Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế - pdf 23

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế



Nhà nước có thể đầu tư vào một số lĩnh vực cần thiết, để hỗ tợ, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Kết hợp phân phối và phân phối thu nhập Quốc dân đặc biệt là việc thực hiện tốt luật ngân sách Nhà nước. Sự hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường có thể đạt hiệu quả cao, nhưng cơ chế thị trường lại hoạt động phi nhân tính, nó không tính đến khía cạnh nhân đạo và xã hội, không mang lại những kết quả mà xã hội cố gắng vươn tới. Việc phân phối và sử dụng tối ưu các nguồn lực không tự động mang lại một sự phân phối thu nhập tối ưu. Sự can thiệp của Nhà nước nhằm phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế, nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp. Diều đó được thực hiện thông qua các chính sách phân phối, bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường cũng bộc lộ những khuyết tật, mặt trái của nó. Cụ thể là:
Do mục đích của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên. Họ chỉ chạy theo những hàng hoá thu được lợi nhuận cao dẫn tới mất ổn định và phá vỡ cân đối trong nền sản xuất xã hội.
Cơ chế thị trường có thể hoạt động không có hiệu quả kể cả trong cạnh tranh tự do lẫn trong cạnh tranh có sự chi phối của các tổ chức độc quyền do hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo.
Cơ chế thị trường do có sự chọn lọc tự nhiên gây ra mất cân bằng và nhiều vấn đề xã hội, gây ra sự phân hoá giữa nghèo, nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
Cơ chế thị trường có thể cho phép tổ chức xã hội đạt hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây ra bất bình đẳng lớn vì không có lí do gì buộc cơ chế thị trường phải phân phối một cách hợp lý.
II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
1. Đặc điểm cơ chế thị trường ở nước ta.
Hiện nay có nhiều cách phân tích, lý giải, bình luận khác nhau khi nhìn vào sự vận động của nền kinh tế. ở đây trên cơ sở nhìn lại thực tiễn những năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những đặc điểm sau đây.
Từng bước thực hiện quá trình mang tính qui luật của bước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước, với tự do hoá thương mại và tự do hoá giá cả là khâu trung tâm đột phá, từng bước tiến tới cơ chế thị trường đích thực. Cơ chế đó là phát huy vai trò điều tiết của thị trường, hình thành bước đầu một thị trường cạnh tranh làm cho hàng hoá lưu thông thông suốt, cung cầu được cân đối, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu, giá cả ổn định dần, lạm phát được ngăn chặn. Cơ chế thị trường cũng đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy tính tự chủ sáng tạo của hộ kinh tế và chủ doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nước. Với cơ chế tài chính đặc biệt là cơ chế giá và tỷ giá được hình thành thông qua thị trường đã tạo bước ngoặt trong cơ chế kinh tế .
Cơ chế thị trường còn thiếu đồng bộ, mang nhiều yếu tố tự phát, rối loạn. Sản phẩm của một nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng và cơ bản là sản xuất nhỏ, sự yếu kém của bộ máy quản lý Nhà nước, tình trạng quan liêu, thiếu hiểu biết, thậm chí trì trệ bảo thủ trước bước ngoặt chuyển đổi kinh tế.
Cụ thể là cơ chế thị trường chưa tạo được môi trường ổn định và an toàn cho sản xuất kinh doanh đặc biệt những yếu kém trong thể chế tài chính tiền tệ, tín dụng đang là lực cản của quá trình chuyển đổi. Cơ chế thị trường thiếu đồng bộ, sự chuyển biến đã khá mạnh mẽ trên thị trường hàng hoá dịch vụ, trong khi đó lại lạc hậu trong thị trường nhân tố sản xuất. Tự do về sở hữu chưa đầy đủ do đó trên thị trường chưa thực hiện được tự do kinh doanh theo pháp luật đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước khi mà quyền sở hữu và quyền sử dụng về vốn, tài sản, lao động chưa tách rời. Sự hình thành, vận động của nền kinh tế thị trường còn mang nhiều yếu tố tự phát, cơ chế vận hành thô sơ, cơ chế quản lý đổi mới thiếu đồng bộ.
Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử và không có mô hình vạch sẵn. Do vậy không thể ngay từ đầu hình dung toàn bộ các chi tiết của mô hình thị trường, cũng không thể vạch ngay được một lịch trình cứng nhắc của bước chuyển mà phải vừa thực hiện cơ chế thị trường, vừa tổng kết để tiếp tục hoàn thiện. Việc chuyển từng bước sang cơ chế thị trường cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội, không áp dụng các liệu pháp sốc vừa là đặc điểm, vừa là quan điểm quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế.
Chúng ta chủ trương chuyển sang cơ chế thị trường trên cơ sở ổn định chính trị, lấy ổn định chính trị làm tiền đề và điều kiện cho cải cách kinh tế, mặt khác cũng nhận thức rõ phải đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở đổi mới quản lý của Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý của nó cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, mà tiếp tục ổn định chính trị, đưa cải cách tiến lên những bước phát triển mới.
Ngay từ đầu chúng ta đã khẳng định định hướng XHCN là không thay đổi, tuy nhiên đã có những nhận thức mới về CNXH, khẳng định CNXH có thể sử dụng các công cụ phổ biến mà CNTB đã từng sử dụng như thị trường, các quan hệ hàng hoá-tiền tệ, qui luật giá trị cho mục tiêu của mình. Xuất phát từ thực tiễn thị trường nước ta đang trong bước hình thành phát triển, còn nhiều yếu tố mất ổn định, từ chỗ nền kinh tế về thực chất đã từ lâu là nền kinh tế nhiều thành phần, nên đã không chủ trương tư nhân hoá tràn lan mà trái lại, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và xây dựng kinh tế quốc doanh thành thực lực và làm chỗ dựa của Nhà nước ở các khâu và lĩnh vực then chất để ổn định và định hướng thị trường. Từ phân tích trên rút ra được rằng, để tiếp tục thực hiện phương châm ổn định để phát triển, Nhà nước ta phải đổi mới hơn nữa, nhận thức rõ vai trò của mình trong điều kiện mới, đặc biệt thay đổi chất lượng, tác phong của bộ máy, chuyển từ tác phong chỉ huy, mệnh lệnh sang tác phong hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện cho thị trường phát triển, đưa bộ máy thoát khỏi tình trạng cửa quyền, tham nhũng. Điều đó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của Nhà nước XHCN trong hoạt động của thị trường nước ta.
2. Những đặc trưng của kinh tế thị trường hướng tới.
Thể chế của những chủ thể tự chủ, tự do kinh doanh theo pháp luật, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tác và phát triển đạt được trình độ xã hội hoá cao.
Giá tự do tức giá thị trường, tự do hoá thương mại (ban đầu ở trong nước, dần dần mở rộng ra thị trường ngoài nước) và cạnh tranh tạo mọi khả năng cho thị trường phát huy vai trò tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh và cung cầu hàng hoá.
Trong điều hành các hoạt động kinh tế (cơ chế quản lý) cần hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị trường được diễn ra chủ yếu trên sự hướng dẫn của các qui luật khách quan, đảm bảo nguyên tắc vận hành chủ yếu của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên không xem các quan hệ thị trường hoạt động theo các qui luật khách quan một cách độc lập hoàn toàn, biệt lập với kế hoạch định hướng và các chính sách kinh tế của Nhà nước.
Mọi yếu tố sản xuất phải đi vào thị trường. Đây là đặc trưng phổ biến của kinh tế thị trường; đối cới nước ta đây còn là điều kiện cơ bản để nền kinh tế thị trường vận hành bình thường.
Đặc trưng xã hội cũng như vai trò xã hội to lớn của Nhà nước XHCN trở thành đặc trưng nổi bật của thể chế kinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status