Quan điểm toàn diện đối với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần mở đầu
Phần triển khai
I - Lý luận chung về quan điểm toàn diện với việc phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa
1- Khái niệm về xã hội chủ nghĩa
2- Nền kinh tế hàng hoá là gì
3 - Thế nào là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
4 - Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
II - Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay .
1 - Tính tất yếu khách quan dẫn đến việc tồn tại và phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta
2 - Mối liên hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ ở nước ta .
3 - Những thành quả đạt được và những mặt còn hạn chế
trong quá trình thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần .
3.1 - Những thành quả đạt được .
3.2 - Những mặt hạn chế .
III - Giải pháp khắc phục khó khăn và phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
1 - Giải pháp khắc phục khó khăn .
2 - Những nhân tố đảm bảo phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
3 - Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước .
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bản cam kết
Mục lục



PHẦN MỞ ĐẦU

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam là một cao trào của toàn dân ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo , công cuộc đổi mới thực sự bắt đầu từ năm 1986.
Năm 1986 trở về trước nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ , mang tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp . Mặt khác do những sai lầm trong nhận thức về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa . Nền kinh tế nước ta ngày càng tụt hậu , khủng hoảng trầm trọng kéo dài , đời sống nhân dân thấp .
Đứng trước bối cảnh đó con đường đúng đắn duy nhất để đổi mới đất nước là đổi mới kinh tế . Vì vậy từ 1986 , trên cơ sở quan điểm toàn diện nhận thức rõ về thực trạng đất nước cùng với những thành tựu trong những năm đầu đổi mới đến năm 1991 đại hội lần thứ VII , Đảng ta đã đi tới quyết định : kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước .
Đường lối đó được thực hiện trên mười năm đổi mới đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ chứng tỏ đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước là hoàn toàn đúng đắn . Nhưng phía sau những thành tựu đó còn không ít những khó khăn còn nổi cộm . Do đó cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện những quan điểm và biện pháp để nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ vững định hướng đó . Đây là việc thiết thực và cần thiết đối với vận mệnh đất nước vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “quan điểm toàn diện đối với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu . Hơn nữa , đây là đề tài mang giá trị thực tiễn và giá trị khoa học lớn góp phần làm sáng tỏ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin . Do đó sự tồn tại quá lâu của cơ chế kinh tế cũ đã ăn sâu bám rễ vào tư duy nhân thức , vào quan điểm và cách thức điều hành , quản lý kinh tế của chính phủ nên việc chuyển từ nền kinh tế nhỏ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi phải có sự xem xét một cách toàn diện , cụ thể những điều kiện của nước ta .
Em xin chân thành Thank các thầy , cô giáo đã giúp đỡ em trong khi viết bài tiểu luận . Đây là lần đầu em viết bài tiểu luận nên không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức , kính mong các thầy , cô giáo tận tình sửa chữa và góp ý cho em để em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn .
















PHẦN TRIỂN KHAI
I - Lý luận chung về quan điểm toàn diện với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Nói đến vấn đề toàn diện với vấn đề trên trước hết ta phải hiểu được Xã hội chủ nghĩa là gì ? nền kinh tế hàng hoá là gì ? nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là gì ? và tại sao phải phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà không theo hướng khác ?
1- Khái niêm về xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Vào tháng 6-1996 đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định :
XHCN ở Việt Nam là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất , chủ yếu là có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc , con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột , mọi người có quyền làm chủ bản thân mình và làm theo năng lực hưởng theo lao động . XHCN là xã hội mà người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc , tự do khuôn khổ pháp luật , có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân các dân tộc trong nước đoàn kết , bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ , có quan hệ hữu nghị , hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới .
Theo Mác , XHCN đáng lẽ phải ra đời từ các nước tư bản văn minh có nền kinh tế phát triển cao xong do lịch sử của Việt Nam đã chịu ách thống trị của phong kiến và thực dân , Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh dành lại độc lập cho dân tộc đưa đất nước đi lên XHCN . Vì vậy Việt Nam - một nước kinh tế chưa phát triển còn cùng kiệt nàn , lạc hậu đã đi theo con đường XHCN , định hướng XHCN ở nước ta ngày càng được giữ vững và không ngừng phát triển đặc biệt là định hướng về chính trị , xã hội và kinh tế .
2 -Nền kinh tế hàng hoá là gì?
Nền kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà sản phẩm sản xuất ra để bán , trao đổi trên thị trường . Trong kiểu tổ chức mà toàn bộ quá trình sản xuất - phân phối , trao đổi - tiêu dùng , sản xuất ra cái gì , cho ai đều thông qua mua bán và hệ thống thị trường và do thị trường quyết định .
Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất vận động và phát triển một cách tuần tự . Ngay từ đầu nền kinh tế không phải đã có thể hoàn chỉnh với những đặc điểm , đặc trưng của nó mà phải mang trong mình những tàn dư của nền kinh tế cũ trong khi đó nền kinh tế cũ là nền kinh tế nhiều thành phần .
3 - Thế nào là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ?
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thể hiện và đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ thấp , không đều của lực lượng sản xuất . Đồng thời khơi dậy tiềm năng của từng thành phần trong nền kinh tế quốc dân. Việc chuyển cơ chế quản lý hành chính từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường làm cho quản lý từ bảo thủ , trì trệ thành quản lý năng động và hiệu quả . Chuyển chế độ sở hữu từ một hình thức quốc doanh và tập thể sang đa sở hữu về tư liệu sản xuất .
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của nền kinh tế thị trường ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng thấp kém và ngày càng phát triển hơn kể cả trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp . Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng và phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phản ánh tính chất phức tạp trong quản lý kinh tế theo định hướng XHCN . Do đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường quản lý của nhà nước . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “ tệ quan liêu tham nhũng và những suy thoái về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu , lòng tin đối với Đảng với chế độ bị sói mòn , các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn đến chệch hướng ” .

Kinh tế xã hội cần nhận thức tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế là một tất yếu khách quan từ đó có thái độ đúng đắn trong việc khuyến khích sự phát triển của chúng theo định hướng XHCN .

m2FpETaWf23ag72
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status