Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ



Quan niệm về nghiệp báo và luân hồi: Làm lành gặp lành, ở ác gặp ác; quan niệm này của Phật Giáo dĩ nhiên được chấp nhận dễ dàng trong tín ngưỡng dân gian Giao Chỉ. Tín ngưỡng về hồn ma tồn tại sau khi chết cũng là căn bản rộng rãi để chấp nhận luân hồi. Con Tấm trong truyện Tấm Cám dù bị hại bao nhiêu phen cũng vẫn luân hồi trở lại hay trong hình thức trái thị hay trong hình thức chim hoàng anh. Bà mẹ ghẻ vì ác độc nên phải ăn mắm xác chết con mình. Trong truyện thần thoại Con Muỗi, người vợ xinh đẹp nhưng dâm tà của anh lái buôn si tình đã phải luân hồi thành con muỗi, suốt đời tìm hút lại ba giọt máu để trở lại thành người. Tín ngưỡng nghiệp báo luân hồi khiến người ta lo ăn ở nhân từ, thương người và tu tạo phúc đức.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g và rộng rãi không chỉ ở ấn Độ mà còn tới nhiều dân tộc khác, trong đó có Việt Nam.
Phần II.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam và những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ
I. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
1. Bối cảnh Việt Nam
Nước Việt Nam có hình thể chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương, thường gọi là ấn Độ Chi Na. Việt Nam chiếm vị thế bảy phần mười bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Trung Quốc và vịnh Bengale, được cấu thành bởi các dãy núi chạy từ Tây Tạng đến phía Đông và xoè ra biển như hình rẻ quạt. Giữa các rặng núi là những thung lũng, tạo thành các miền cao nguyên, bình nguyên và các dòng sông lớn. Sông Menam tạo thành đồng bằng Thái Lan, sông Mekong tạo thành đồng bằng Campuchia và Nam Việt Nam, sông Hồng tạo thành đồng bằng Bắc Việt Nam. Địa thế Việt Nam còn nằm giữa hai lục địa lớn và đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và ấn Độ. Hai quốc gia lớn này cũng đã có nền văn hoá rất sớm đối với nhân loại. Việt Nam do ở địa thế như vậy nên chịu rất nhiều ảnh hưởng của hai nền văn minh đó. Theo các nhà sử học, dân tộc Việt Nam được hình thành có những thuyết sau:
a- Tổ tiên Việt Nam gốc ở Tây Tạng.Vì đời sống, một bộ lạc theo lưu vực sông Hồng, dần hồi tràn xuống Trung Châu Bắc Việt.
b- Theo Aurousseau, tổ tiên Việt Nam là người nước Việt, miền hạ lưu sông Dương Tử, bị người nước Sở (đời Xuân Thu) đánh đuổi. Để lánh nạn, người Việt chạy về phía Nam, miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi từ từ đến Bắc Việt và Bắc Trung Việt. Từ đó, cho biết xưa kia địa thế Việt Nam có thể bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây đến Bắc Trung Việt. Cũng từ đó, người Việt có truyền thống nam tiến, giống loài chim Việt lúc nào cũng sống theo hướng mặt trời. Mùa đông, chim bay xuống phía Nam để được sưởi nắng ấm, tránh lạnh lẽo ở phương Bắc.
c- Theo các nhà nhân chủng học, thời thượng cổ, giống người Indonesian bị giống dân Aryan đánh đuổi, bỏ ấn Độ chạy đến bán đảo ấn Độ Chi Na. Số người tràn về phía Nam lập thành nước Campuchia, Chiêm Thành, theo văn hoá ấn Độ. Còn số người ở phía Bắc kết hợp với giống Mông Cổ trở thành người Việt Nam.
d- Theo các nhà dân tộc học, Việt Nam ở giữa khu vực nối liền ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chịu ảnh hưởng hai nền văn hoá cổ nhất là ấn Độ và Trung Quốc... Vì thế, Việt Nam là vùng qui tụ thành phần dân tộc khác nhau với 8 nhóm ngôn ngữ như: Mường, Thái, Dao, Miến, Khmer, Hán, Chàm, Nam á... Nhưng thành phần người Việt (Kinh ) chiếm phần lớn, có ưu thế hơn, cùng nói một thứ tiếng, hình thành một cộng đồng dân tộc chung cội nguồn để dựng nước và giữ nước.
