Các công cụ chính sách tiền tệ - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Các công cụ chính sách tiền tệ



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
A. Giới thiệu chung về chính sách tiền tệ. 2
B. Các công cụ chính sách tiền tệ 3
1. Hạn mức tín dụng 3
1.1. Giới thiệu chung 3
1.2. Thực tế vận dụng trong điều kiện kinh tế thị trường ở VN 4
1.3. Hiệu quả 5
2. Ấn định lãi suất 5
2.1. Giới thiệu chung 5
2.2. Thực tế vận dụng trong điều kiện kinh tế thị trường ở VN 6
2.3. Hiệu quả 7
3. Ấn định tỉ giá 9
3.1. Giới thiệu chung về tỉ giá hối đoái 9
3.2. Thực tế về diễn biến tỉ giá 9
3.3. Đánh giá 11
4. Dự trữ bắt buộc 12
4.1. Giới thiệu chung 12
4.2. Quá trình sử dụng dự trữ bắt buộc ở Việt Nam 13
4.3. Đánh giá 14
5. Tái chiết khấu 14
5.1. Giới thiệu chung 14
5.2. Thực tế vận dụng trong điều kiện kinh tế thị trường ở VN 16
5.3. Đánh giá 17
6. Thị trường mở 18
6.1. Giới thiệu chung 18
6.2. Thực tế vận dụng trong điều kiện kinh tế thị trường ở VN 19
6.3. Giải pháp khắc phục 21
C. Kết luận. 22
Tài liệu tham khảo 23
Mục lục





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay và biên độ do thống đốc ngan hàng qui định trong từng thời kỳ.
Với cơ chế điều hành lãi suất mới này, về mặt bản chất cũng giống như cơ chế lãi suất trần, bởi vì lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản cộng với biên độ, chỉ khác là nó mang tính hướng dẫn, chỉ đạo cho các TCTD hình thành lãi suất hoạt động cho mình một cách dễ dàng hơn. tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mà nhà nước chưa thể thả nổi lãi suất thì việc qui định biên độ dao động là nhằm đảm bảo quản lý của nhà nước truớc khi chuyển hẳn sang lãi suất thị trường, lúc đó việc điều hành chính sách tiền tệ chủ yếu bằng công cụ lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị truờng mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính vì vậy mà tình hình lãi suất ngân hàng đến nay hầu như không biến động so với thời điểm truớc khi điều chỉnh.
Ngày 29-5-2001, thống đốc NHNN đã ra quyết định số 718 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng USD. Theo đó, các TCTD được quyền chủ động ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất thị truờng quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ trong nước. Đây là một bước đi tự tin táo bạo và sáng suốt, đặt tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
2.3. Hiệu quả:
Từ năm 1991 trở về truớc, lãi suất âm tuyệt đối nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn các năm sau đó. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng không phải lãi suất cho vay thấp mà có được tăng truởng cao mà vấn đề là ở chỗ lãi suất phải phù hợp với qui luật cung cầu về vốn, thì công cụ bổ trợ này mới có ý nghĩa.
Lãi suất tín dụng Việt Nam hiện tại đang giải quyết các mục tiêu mâu thuẫn với nhau là :
- Huy động được nhiều vốn trong dân chúng để đáp ứng cho nền kinh tế.
- Tỉ lệ lãi suất phải kéo thấp xuống để phù hợp với thế giới, đồng thời phù hợp với qui luật hình thành và phân chia lợi nhuận bình quân toàn xã hội.
Chúng ta không đánh giá mặt đúng mặt sai trong việc thực hiện các biện pháp tình thế về lãi xuất, để gây tác động mạnh, tức thời, nhằm giảm nhanh tốc độ lạm phát, mà phải gánh chịu một khoản lỗ do lãi xuất cho vay bình quân thấp hơn lãi xuất tiền gửi. Ơ đây, chúng ta chỉ quan tâm đến khía cạnh sức mạnh của công cụ lãi suất mà trước đây chưa từng sử dụng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thì nay kết quả của việc sử dụng công cụ nàylà đã làm thay đổi lớn khối lượng tiền trong lưu thông. Tính theo con số tương đối thì, năm 1991, khối lượng tiền trong lưu thông bằng 71,88% so với năm 1990, năm 1992 bằng 64,81% so với năm 1991 và 1993bằng 34,4% so với1992. Khi nâng lãi xuất tiền gửi để rút bớt lượng tiền từ lưu thông, buộc phải nâng lãi xuất cho vay. Nhưng từng vùng kinh tế có mức phát triển khác nhau. Vì vậy, nếu như các doanh nghiệp phía nam sẵn sàng chấp nhận vay vốn với mức lãi xuất cao ( 1992 họ đã chấp nhận vay với lãi xuất 5%tháng) thì các doanh nghiệp phía bắc không chịu nổi mức lãi suất đó. Thực trạng này đã và đang làm hạn chế tác dụng của công cụ lãi suất tín dụng nếu chúng ta không tính toán đến quan hệ cung cầu về vốn trong khi hoạch định chính sách lãi suất.
