Thực tiễn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và bảo toàn tiền gửi ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Thực tiễn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và bảo toàn tiền gửi ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Những lí luận chung về bảo hiểm và bảo toàn tiền gửi 2
I. Một số quan niệm về bảo hiểm và bảo toàn tiền gửi: 2
II. Đặc trưng của BHTG và BTTG: 3
1. Mục tiêu hoạt động: 3
2. Nguồn vốn hoạt động: 3
3. cách bảo hộ: 4
III. Vai trò của hai loại hình BHTG và BTTG: 6
Chương II: Thực tiễn hoạt động của tổ chức BHTG và BTTG ở Việt Nam 8
I- Sự cần thiết thành lập tổ chức BH và BTTG ở Việt Nam: 8
II- Lựa chọn hình thức bảo hiểm hay bảo toàn: 8
III. Hoạt động của tổ chức BHTG ở Việt Nam: 9
1. Các rủi ro được bảo hiểm: 10
2. Các rủi ro loại trừ: 10
3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm: 11
4. Công tác bồi thường: 13
IV- Ưu, nhược điểm của tổ chức BHTG: 13
1. Ưu điểm. 13
2. Nhược điểm: 14
Chương III: Kiến nghị và giải pháp 17
I- Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động BHTG ở nước ta: 17
II- Kiến nghị thành lập tổ chức BTTG ở Việt Nam: 19
1. Đối tượng tham gia: 20
2. Hình thức sở hữu: 20
3. Nguồn vốn của Qũy BTTG: 20
4. Phương tiện bảo toàn: 21
5. Tổ chức quản lý: 22
Kết luận 23
Tµi liÖu tham kh¶o 24





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


muốn an toàn cả 100% gốc lẫn lãi.
Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của Qũy BTTG là bảo vệ hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và lợi ích của người gửi tiền. Để minh chứng cho điều này, ta xét giới hạn hoạt động của Qũy BTTG của Hiệp hội ngân hàng thương mại Đức:
Khi ngân hàng thành viên mất khả năng trả nợ nhưng chưa đến mức phả sản: Được Qũy hỗ trợ bằng hình thức cho vay lãi suất thấp (bằng 50% lãi suất bình thường).
Khi ngân hàng hàng có nguy cơ phá sản (chưa tuyên bố phá sản): trả 100% tiền gửi cho người gửi tiền (gần giống với cách bù đắp của tổ chức BHTG nhưng mức độ bù đắp cao hơn).
Như vậy, về thời điểm cứu giúp, hệ thống BTTG không chỉ giải quyết chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi ngân hàng đã phá sản và đi vào thanh lý giải thể như cách làm của tổ chức BHTG, mà ngay khi ngân hàng gặp nguy cơ ban đầu, mới mất khả năng trả nợ, Quỹ BTTG đã phải ứng cứu kịp thời, nhằm giải toả cơn hoảng loạn của người gửi tiền, ngăn chặn sự lây lan sang các ngân hàng khác. Với cách xử lý như trên, các cuộc khủng hoảng cục bộ trong từng ngân hàng riêng lẻ được giải quyết êm nhẹ, nhanh chóng, tránh được sự đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống.
Về giới hạn bảo hộ còn tính đến yếu tố chỉ nội tệ, hay cả ngoại tệ và nội tệ đều được bảo hiểm (bảo toàn).
3.2. Phương pháp trợ giúp:
âTổ chức BHTG: với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN theo dõi và giúp đỡ thường xuyên đối với các ngân hàng cho đến khi đặt họ vào tình trang kiểm soát đặc biệt. Điều này có nghĩa là, việc hỗ trợ, giám sát, xử lý được tiến hành với tư cách Nhà nước, có tính chất hành chính- kinh tế.
Vì là tổ chức tài chính công nên trong hệ thống BHTG thủ tục bù đắp thiệt hại cho người gửi tiền hết sức chặt chẽ và phức tạp, nhiều khi có sự can thiệp của Nhà nước.
â Qũy BTTG: thông qua tổ chức kiểm toán độc lập của Hiệp hội ngân hàng, tình hình khó khăn của các ngân hàng sớm được phát hiện. Qua đó, tổ chức kiểm toán có tiếng nói quan trọng về mức độ giúp đỡ, thời hạn phải trả nợ, nhất là giải pháp vượt qua khó khăn để hồi phục.