2. Nguồn gốc trung tâm Phật giáo Luy Lâu
Luy Lâu là kinh đô của Giao Chỉ, ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam. Xưa còn gọi Luy Lâu là Dâu. Luy Lâu là nơi giao lưu thương mại từ ấn Độ đến Trung Quốc. Vào thế kỷ đầu Tây lịch, thương gia ấn Độ bán cho đế quốc La Mã nhiều vải lụa, hương liệu, trầm hương, ngà voi, quế, tiêu, vàng ngọc... Để đủ cung ứng cho thị trường, thương thuyền ấn Độ theo gió mùa Tây Nam đi về vùng Viễn Đông, đến các bờ biển Mã Lai, Nam Dương, Phù Nam, Giao Chỉ và Trung Quốc. Từ Trung Quốc trở về, các khách buôn lại ghé Giao Chỉ, đợi gió mùa đông Bắc để căng buồm đi theo chiều gió. Trong thời gian lưu lại Giao Chỉ, các khách buôn bày biện lễ nghi thờ cúng và cầu nguyện Phật và các vị Bồ Tát. Với mục đích cầu nguyện, các nhà buôn thường mời Tăng sĩ đi theo. Các nhà sư, ngoài tâm thành cầu nguyện bình an cho khách buôn, còn có mục đích hoằng hoá truyền đạo Phật. Từ đó, người Giao Chỉ không chỉ học hỏi bởi người ấn Độ cách thức làm nông nghiệp, làm thuốc, buôn bán mà còn chịu ảnh hưởng tôn giáo ấn Độ. Đó là Phật giáo.
Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, bấy giờ người Giao Chỉ có Chử Đồng Tử và Tiên Dung mở tiệm buôn bán với khách nước ngoài. Chử Đồng Tử đã theo thuyền buôn nước ngoài ra khỏi xứ. Khi ghé lại một hòn núi tên là Quỳnh Viên để lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử gặp một nhà sư ấn Độ trong một túp lều. Do ái mộ nhà sư, Chử Đồng Tử đã ở lại đảo học đạo, giao vàng cho bạn đi buôn giúp và hẹn khi trở về hãy ghé lại đón. Trước khi từ giã để trở về đất liền, Chử Đồng Tử được nhà sư cho một cái gậy và một nón lá, với lời dạy có thể làm phép lạ bằng hai vật sẵn có trong tay. Một hôm, đang đi thì trời tối, Đồng Tử chống cái gậy và úp nón lá làm lều trú ẩn. Sau khi về Giao Chỉ, để giáo hoá Tiên Dung, Chử Đồng Tử giảng giải Phật pháp. Do thấm nhuần đạo lý Phật đà, cả hai đều bỏ chuyện đi buôn, tiếp tục con đường tìm thầy học đạo. Chuyện Chử Đồng Tử học đạo cho thấy Phật giáo có dẫn lực mạnh đối với người dân Việt Nam. Cụ thể, người Giao Chỉ đọc tụng Tam qui, cúng đường Phật tháp, bố thí cho người đói khổ, bệnh tật, thiếu may mắn và đọc kinh cầu nguyện chết được siêu sinh, sống được an bình, phúc lạc... Người đời gọi Phật là ông Bụt, Bụt có ở khắp mọi nơi, biết được tâm tư nguyện vọng của mọi người, Bụt có thể trừng trị kẻ ác, cứu giúp người lương thiện. Đó là Bụt trong các câu chuyện dân gian truyền khẩu như " Tấm cám", "Truyện cây nêu" ... Bụt có thể biến hoá các hiện tượng thiên nhiên quanh con người thành các thần, ban phúc, trừ hoạ. Chứng tỏ rằng, đối với dân chúng, Bụt là hiện thân cho cái thiện, cho lẽ phải, cho những gì tốt đẹp nhất mà người dân mong ước.
Trong thực tế, ngay từ thế kỷ đầu, có thể các thuyền buôn đã chở theo các nhà sư đến Giao Châu. Nhưng chưa có sách nào ghi chép lại, do đó các nhà sư trở thành những nhà truyền đạo vô danh. Mãi đến thế kỷ II và đầu thế kỷ thứ III, các nhà sư truyền giáo mới được sử sách ghi chép lại, trở thành những nhà truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam. Đó là: Marajivaka ( hay Jivaka), Ksũdara ( hay Kàlacãrya), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương Lâu ( hay Kalaruci), Mâu Bác ( hay Mâu Tử).
Tiếp nối 3 thế kỷ đầu Tây lịch, Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ tư vẫn phát triển. Trong giai đoạn này có hai nhà sư Trung Quốc, trên đường đi Tây Trúc có ghé Giao Châu và đều viên tịch tại đây. Đó là Vu Pháp Lan ( khoảng 270 - 230 ) và Vu Đạo Thuý ( khoảng 285 - 315). Pháp Lan là thầy của Đạo Thuý.
Qua thế kỷ thứ V, nối tiếp sự nghiệp truyền đạo của tiền nhân, Phật giáo Việt Nam có Đạt Ma Đề Bà, Huệ Thắng, Huệ Lâm, Đạo Thiền và Đàm Hoàng, quốc tịch nước ngoài có, quốc tịch Việt Nam có, đây là những nhà sư có công trong việc truyền dựng Phật giáo ở Giao Châu trong thời Bắc thuộc.
II. Những ảnh hưởng của triết học Phật giáo đến Việt Nam qua các thời kỳ
1. Hai thế kỷ đầu Tây lịch
Sự thành lập tăng đoàn, dịch kinh sáng tác và làm chùa hẳn được thực hiện vào thế kỷ thứ hai. Trong thế kỷ đầu của Tây lịch sinh hoạt Phật ở Giao Châu chắc chắn thô sơ lắm. Như ta đã biết, đạo Phật đầu tiên do các thương gia ấn Độ đem đến. Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu và chính vì vậy mà người Giao Châu biế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status