Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay



Đại hội V đã nhận thấy những sai lầm nhưng nghị quyết của đại hội lại không được nghiêm chỉnh cho nên chúng ta vẫn mắc sai lầm để cho những công trình lớn chưa thật cần thiết vẫn tiếp tục được xây dựng. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã có những quan niệm rất giản đơn, sơ lược về sự thích ứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nghĩa là cứ có chuyên chính vô sản thì có thể xây dựng quan hệ sản xuất mới theo tốc độ và quy mô bất kỳ. Chính vì sự sai lầm này mà chúng ta đã xây dựng một quan hệ sản xuất tiên tiến rồi mới thúc đẩy, lựa chọn lực lượng sản xuất phát triển. Do đó lực lượng sản xuất của chúng ta thời kỳ đó kém phát triển làm cho cách sản xuất nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung có bước thụt lùi.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất được sinh ra trên cơ sở của lực lượng sản xuất. Bản thân quan hệ sản xuất không phải là thụ động , chúng tác động tích cực vào lực lượng sản xuất, thúc đẩy hay kìm hãm lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên cần chú ý rằng, không phải mọi quan hệ sản xuất mà chỉ có những quan hệ sản xuất mới , tiến bộ phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất xã hội. Còn những quan hệ sản xuất cũ lạc hậu so với sự phát triển của lực lượng sản xuất không có tác dụng thúc đẩy mà còn kìm hãm, cản trở sự vận động tiến lên của lực lượng sản xuất.
Trong lịch sử loài người có những giai đoạn quan hệ sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thí dụ: ở xã hội nô lệ khi quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời, bằng những hình thức lao động tập trung khổ sai thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất lúc ấy, chế độ chiếm hữu nô lệ đã đạt được những kì tích to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại.
Là sản phẩm tất yếu của lực lượng sản xuất phát triển ở một trình độ cao, quan hệ sản xuất ra đời sẽ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên sự phù hợp này là sự phù hợp biện chứng, không loại trừ mâu thuẫn. Xuất phát từ lực lượng sản xuất chúng thường xuyên biến đổi cả trong những khuôn khổ của cùng một cách sản xuất. Những biến đổi ấy có thể là rất căn bản. Còn về những quan hệ sản xuất dù chúng có những biến đổi nhất định nhưng về cơ bản trong khuôn khổ của cách sản xuất ấy chúng vẫn không biến đổi.
Ví dụ: trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước kia lực lượng sản xuất đã biến đổi sâu sắc, trong khi đó quan hệ sản xuất trước kia cho đến tận bây giờ vẫn dựa vào chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Do tính chất bảo thủ, ổn định nhất định của quan hệ sản xuất nên quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đến khi quan hệ sản xuất lạc hậu thì bắt đầu kìm hãm sự phát triển cuả lực lượng sản xuất, vai trò kìm hãm của quan hệ sản xuất ngày càng sâu sắc, gay gắt cuối cùng chuyển thành xung đột. Tính tất yếu là cuộc cách mạng xã hội sẽ xảy ra và tiêu diệt quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
Sự hoạt động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong lịch sử.
Sự hoạt động của quy luật trong lịch sử đã tạo ra động lực đưa tới sự thay thế các cách sản xuất, các chế độ xã hội. Từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến, đến xã hội tư bản chủ nghĩa và cao nhất là xã hội chủ nghĩa.
Vào thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, do công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá thô sơ, trình độ hiểu biết hạn hẹp, để duy trì sự sống chống lại mọi tai hoạ của thiên nhiên, con người đã lao động theo cộng đồng cho nên đã hình thành quan hệ sản xuất cộng sản nguyên thuỷ. Công cụ bằng kim loại ra đời thay thế cho công cụ bằng đá đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm thặng dư xuất hiện , chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên quan hệ sản xuất tư hữu đầu tiên ra đời.
Quan hệ sản xuất này với những hình thức lao động tập trung, khổ sai đã thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất lúc ấy. Do vậy mà chế độ chiếm hữu nô lệ đã đạt được những kỳ tích to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Sau đó, do sự cưỡng bức tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa họ.
Quan hệ sản xuất phong kiến thay thế quan hệ chiếm hữu nô lệ, khi ấy thì người nô lệ lao động khổ sai đã trở thành nông nô. Sức lao động của nô lệ đã được giải phóng khỏi xiềng xích của xã hội nô lệ, lực lượng sản xuất có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu, lực lượng sản xuất mang yếu tố xã hội hoá gắn với quan hệ sản xuất phong kiến.
Mặc dù, hình thức bóc lột của các lãnh chúa phong kiến được thay đổi liên tục từ địa tô lao dịch đến địa tô hiện vật, địa tô bằng tiền. Song quan hệ sản xuất phong kiến chật hẹp không chứa đựng được nội dung mới của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời góp phần giải phóng sức lao động của người dân cá thể. Để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư giai cấp tư sản đua nhau mở rộng sản xuất cải tiến kỹ thuật, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
Sự mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chung, của lực lượng sản xuất vật chất, của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có hay đấy chỉ là những biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển”.
Theo Mác sự mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trước hết phải diễn ra ở mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu. Nhưng đây không phải là mâu thuẫn do quan hệ sản xuất tạo ra mà là mâu thuẫn do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến. Quan hệ sản xuất do tính thể chế, tính pháp luật nên chậm biến đổi trong khi đó lực lượng sản xuất lại thường xuyên biến đổi, phát triển không ngừng nên nó sẽ phá vỡ sự phù hợp trước tạo ra mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn tích cực, mâu thuẫn do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra đòi hỏi được tiếp tục phát triển. Lúc đó yêu cầu phù hợp của quy luật đòi hỏi phải thay quan hệ sản xuất cũ lạc hậu, lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Trong trường hợp ngược lại, quan hệ sản xuất mâu thuẫn với lực lượng sản xuất do chủ quan của con người gây ra vì gắn cho lực lượng sản xuất những quan hệ không phù hợp với trình độ của nó. Mác thường xuất phát từ công cụ sản xuất và đặt nó trong mối quan hệ với hình thức sở hữu để xem xét, để đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng- ghen viết: “Chúng ta vẫn xuất phát từ công cụ sản xuất và ở đây đã thể hiện rõ tính tất yếu của sở hữu tư nhân ở những giai đoạn công nghiệp nhất định. Trong công nghiệp khai thác, sở hữu tư nhân hoàn toàn ăn khớp với lao động. Trong công nghiệp nhỏ và toàn bộ nông nghiệp, cho tới nay sở hữu là hậu quả tất yếu của những công cụ sản xuất và sở hữu tư nhân chỉ là sản vật của nền công nghiệp đã đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status