Bản chất của lạm phát trong nền kinh tế – luận chứng tính năng tác dụng và tác hại của lạm phát khi nền kinh tế suy thoái mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu 1
Chương I 2
Bản chất của Lạm phát 2
trong nền kinh tế 2
A. Lý thuyết về lạm phát 2
I. Lý thuyết lạm phát 2
1. Khái niệm về lạm phát: 2
2. Lịch sử lâu đời của lạm phát. 4
II. Những lý thuyết chủ yếu về lạm phát 5
1. Lý thuyết "Lạm phát lưu thông tiền tệ" 5
2. Lý thuyết cầu (DEMEND- PULL INFLATION). 7
3. Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy 11
4. Luận thuyết "Lạm phát cơ cấu". 12
II- Các nguyên nhân của lạm phát. 13
1. Các loại lạm phát 13
a. Lạm phát vừa phải. 13
b. Lạm phát phi mã. 14
c. Lạm phát ở mức siêu cao (siêu lạm phát). 14
2. Quy mô và sự biến động của lạm phát. 15
3. Lạm phát không dự kiến. 16
4. Lạm phát dự kiến. 16
III. Những tác động của lạm phát với nền kinh tế suy thoái 18
1. Tác động của lạm phát 18
1.1.Phản ứng kinh tế vĩ mô. 18
1.2. Các tiêu cực của lạm phát. 18
1.3. Tác động đối với sự phân phối thu nhập của cải. 20
1.4. Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm. 20
2. Lợi ích của lạm phát. 21
3. Sự đánh giá về tác động lạm phát. 22
Chương II 23
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT. 23
A- Thất nghiệp. 23
1. Khái niệm thất nghiệp. 23
2. Tác động kinh tế. 24
3. Tác động của xã hội đối với thất nghiệp. 24
4. Các loại thất nghiệp. 25
5. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 26
5. Đường Phillip ban đầu. 27
6. Đường Phillips dài hạn 29
Chương III 32
Các biện pháp chống lạm phát 32
1. Các chính sách thu nhập 34
2. Cải cách thể chế 35
3. Học cách sống với lạm phát 35
LỜI KẾT 39
Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô mà còn là mối quan tâm rất lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói lạm phát và thất nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực sẽ là nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất.
ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá 557% vượt qua lạm phát phí mã với chỉ số trên tác hại và biểu hiện của nó không kém gì siêu lạm phát cũng có thể nói là siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng hoá ngày càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn.
Sau năm 1989 với quyết tâm của Đảng và Chính phủ và những đổi mới tích cực trong hệ thống kinh tế. Trong đó có hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ. Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng và cần thiết để đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.
Với phạm vi của mình, bài tiểu luận muốn đề cập đến vấn đề lạm phát và thất nghiệp, tiến trình lạm phát ở Việt Nam cũng như các biện pháp đã và đang dùng để khắc phục lạm phát và thất nghiệp ở nước ta. Qua đó bài viết xin nêu lên một vài ý kiến trong việc giải quyết vấn đề lạm phát và thất nghiệp hiện nay.

Chương I

Bản chất của Lạm phát
trong nền kinh tế

Người ta nói Lênin đã tuyên bố rằng:"cách làm tốt nhất để tiêu diệt hệ thống tư bản là làm cho tiền tệ mất giá trị. Bằng một quá trình lạm phát liên tục, các Chính phủ có thể tích thu một cách bí mật và không ai có thể nhận thấy được, một phần quan trọng của cải công dân họ". J.M. KEYNES.
Tại sao giá cả tăng lên hàng tỷ lần trong những đợt lạm phát?
Tại sao giá cả và tiền lương vẫn tăng ngay cả khi thất nghiệp cao?
Tại sao các nước lại không muốn có nguy cơ lạm phát phi nước đại? và chúng ta có thể làm gì để khống chế lạm phát không cho nó hoành hành?
Hiểu và nắm "bắt được" lạm phát đó là một trong những yêu cầu thiết yếu cho những nhà hoạt động kinh tế.

pMJF9RKvj4YV2ge
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status