Có thể nói rằng, đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống BTTG là gắn kết với hệ thống kiểm toán độc lập của Hiệp hội ngân hàng. BTTG và kiểm toán là hai tổ chức đi đôi với nhau như hình với bóng. Nếu không có kiểm toán thì Hiệp hội ngân hàng không có cách nào tiếp cận và giúp đỡ có hiệu quả các ngân hàng hội viên.
Tổ chức kiểm toán của Hiệp hội ngân hàng còn có quan hệ phối hợp với thanh tra ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính và các tổ chức kiểm toán khác rất chặt chẽ. Nó còn có khả năng thay mặt cho hội viên đối tác với các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong những trường hợp các cơ quan này đưa ra những kết luận chưa phù hợp.
Với những việc như trên, một tổ chức BHTG hoạt động mang tính kinh doanh đơn thuần không thể làm được, vì họ không được phép kiểm tra các ngân hàng. Trái lại, đối với các Qũy BTTG thì đây là sự hỗ trợ và kiểm soát trong nội bộ Hiệp hội ngân hàng
Vì Qũy BTTG là chủ sở hữu, hơn nữa lại vì mục đích tương hỗ, liên kết nghề nghiệp nên dễ dàng có các hình thức hỗ trợ, ứng cứu kịp thời, linh hoạt và thích hợp mà không sợ phải lệ thuộc vào các nguyên tắc hành chính.
III. Vai trò của hai loại hình BHTG và BTTG:
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc bảo đảm cho số tiền gửi của nhân dân tại các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với các nước phát triển, nơi có lưu lượng tiền, của cải rất lớn. Người tham gia bảo hiểm (cá nhân hay tổ chức) được trợ cấp, bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm khi các ngân hàng, nơi mà họ gửi tiền thiếu hay mất khả năng chi trả. Mặt khác, nhờ có BHTG do những người tham gia đóng góp một số phí tạo thành nguồn qũy bảo hiểm lớn, ngoài chi trả hay bồi thường còn là nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động ngân hàng.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh vai trò to lớn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, chúng ta cũng cần xem xét những tác dụng tích cực mà Qũy BTTG mang lại.
Có Qũy BTTG trong Hiệp hội ngân hàng sẽ tạo thêm lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện giảm nhẹ rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, từ đó đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn trong nhân dân phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, tổ chức BTTG còn góp phần chống độc quyền, đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tiền gửi, nâng cao tính cạnh tranh và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế. Hơn nữa nó còn góp phần chống ỷ lại và dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Điều đó cũng góp phần nâng cao tính tự chiụtrách nhiệm trong kinh doanh.
Chương II: Thực tiễn hoạt động của tổ chức BHTG và BTTG ở Việt Nam
I- Sự cần thiết thành lập tổ chức BH và BTTG ở Việt Nam:
Trong các hoạt động kinh tế, tín dụng là một trong những hoạt động phát triển khá mạnh mẽ. Mặc dù hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cao nhưng những rủi ro tín dụng như: rủi ro mất khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá hối đoái... có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây tổn thất cho các qũy tín dụng và để lại những hậu quả khôn lường về nhiều mặt.
Đối với kinh tế: hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, người gửi tiền. Nếu có rủi ro gây thiệt hại lớn hay làm phá sản một vài tổ chức tín dụng sẽ tạo tâm lý không an tâm đối với nhân dân, họ đua nhau rút tiền làm phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức tín dụng, làm cho nhiều doanh nghiệp mất vốn và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Đối với ngân hàng và các TCTD: rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ như: giảm lợi nhuận, thua lỗ hay mất khả năng chi trả.
Đối với khách hàng: có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, trong cuộc sống hàng ngày...
Để đối phó với những thiệt hại, tổn thất không lường trước được do các rủi ro gây ra, có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tốt nhất là lập ra các tổ chức BH và BTTG. Như vậy tổ chức BHTG và BTTG ra đời nhằm đảm bảo an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền, duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
II- Lựa chọn hình thức bảo hiểm hay bảo toàn:
Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Các TCTD có trách nhiệm tham gia tổ chức BH hay BTTG “. Điều này có thể hiểu như sau:
â Bản thân các tổ chức BHTG và BTTG đều có thể hoạt động song song, tuy độc lập với nhau.
â Các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi đều được lựa chọn và chủ động tham gia hay là Qũy BTTG của Hiệp hội ngân hàng hay công ty BHTG của Nhà nước. Không phải đã tham gia tổ chức này thì không được tham gia tổ chức kia. Nếu có điều kiện, các TCTD v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status