng tâm của các vấn đề môi trường quốc tế. 4
II. Một số nét cơ bản về bộ tiêu chuẩn Quản lý môi trường ISO 14000. 5
1. Bộ ISO 14000 đề cập đến các lĩnh vực. 5
2. Hình dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 theo quan điểm đánh giá theo sơ đồ. 7
3. Tiêu chuẩn ISO 14001. 10
4. Cơ cấu của hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001. 10
III. Tại sao bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là quan trọng. 11
1. Về thương mại. 11
2. Các hiệp định thương mại và trừng phạt thương mại. 12
3. Đạt được sự nhất trí về ý thức môi trường mới. 13
4. Nhu cầu đối với các tiêu chuẩn quốc tế. 14
5. Thuật ngữ chung. 14
6. Áp dụng ISO14001 sẽ làm cho Quản lý môi trường tốt hơn. 14
7. Sự thay đổi về văn hóa trong doanh nghiệp. 15
8. Kết quả hoạt động môi trường. 16
9. Các lý do khác làm cho ISO 14001 quan trọng. 16
IV. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14000. 17
V. Những khó khăn gặp phải khi áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14000. 18

Phần hai: Thực trạng của việc áp dụng ISO 14000 ở Việt Nam. 20
I. Thực trạng của việc áp dụng. 20
II. Tồn tại khi áp dụng ISO 14000. 22
1. Về phía Nhà nước. 22
2. Về phía doanh nghiệp. 22

Phần ba: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng ISO 14000 ở Việt Nam 24
I. Về phía Nhà nước. 24
II. Về phía doanh nghiệp: 26

Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
PHẦN MỘT: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000.

I. ISO VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000.
1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá. Hiện nay ISO có trên 120 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, Việt Nam tham gia là thành viên đầy đủ của (ISO) từ năm 1977 và đang có sự tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động của tổ chức này.
2. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường của ISO.
Trong những năm 1980 ISO đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá- một vấn đề quản lý quan trọng của một tổ chức/ doanh nghiệp là quản lý chất lượng. Đây là lần đầu tiên ISO đã mạnh dạn đi vào lĩnh vực tiêu chuẩn hoá không mang bản chất kỹ thuật hay là khoa học một cách thuần tuý. Ban kỹ thuật TC176 về đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng được thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn đầu tiên về quản lý chất lượng và đến năm 1987 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về đảm bảo chất lượng đã được ISO ban hành.
Có thể nói đây là một bộ tiêu chuẩn đã mang lại tiếng tăm và thành công nhất trong lịch sử của ISO, đa số các quốc gia trên thế giới đã chấp nhận các tiêu chuẩn ISO 9000 thành các tiêu chuẩn quốc gia trong đó có Việt Nam để đưa vào áp dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa về xây dựng một hệ thống quản lý hữu hiệu trong doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, ISO 9000 như chúng ta thấy đã trở thành các yêu cầu đối với thương mại và nhiều khi đã trở thành điều kiện mua hàng của các nhà nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu.
Vào cuối những năm 1980, đã có nhiều tranh luận trong ISO về việc quyết định xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cho những vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn công cộng như vấn đề môi trường. Có thể nói đây là bước đột phá đối với chủ nghĩa bảo thủ truyền thống của ISO về đối tượng tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên các yếu tố bổ sung sau đây cùng với sự thành công của ISO 9000 đã dẫn tới việc ISO đã quyết định vào cuộc trong cuộc xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường.
3. Trọng tâm của các vấn đề môi trường quốc tế.
Trong cùng thời kỳ, khi mà ISO đang gặt hái được các kết quả khá quan trọng trong việc đưa ra áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 về chất lượng thì trên diễn đàn môi trường thế giới đang diễn ra nhiều sự kiện gây xôn xao nhiều giới chức của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Sự huỷ hoại tầng ozôn, sự nóng lên toàn cầu, sự phá rừng nghiêm trọng và các vấn đề môi trường khác đã được đăng tải trên trang của các báo tạp chí trên toàn thế giới và nó đã được xem như là các vấn đề mang tính toàn cầu. Đại diện của nhiều quốc gia có quan tâm đã gặp nhau tại Montreal-Canada vào năm 1987 để soạn thảo ra các thoả thuận nhằm ngăn cản việc sản xuất ra các hoá chất gây phá huỷ tầng ozôn như CFC... việc làm giảm tính đa dạng sinh học cũng đã gây ra sự lo ngại của cộng đồng quốc tế và một loạt các yêu cầu đối với vấn đề này đã được công bố. Trong thực tế đã có một phong trào thể hiện sự mong muốn của các quốc gia có được sự quan tâm tốt hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường cuả trái đất.
Một yếu tố khác vào thời điểm này đã gây nhiều sự quan tâm là quốc tế chưa có một chỉ số tông hợp để đánh giá sự cố gắng nỗ lực của một tổ chức/ doanh nghiệp trong việc đạt được thành quả bảo vệ môi trường một cách liên tục và đáng tin cậy. Chính loại chỉ số này đã hình thành nên tiêu chuẩn ISO14001 về hệ thống quản lý môi trường -là tiêu chuẩn có thể sử dụng để bên thứ ba độc lập có thế đánh giá một cách khách quan sự phù hợp giữa các cam kết của tổ chức/ doanh nghiệp với các quy định của pháp luật về các vấn đề cũng như đánh giá các tác động lên môi trường của hoạt động sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức/ doanh nghiệp và tất nhiên nó được dùng để xây dựng hay cải thiện hệ thống Quản lý môi trường của họ.
Nói tóm lại sự thành công của ISO 9000 và sự nổi lên cuả các vấn đề môi trường đã dẫn đến việc ISO thực sự bắt đầu các công việc xem xét đến diễn đàn môi trường.
Tuy nhiên chỉ đến năm 1991, ISO mới thực chất khởi sự công việc này. Vào năm đó, Liên hợp quốc đã công bố về việc tổ chức hội nghị môi trường và phát triển (UNCED) tại Riode Janero-Brazil vào năm 1992. Trên cơ sở các yêu cầu của ban tổ chức UNCED, ISO đã kêu gọi các thành viên tình nguyện tham gia nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE). SAGE đã quyết định vào giữa năm 1992 rằng đây là thời điểm thích hợp cho ISO bắt tay vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường và quyết định này đã được thông báo rộng rãi tại UNCED.
Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức vào tháng 6 năm 1992 tại Riode Janero-Brazil đã đặt ra các vấn đề khẩn cấp về môi trường và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu và hội nghị chính là sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến quyết định của ISO về vấn đề tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực quản lý môi trường. Một quyết định không dễ dàng.
Trong bối cảnh đó và căn cứ vào những khuyến nghị của SAGE, năm 1993, ISO đã quyết định thành lập Ban kỹ thuật ISO/ TC207 về Quản lý môi trường, với nhiệm vụ đặt ra là soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường bao gồm các tiêu chuẩn hệ thống và công cụ quản lý môi trường, về các phương pháp xác định tác nhân gây ô nhiễm, giá trị giới hạn đối với chất thải, tác động của công nghệ/ sản phẩm đối với môi trường. Các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực Quản lý môi trường được tập hợp theo số đăng ký chung thành bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000.
II. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000.
1. Bộ ISO 14000 đề cập đến các lĩnh vực.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống Quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.


p8eyBU005PjCouT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status