Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTNB VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4
I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTNB 4
1. KTNB và vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB 5
3. Mô hình, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức KTNB 7
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11
1. Sự cần thiết của KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 11
2. Đánh giá sự phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 13
3. Những khó khăn chính trong việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 15
III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19
1. Hoàn thiện về mặt chính sách 19
2. Hỗ trợ về mặt đào tạo và các điều kiện khác để nâng cao và phát triển đội ngũ KTVNB 21
3. Về chính sách vật chất và phương tiện kỹ thuật 21
4. Về tổ chức bộ máy KTNB 22
IV- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ THỰC TẾ 23
1. Mô hình tổ chức 23
2. Về cơ cấu bộ phận KTNB ở các tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn 24
3. Hướng nghiên cứu mới 24
 
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ịp thời cho lãnh đạo để có các kiện pháp khắc phục, hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu, vai trò của KTNB cần đặt KTNB trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình 2: ktnb trực thuộc Tổng Công ty (giám đốc) của dn
Cán bộ quản lý cấp DN
Bộ phận KTNB
Cán bộ quản lý cấp trung gian
Hội đồng Quản trị
( HĐQT )
Tổng Công ty
( Giám đốc)
Quan hệ trực thuộc.
Quan hệ kiểm tra.
Luồng thông tin phản hồi.
Cách tổ chức theo mô hình này phù hợp với điều kiện thực tiễn của các DNNN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để KTNB thực sự có hiệu quả thì người đứng đầu bộ phận KTNB phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của HĐQT (nếu doanh nghiệp có HĐQT).
Như vậy qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của KTNB thì việc hình thành KTNB trong các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, đồng thời tùy theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp mà có cơ cấu tổ chức KTNB cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
b) Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy KTNB.
Bộ máy kiểm toán bao gồm con người và các phương tiện chứa đựng các yếu tố cấu thành của kiểm toán để thực hiện chức năng của kiểm toán.
Tổ chức bộ máy kiểm toán chính là việc tạo ra các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành kiểm toán, giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán và chín giữa bản thân của hệ thống kiểm toán với các yếu tố khác trong môi trường hoạt động của kiểm toán. Chính từ việc tổ chức bộ máy kiểm toán mà các mối liên hệ được duy trì đảm bảo cho hệ thống thực hiện tốt chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến.
Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo:
- Tính khoa học: Tổ chức bộ máy KTNB phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết kiểm toán. Tùy theo đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp là tổ chức theo phương pháp chức năng hay trực tuyến tham mưu mà đưa ra mô hình tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp.
- Tính nghệ thuật: Tổ chức bộ máy KTNB phải chú ý tới nhân tố con người.
Trong sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán cần phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của mỗi ktv nhằm đạt hiệu quả và hiệu suất cao.
- Phải đảm đủ về số lượng nhân viên trong bộ phận kiểm toán cũng là một vấn đề quan trọng.
Số lượng nhân viên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau:
Số lượng nhân viên KTNB =
Trong đó:
ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hay một bộ phần của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại nếu có.
t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hay các hoạt động tương ứng/năm.
b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ phép, hội họp..
k: Thời gian làm việc trung bình của một KTV/năm.
n: Tổng số bộ phận hay hoạt động cần được kiểm toán.
- Điều quan trọng trong tổ chức KTNB là phải xác định quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thực sự cần bộ máy KTNB hay không, quy mô của doanh nghiệp như thế thì bộ máy KTNB nên có quy mô như thế nào thì thích hợp......
- Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp như thế nào mà tổ chức KTNB cho phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, tốn chi phí ít nhất.
- Tổ chức bộ máy KTNB phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán.
- Hệ thống bộ máy KTNB bao gồm các mối liên hệ trong và ngoài khác nhau và phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết tổ chức và quy luật biện chứng về mối liên hệ.
Để tổ chức bộ máy KTNB thì cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phải xác định kiểu mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình.
- Xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống KTNB với KTV.
Đó là những nguyên tắc và nhiệm vụ cần tuân thủ khi tiến hành tổ chức bộ máy KTNB.
II- thực trạng của việc tổ chức KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý luận chung về KTNB, từ vai trò và ý nghĩa của KTNB đối với sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta đi tìm hiểu về thực trạng KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay, những khó khăn trong việc hình thành KTNB, những tồn tại trong việc tổ chức KTNB hiện nay.
1. Sự cần thiết của KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay:
KTNB là hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp, do người của doanh nghiệp thực hiện để phục vụ cho các yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của bản thân doanh nghiệp. Với mục tiêu như vậy, đặc biệt là trong cơ chế quản lý tài chính kiện nay - doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đến mức cao nhất - thì KTNB càng là một đòi hỏi cấp bách với tất cả các DNNN.
Theo Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, từ năm 1997 cơ quan quản lý tài chính các cấp sẽ không tiến hành kiểm tra phê duyệt quyết toán sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNN. Các DNNN phải công khai báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về các số liệu, chỉ tiêu đã công bố. Đây là một quy định nhằm nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các DNNN nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho họ. Từ trước năm 1997, sau khi quyết toán năm được duyệt, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về các mặt hoạt động và giải pháp tài chính trong năm vì đã được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận. Mọi sai sót, vi phạm của doanh nghiệp cũng đã được giải quyết hay xóa bỏ thông qua việc duyệt quyết toán. Chính vì vậy, trong điều kiện không còn kiểm tra phê duyệt quyết toán hàng năm, KTNB với chức năng kiểm tra, xác nhận tính trung thực và hợp lý, hợp pháp của các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp bớt lúng túng, yên tâm hơn khi ký các báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo cơ chế về quản lý tài chính DNNN.
ở Việt Nam hiện nay, mô hình HĐQT ở các Tổng công ty được thành lập theo Nghị định 90/CP và 91/CP có khác so với các nước. Trong mỗi Tổng công ty nhà nước có Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT, ngoài các thành viên chuyên trách, HĐQT còn có một số thành viên kiêm nhiệm. Trong Ban kiểm soát, ngoài Trưởng Ban kiểm soát, phần lớn các ủy viên là các thành viên kiêm nhiệm, có thành viên không thuộc Tổng công ty. Với bộ máy như vậy, Ban kiểm soát khó lòng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước mới được ban hành theo điều lệ mẫu của Tổng công ty nhà nước. Vì vậy, ở các DNNN mà trước hết là các Tổng công ty cần thiết phải tổ chức bộ phận KTNB để giúp chủ doanh nghiệp điều hành và quản lý mọi mặt hoạt độn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status