Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội



MỤC LỤC
Trang
Phần i: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội 1
I. khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội. 1
II. Đối tượng bảo hiểm xã hội và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 5
III. Chức năng của bảo hiểm xã 6
1. Đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động 6
2. Phân phối và phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội 7
3. Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội 7
4. Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và với xã hội 8
IV.Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm xã hội 8
V- Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. 12
1. Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội. 12
2. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. 13
 
Phần II: Tình hình thực hiện các chế độ BHXH ở Việt Nam 19
I- Một vài nét về BHXH ở Việt Nam. 19
1. Thời kỳ từ năm 1961 trở về trước. 19
2. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1995. 20
3. Thời kỳ từ năm 1995 đến nay. 24
II- Tình hình thực hiện các chế độ BHXH. 30
1. Những kết quả chung. 30
2. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn. 32
3. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. 33
III- Một số tồn tại và bất cập khi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 34
1. Vấn đề về chế độ bảo hiểm xã hội. 35
2. Thực hiện các chế độ BHXH chưa nghiêm túc. 36
 
Phần III- Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 39
I- Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 39
1. Cơ sở lý thuyết để hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội 39
2. Giải pháp hoàn thiện các chế độ BHXH. 42
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cảnh hết sức khó khăn như vậy, Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm đến công tác thực hiện các chế độ chính sách BHXH.
Khởi đầu của chính sách BHXH là sắc lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945 ấn định điều kiện cho công chức hưởng chế độ hưu trí, chủ yếu áp dụng cho nhân sỹ, trí thức, cán bộ cách mạng đã làm việc được 30 năm và đến tuổi 55. Tiếp đến là Sắc lệnh số 105/52 ngày 14/6/1946 ổn định mức trợ cấp hưu bổng cho công chức. Cũng tại sắc lệnh này, Chính phủ cũng đã quy định mức đóng góp của công chức và Nhà nước vào quỹ hưu là 10% tiền lương.
Sau đó Chính phủ đã ban hành một loạt các Sắc lệnh: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh số 70/SL ngày 20/5/1950; Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước.
Đặc điểm thời kỳ này là các cơ quan quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, đồng thời là cơ quan thực hiện các chế độ BHXH. Có thể đây là thời kỳ manh nha về BHXH của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trong giai đoạn này chính sách BHXH được thực hiện đã thực sự là nguồn động viên cổ vũ công nhân viên chức yên tâm phấn khởi lao động sản xuất, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
Tuy nhiên,, chính sách BHXH cũng bộc lộ nhiều nhược điểm không phù hợp.
- Đối tượng tham gia còn hạn hẹp, người được hưởng chế độ BHXH chỉ có cán bộ công nhân viên chức, chưa mở rộng đến các đối tượng người lao động khác đã làm mất đi tính tích cực, ưu việt của chủ nghĩa xã hội đối với người lao động, chưa xác lập được sự công bằng giữa những người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH.
- Việc thực hiện các chính sách BHXH còn phân tán không có hiệu quả, vì thế nó chưa thực sự trở thành chính sách xã hội lớn.
2. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1995.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 (năm 1960): xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương thực hiện đề án xây dựng Điều lệ về các chế độ BHXH và tổ chức quản lý công tác BHXH. Ngày 14/12/1961 Uỷ ban thường vụ quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn việc Hội đồng Chính phủ quy định và ban bố "Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước". Hội đồng Chính phủ sẽ thoả thuận với Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) về việc quản lý quỹ BHXH của Nhà nước và quản lý các sự nghiệp BHXH.
Ngày 27/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218 kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/1962. Điều lệ về BHXH quy định áp dụng đối với tất cả những người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất thuộc khu vực Nhà nước, bao gồm cả công nhân viên chức thuộc các tổ chức Đảng, đoàn thể. Từ Nghị định trên, các chế độ BHXH được quy định riêng và hình thành tổ chức chuyên trách độc lập để quản lý và thực hiện các chế độ BHXH trong hệ thống Tổng công đoàn Việt Nam. Phương tiện vật chất đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức là công đoàn tổ chức thu 4,7% so với tổng quỹ lương của các cơ quan, xí nghiệp, nông - lâm trường, bệnh viện, trường học.. từ tháng 1/1962 đến tháng 8/1964 để chi trả 6 chế độ:
- Chế độ ốm đau.
- Chế độ thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ hưu trí.
- Chế độ mức sức lao động
- Chế độ tử tuất.
Ngày 20/3/1962, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 31/CP về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ và quản lý và thực hiện các chế độ BHXH giữa Bộ nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tê và Tổng công đoàn Việt Nam. Ngày 23/3/1962, hội đồng Chính phủ ra tiếp Nghị định số 39/CP về quy định nội dung thu và chi quỹ BHXH của Nhà nước, phù hợp với nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 31/CP. Bộ Lao động, Bộ Nội vụ được giao thực hiện các chế độ BHXH như: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và quản lý thu quỹ BHXH 1% so với tổng quỹ lương của cơ quan xí nghiệp; Tổng công đoàn thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và quản lý thu quỹ BHXH 3,7% so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức Nhà nước.
Thực hiện hai Nghị định trên, các tổ chức BHXH ở các bộ có liên quan được hình thành, riêng tổ chức BHXH của Tổng công đoàn được giữ nguyên nhưng thu gọn lại do chỉ còn thực hiện 3 chế độ, có lúc Tổng công đoàn đã nhập ban BHXH vào Ban tài chính (1968-1973). Việc bàn giao nhiệm vụ, hồ sơ đối tượng và quỹ giữa Tổng công đoàn với tổ chức BHXH các bộ đến tháng 8/1964 mới xong. Do thay đổi tổ chức của các bộ, nên quản lý và thực hiện các chế độ BHXH đã chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Lao động; Bộ Lao động sang Bộ Thương binh xã hội, rồi lại nhập về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Tháng 5/1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước.
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm từ 1962-1993, chính sách BHXH đã đạt được những thành tựu to lớn và đã thực sự trở thành sự bảo vệ của Nhà nước và xã hội đối với công nhân viên chức và quân nhân yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất và chiến đấu góp phần giải phóng và xây dựng đất nước. BHXH còn góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh, hàng vạn cán bộ, viên chức, quân nhân bị giảm sút sức khoẻ đã nghỉ việc hưởng chế độ đã được đãi ngộ, ổn định cuộc sống. BHXH đã khẳng định quyền lợi thiết yếu của cán bộ, viên chức, quân nhân trong suốt quá trình làm việc và nghỉ hưu khi tuổi cao sức yếu, chỉ tính đến đầu năm 1993, chính sách BHXH đã đảm bảo trợ cấp cho hơn 6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thai sản, hơn 2 tỷ ngày nghỉ ốm, hơn 3 vạn người hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, gần 60 vạn người hưởng trợ cấp mất sức lao động, 1,5 triệu người hưởng lương hưu trong đó có 16 vạn tướng lĩnh sĩ quan quân đội,công an; 30 vạn người hưởng tiền tuất hàng tháng, hàng chục vạn lượt người được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chính sách BHXH cũng dần bộc lộ những nhược điểm, đặc biệt là từ khi Nhà nước đổi mới nền kinh tế - xã hội, đó là:
Thứ nhất, chỉ thực hiện BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước nên rất hạn chế việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bởi vì việc di chuyển lao động từ khu vực kinh tế Nhà nước ra khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hay ngược lại rất khó thực hiện. Đồng thời không tạo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền làm việc và quyền được hưởng phúc lợi xã hội giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế.
Thứ hai, không quy định rõ mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh không được làm rõ, tất cả đều thu qua ngân sách Nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status