Mặt khác công cụ lãi suất kém tác dụng vì một lí do khác nữa.Ngân hàng Trung ương đã sử dụng các phương pháp toán số học để tính toán nhằm thực hiện nguyên tắc lãi suất cho vay phải bằng lãi suất tiền gửi cộng trượt giá cộng thêm một vài yếu tố về chi phí ngân hàng. Đồng thời khẳng định con số có tính chất ấn định trần trên và sàn dưới của lãi suất, để qui định mức lãi suất bình quân về tiền gửi và cho vay một thời kì nhất định với một khung hẹp về biên độ và không có chênh lệch lớn giữa các Ngân hàng thương mại, tuy các NH này có những điều kiện rất khác nhau. Như vậy, trong những trường hợp cung về nguồn vốn lớn hơn cầu, các Ngân hàng thương mại khó sử dụng công cụ lãi suất một cách nhạy cảm.
Biên độ chênh lệch giữa "đầu vào" và "đầu ra" hẹp (khoảng 0,35%), có tác dụng giúp cho Ngân hàng Trung ương điều khiển chính sách tiền tệ thuận lợi. Bởi vì biên độ hẹp của lãi suất có thể dễ dàng điều hành chính sách tín dụng "nới lỏng" hay "hạn chế".Do các Ngân hàng thương mại dù rất khác nhau về điều kiện, về môi trường hoạt động cũng phải chịu sự khống chế của biên độ hẹp về khung lãi suất, nên vai trò cạnh tranh giữa các NH, một yếu tố cần thiết trong nền kinh tế thị trường đã không phát huy được.
Để thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả, cần hoàn thiện công cụ lãi suất theo hướng tiến tới tự do hoá lãi suất, cụ thể là trong giai đoạn tới là nhằm vào sự hoàn thiện nguyên tắc xác định lãi suất cơ bản. Như chúng ta đã biết, lãi suất vừa phải đáp ứng lợi ích của người đi vay và người cho vay; đối với người cho vay thì lãi suất phải bao gồm lạm phát dự kiến, rủi ro và mức lợi nhuận mong đợi;còn người đi vay thì mức lãi suất phải nhỏ hơn mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, về phía NH cần xác định chính xác mức lạm phát dự kiến, rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Theo như hiện nay NHNN xác định lãi suất cơ bản chỉ dựa trên một sốNgân hàng thương mại là rất phiến diện, chưa phản ánh hết quan hệ cung cầu tín dụng thực của thị trường; trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có gần 100 TCTD hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
3. ấn định tỉ giá.
3.1.Giới thiệu chung về tỉ giá hối đoái.
Phạm trù tỉ giá hối đoái phản ánh quan hệ so sánh giá trị giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng tiền trong nước và đồng thời cũng biểu hiện tương quan cung cầu ngoại tệ.
Chính sách tỉ giá là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia, đã được các Ngân hàng Trung ương của các nước tiến hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể của từng thời kì. Ơ nước ta, trong thời kì dài chuyển sang kinh tế thị trường, việc thực hiện chính sách tỉ giáđang được đi theo những tiến trình hoà hợp với xu thế chung. Tỉ giá là một yếu tố quan trọng, do đó, Ngân hàng Trung ương tìm cách can thiệp khi tỉ giá biến động, chống nguy cơ khủng hoảng tỉ giá dẫn đến khủng hoảng tiền tệ
Tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ điều tiết đối với quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó có ảnh hưởng tới tình trạng cán cân thanh toán quốc tế, tới dự trữ ngoại tệ. Cụ thể là:
Nếu tỷ giá hối đoái quá thấp sẽ hạn chế đối với xuất khẩu khuyến khích nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới cán cân thanh toán và tới dự trữ ngoại hối.
Ngược lại, tỷ giá hối đoái cao sẽ tác dụng khuyến khích xuất khẩu , ảnh hưởng tới tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối.
3.2.Thực tiễn về diễn biến tỉ giá.
ở nước ta, khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường, cũng là lúc lạm phát còn ở mức độ rất c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status