Các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành các công ty cổ phần ở nước ta, và để nâng cao vai trò của công ty cổ phần trong phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành các công ty cổ phần ở nước ta, và để nâng cao vai trò của công ty cổ phần trong phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới



Thời gian gần đây, tốc độ CPH diễn ra có nhanh hơn so với trước đây. Tính riêng 8 tháng đầu năm 1999 đã CPH được 98 doanh nghiệp,trong khi hơn 7 năm trước (từ tháng 5-1990 đến hết năm 1998) chỉ CPH được 108 doanh nghiệp. Có thể nói đây là tiến bộ vượt bậc về CPH. Tuy nhiên so với chỉ tiêu mà chính phủ đề ra cho năm 1999 là 400 doanh nghiệp thì mới chỉ đạt 24,5%. Như vậy tiến độ CPH vẫn còn rất chậm. Vậy những nguyên nhân nào khiến cho việc CPH lại chậm như vậy?
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khi đất nước đã chuyển sang thời kì hoà bình, tập trung vào việc xây dựng kinh tế, thì việc kéo dài quá lâu cơ chế quản lí này sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, và đẩy nền kinh tế rơi vào sự khủng hoảng.
Vậy có cách giải quyết nào đối với vấn đề này? Câu trả lời hay nhất là cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Sự đổi mới tư duy về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự điều tiết, định hướng của nhà nước đã cho phép từng bước thực hiện việc xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lí mới thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay.Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Các chính sách về kinh tế, tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước đã được thay đổi theo hướng tự do hoá giá cả. Nhờ có sự thay đổi mới này mà chi phí ngân sách nhà nước cho bù lỗ bù giá cho khu vực kinh tế nhà nước đã giảm đi đáng kể.
Năm 1992, nhà nước đã có chủ trương tiến hành thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước và ban hành những quyết định quan trọng làm cơ sở pháp lí cho việc triển khai thực hiện cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta về đổi mới, nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết cuộc họp thứ IV Quốc hội khoá IX (tháng 12/1993) đã ghi rõ phải: “đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lí doanh nghiệp, thực hiện các hình thức cổ phần hoá thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ”.
Với định hướng đó, nhà nước ta đã thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm bớt số lượng các doanh nghiệp nhà nước từ trên 12.000 năm 1991 xuống còn hơn 6.000 năm 1995. Đến cuối năm 1999 nước ta đã có gần 400 doanh nghiệp cổ phần.
Cổ phần hoá doanh nghiệp là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn của nước ta trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Chúng ta không nên quá vội vàng xoá bỏ sở hữu tư nhân như giai đoạn trước đây, làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trước hết chúng ta phải xây dựng lực lượng sản xuất phát triển, không thể làm trái với quy luật:”quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất ”. Do vậy, muốn tiến đến một quan hệ sản xuất cao hơn, trước hết chúng ta phải nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế nước ta phát triển cao hơn. Sự lựa chọn cổ phần hoá doanh nghiệp là một bước đi đúng đắn của nước ta.
Sự phát triển cổ phần hoá là một tất yếu khách quan, nhưng ngoài ra, ở nước ta còn có một số yếu tố thuận lợi tác động đến việc hình thành các công ty cổ phần:
+ Điều kiện và môi trường pháp lí về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “thương mại hoá” các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế là tiền đề cơ bản cần thiết để từng bước thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
+ Tình hình kinh tế của đất nước đang biến đổi theo chiều hướng tích cực. Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định, mức lạm phát đã được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi suất đã ở mức khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh...Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
+ Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nhà nước mấy năm qua, thu nhập của dân cư được nâng cao. Số người khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng cầu tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh nghiệp được cổ phần hoá.
+ Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng ở nước ta đã xuất hiện đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp cá khả năng kinh doanh lớn, người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức,tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, góp phần thuận lợi cho việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
+ Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào các doanh nghiệp nhà nước sẽ được tiến hành cổ phần hoá.
+ Ngoài ra, với những kinh nghiệm thực tế phong phú từ các nước trên thế giới trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ là những bài học quý giá và bổ ích để nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức trực hiện công việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, cùng với sự quyết tâm của nhà nước ta thì chắc chắn trong một thời gian ngắn nữa, công ty cổ phần sẽ phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
Vậy có những cách nào để tiến tới cổ phần hoá một doanh nghiệp? Hay con đường nào để hình thành công ty cổ phần?
2- Con đường hình thành công ty cổ phần
2.1- Lựa chọn hình thức cổ phần hoá
Tuỳ theo tình hình và yêu cầu cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước có thể lựa chọn và vận dụng một trong bốn hình thức cổ phần hoá dưới đây:
Giữ nguyên giá trị phần vốn hiện có của Nhà nước tại các doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Theo hình thức này thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần của người lao động cùng kiệt theo quy định của Nhà nước.
Bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Theo hình thức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bán cho các cổ đông.
Tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá. Theo hình thức này thì một bộ phận của doanh nghiệp có thể hoạt động độc lập và hạch toán riêng giá trị tài sản, được tách ra để cổ phần hoá (phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận dịch vụ..).
Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Theo hình thức này, Nhà nước không tham gia cổ phần ở công ty cổ phần.
2.2- Các bước tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước gồm 3 bước chủ yếu:
- Bước 1: Doanh nghiệp cổ phần hoá lập Ban quản trị, để phổ biến chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, xác định lại giá trị doanh nghiệp, lập đề án cổ phần hoá doanh nghiệp, dự thảo điều lệ doanh nghiệp c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status