Đề án Môi trường kinh tế, chính trị với sự phát triển của du lịch Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề án Môi trường kinh tế, chính trị với sự phát triển của du lịch Việt Nam



Đề tài:
 "Môi trường kinh tế, chính trị với sự phát triển của du lịch Việt Nam"
Lập dàn ý:
Chương I- Cơ sở lý luận của đề tài.
I- Hoạt động kinh doanh du lịch
- Khái niệm
- Đặc điểm
- Ý nghĩa
II- Sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị tới sự phát triển du lịch Việt Nam.
Chương II- Sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị tới sự phát triển của du lịch Việt Nam.
I- Thực trạng kinh doanh du lịch Việt Nam
1. Nguồn khách
2. Một vài đánh giá về phát triển lao động Việt Nam
II- Thực trạng và sự tác động của môi trường kinh tế với sự phát triển du lịch Việt Nam.
1. Tình hình phát triển kinh tế nước ta
2. Sự tác động của môi trường kinh tế dẫn đến sự phát triển du lịch Việt Nam
III- Thực trạng và sự tác động môi trường chính trị dẫn đến sự phát triển du lịch Việt Nam.
Chương III- Ý kiến bản thân
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tin, chi tiết đầy đủ về các dịch vụ cảu chuyến đi. Vì họ ở xa không thể đến đó được, mặt khác sản phẩm du lịch mang tính vô hình do đó tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Không chỉ bó hẹp trong việc thu hút khách nội địa, các công ty du lịch đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Âu…, tập trung vào thị trường trọng điểm: Nhật, Trung Quốc, Pháp…
- Hoạt động kinh doanh du lịch phụ thuộc vào tài nguyên:
Có thể nói, trên đất nước ta có nghìn lẻ một điểm du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn do con người xây dựng nên. Có nhiều di sản thiên nhiên và di sản văn hoá do Unesco công nhận: Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Huế….
Ngoài ra trên khắc đất nước ta mỗi vùng có một nét văn hoá rất riêng biệt, rất đậm đà phong cách miền quê….
Tất cả tạo nên sức cuốn hút hơn, thôi thúc chuyến hành trình của khách.
Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính chu kỳ, thời vụ.
Bởi vì đất nước ta có 4 mùa rõ rệt: Loại hình du lịch biển chỉ kinh doanh được vào mùa hè, đầu thu. Mùa này khách đến du lịch biển nhiều ngược lại thì rất ít.
- Đòi hỏi vốn đầu tư phù hợp: Vốn đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp những khu, tuyến điểm du lịch. Đối với những khách sạn lớn thì việc đầu tư từ ban đầu là tương đối cao vì các trang thiết bị đòi hỏi phải hoàn hảo ngay từ đầu, không thể đầu tư manh mún lẻ tẻ không có qui hoạch, phải thể hiện tính độ bền nếu không khách sẽ cảm giác chất lượng không tốt dẫn đến đầu tư không có hiệu quả.
Đối với những khách sạn qui mô vừa và nhỏ nói chung tổng lượng vốn đầu tư không cao so với các ngành khác.
- Dung lượng lao động trực tiếp trong ngành cao, chịu sức ép tâm lý lớn. Lực lượng lao động trong ngành du lịch ở nước ta là lực lượng trẻ trung bình từ 35-40 tuổi kinh doanh du lịch phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Không thể tự động hoá bằng máy móc thay thế con người được. Do đó với mỗi bộ phận phải cách mạng hoá (nhân viên tiếp tân, hướng dẫn viên….). Mỗi người nên làm tốt phần việc của mình vì "trăm hay không bằng tay quen" làm nhiều biến thành kỹ năng, kỹ xảo khả năng mắc lỗi sẽ giảm đi.
- Chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên: Khí hậu, thói quen con người, tâm lý (lấy las tâm lý, theo mốt), sự phân bố ngày nghỉ.
* ý nghĩa:
- Hoạt động kinh doanh du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nước ta, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lãi trên tổngvốn đầu tư so với ngành kinh tế khác cao hơn nhiều lần, thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Góp phần khai thác bảo tồn và giới thiệu các di sản văn hoá dân tộc.
- Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế và các vùng xa xôi phát triển, đẩy mạnh việc hoàn thiện hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội (giao thông, bưu điện, điện nước, cung cấp vật chất và văn hoá…)
- Làm tăng nguồn ngoại tệ của đất nước.
- Góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động xã hội
- Là một hình thức giáo dục truyền thống hiện đại nâng cao dân trí các tầng lớn xã hội góp phần tích cực thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
- Góp phần phát triển và bảo vệ môi trường thiên nhiên và xã hội, khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống, duy trì tôn tạo những di tích lịch sử văn hoá.
- Là ngành quan hệ của đối ngoại, về kinh tế là hình thức xuất khẩu tại chỗ (đối với khách nước ngoài) thu hút đầu tư về chính trị: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, hiểu biết lẫn nhau về văn hoá là hình thức trao đổi văn hoá "Trăm nghe không bằng một thấy"
II- Sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị đến sự phát triển của du lịch nước ta.
Kinh tế và chính trị là hai yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển du lịch của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh những nước nào có nền kinh tế càng phát triển, chính trị ổn định thì hoạt động du lịch càng phát triển. Kinh tế và chính trị có mối quan hệ xoắn xuýt, bó bện lẫn nhau không thể tách rời nhau được. Có người cho rằng nên tách yếu tố kinh tế ra khỏi chính trị là một sai lầm vô cùng lớn.
Trải qua những cam go, thách thức của một dân tộc lúc nào cũng bị đe doạ xâm lược của kẻ thù, giờ đây nền kinh tế nước ta đang đi lên để hoà nhịp cùng thế giới. Nền kinh tế thị trường đã tạo cho các cá nhân doanh nghiệp, tự chủ năng động trong cách thức làm ăn, kinh tế thị trường đã len lỏi đến từng ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn miền núi kích thích con người tăng năng suất lao động. Chính sách mở cửa tạo ra thị trường thông thoáng, rộng mở tự do kinh doanh sang cả thị trường nước khác. Nhờ quá trình hội nhập đó nước ta đã tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, khoa học - công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, kinh nghiệm quản lý…. làm phát triển ngân sách xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước làm cải thiện đời sống nhân dân, có điều kiện để chăm lo y tế, giáo dục, quốc phòng của đất nước. Nhờ đó "cầu" du lịch tăng lên đòi hỏi chất lượng ngày một cao hơn làm cho "cung" du lịch tăng lên dẫn đến hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển.
Kinh tế là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch nhưng không thể bỏ qua được yếu tố chính trị. Không có môi trường kinh doanh nào thoát li quan điểm chính trị mà hoàn toàn lệ thuộc vào chính trị. Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định không còn chiến tranh xảy ra, có hệ thống pháp luật vững mạnh, chặt chẽ, quyền lực, có hệ thống cơ chế chính sách thông thoáng, đảm bảo an toàn cho du khách.
Đảng IX xác định đưa "du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn" do đó tập trung phát triển ngành công nghiệp không khói này không chỉ đơn thuần một ngành du lịch mà là sự tổng hợp của nhiều ngành GTVT, bưu chính viễn thông, hải quan, xây dựng… Đảng ta luôn luôn điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật cho phù hợp với hiện tại để thu hút nhà đầu tư và tạo điều kiện thu hút khách. Vì mục đích cuối cùng là xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, vững mạnh hoà bình ổn định văn minh. có điều kiện để xây dựng những công trình mới, đầu tư vào những điểm du lịch mới, tôn tạo, tu sửa, đầu tư vào giáo dục, nâng cao nhận thức của cư dân địa phương, nâng cao chất lượng phục vụ, quá trình phục vụ, tuyên truyền, quảng bá…. tìm đến khơi dậy nhu cầu du khách 4 phương.
Trên đây là cơ sở lý luậnđề tài của em. Riêng đối với bản thân em nghiên cứu đề tài này là cơ sở để nâng cao nhận thức về tình hình kinh tế, chính trị và tình hình phát triển du lịch nước ta.
Qua đây em xin chân thành Thank các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Chương II- Sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị đến sự phát triển của du lịch nước ta.
I- Thực trạng kinh doanh du lịch Việt Nam
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được và nó đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Có nước coi du lịch như nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như một nền kinh tế mũi nhọn có sức hút đối với nhi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status