Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH LÃI SUẤT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Lý luận chung về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. 3
1.2. Lý luận chung về lãi suất trong hoạt động ngân hàng 4
1.3. Sự cần thiết khách quan của cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vốn trên thị trường ngân hàng 7
cho vay vốn của các NHTM. 8
1.4. Nội dung của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM 8
 
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 12
2.1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12
2.2. Ưu thế cạnh tranh của mỗi loại hình ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 14
2.3. Cạnh tranh thông qua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 15
2.4. Cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 18
2.5. Ảnh hưởng của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 20
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢMBẢO VIỆC CẠNH TRANH LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ĐƯỢC LÀNH MẠNH, AN TOÀN 24
3.1. Các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vôns của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 24
3.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc cạnh tranh nói chung và cạnh tranh lãi suất nói riêng giữa các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được lành mạnh an toàn 26
3.3. Một số yếu tố giúp cạnh tranh thành công trong kinh doanh ngân hàng thế kỷ 21
 
Kết luận 31
Tài liệu tham khảo





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn cũng là sản phẩm “ đầu ra”, là hoạt động thường xuyên liên tục của hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng , nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của mình một khi thực hiện tốt chức năng này, nhiệm vụ cho vay vốn của mình.ở đây ngân hàng hàng thương mại cũng phải là người “chiến thắng” trong cạnh tranh cho vay vốn nói chung và thông qua lãi suất nói riêng. Sau đây là một số biện pháp giúp ngân hàng thành công trong hoạt động cho vay vốn.
Thứ nhất là: Để hạ thấp lãi cho vay, một trong những biện pháp thông thường là chuyển hoá nguồn ngoại tệ (lãi suất thấp) thành đồng Việt Nam để cho vay, như vậy cơ cấu lãi suất đầu vào sẽ giảm trong khi lãi suất đầu ra cao hơn, ngân hàng có thể tiết giảm một phần lãi suất cho vay mà không ảnh hưởng nhiều đến doanh lợi.
Thứ nhì là: Cho vay bằng ngoại tệ thực chất là hình thức hạ thấp lãi suất cho vay (giảm chi phí của khách hàng). Tuy nhiên đã xảy ra tình trạng một số ngân hàng lạm dụng hình thức này để lôi kéo khách hàng. Bằng cách cho các doanh nghiệp này vay vốn bằng ngoại tệ không đúng với quy định của nhà nước để mời chào khách hàng. Biện pháp này đã được sử dụng ở nhiều ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, nhất là khi mở rộng mạng lưới.
Thứ ba là: Huy động nguồn vốn tài trợ, uỷ thác, vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài để giảm lãi suất đầu vào cũng là một biện pháp cạnh tranh tốt, tuy nhiên ưu thế này thuộc về một số ngân hàng hàng có quan hệ quốc tế rộng rãi như ngân hàng ngoại thương, Bkimbank,... và không phải ngân hàng nào cũng nhận được nguồn vốn này.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể cạnh tranh với nhau bằng cách trức tiếp hạ lãi suất cho vay vốn đối với nguồn vốn được huy động trong dân cư, của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm bảo tuân thủ chính sách lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra, điều hành cũng như đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động của ngân hàng mình.
Như vậy, trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận cho việc cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Từ đó chúng ta vận dụng vào nghiên cứu vấn đề này trong thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào? Chúng ta sẽ cùng chuyển sang chương tiếp theo.
Chương 2
Thực trạng cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 10 năm đổi mới, hoạt động ngân hàng ở nước ta đã có bước chuyển biến sâu sắc toàn diện. Hệ thống các ngân hàng thương mại gồm đủ thành phần kinh tế đã được hình thành và đi vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường. Hiện nay, trên thị trường tiền tệ hoạt động của các ngân hàng thương mại thể hiện sự cạnh tranh ngày càng trở nên ác liệt trên mọi bình diện. Sự cạnh tranh này được diễn ra trên hai phương diện chủ yếu là cạnh tranh lãi suất và cạnh tranh về trình độ dịch vụ.
Cạnh tranh về lãi suất thể hiện là các ngân hàng thương mại thu hút khách hàng thông qua chính sách lãi suất huy động vốn và cho vay vốn hấp dẫn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, đảm bảo trong khuôn khổ điều hành của chính sách lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra, nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.
Vậy cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay hiện nay như thế nào? ưu thế cạnh tranh của từng loại hình ngân hàng ra sao? ảnh hưởng tích cực của nó thế nào? bên cạnh những tồn tại và hạn chế? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở dưới đây.
2.1. Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Quá trình đổi mới cả tổ chức và cơ chế chính sách hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường cũng là quá trình đổi mới việc điều hành chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất của Nhà nước ta trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ nhưng cũng rất thận trọng, đi dần từng bước phù hợp với từng giai đoạn trên con đường tiến đến một chính sách lãi suất thị trường theo hướng tự do hoá lãi suất. Diễn biến cơ bản của chính sách lãi suất trong thời gian qua có thể chia thành các giai đoạn như sau:
2.1.1. Giai đoạn trước 1992. (chính sách lãi suất âm được duy trì)
Chính sách lãi suất âm được duy trì trong suốt thời kỳ bao cấp và trong điều kiện mức lạm phát cao; mức lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát. Tình trạng này làm cho lãi suất không thể thực hiện được những chức năng vốn có của nó, lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu tiền gửi của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.2. Giai đoạn từ cuối 1992 đến 1995 (lãi suất thực dương bắt đầu duy trì).
Lãi suất dương bắt đầu duy trì từ cuối 1992 và biến động phù hợp với tỷ lệ lạm phát . Bắt đầu từ 10/1996 lãi suất được khống chế bởi các mức lãi suất cho vay cao nhất (1,8%/tháng đối với doanh nghiệp nhà nước và 2,1%/tháng cho kinh tế ngoài quốc doanh) và lãi suất thoả thuận (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu - lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/tháng).
Thời kỳ này, lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ, cùng với lãi suất tái cấp được hình thành vào đầu năm 1991 khi hai pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực. Tuy nhiên hiệu quả của công cụ này còn nhiều hạn chế.
2.1.3. Giai đoạn từ 1/1/1996 đến 1/8/2000 (Cơ chế điều hành theo trần lãi suất được duy trì ).
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, khống chế trần lãi suất cho vay cao nhất và bắt đầu áp dụng chênh lệch lãi suất tiền gửi - tiền vay 0,35% (cho đến 21/1/1998). Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế đặc biệt trong năm 1998, 1999. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1%/tháng năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ 1/9/99). Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 đến nay xuất phát từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế; thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nếu mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất.
Từ đầu năm đến cuối năm 7/2000, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục điều hành lãi suất thông qua cơ chế trần lãi suất cho vay, với trần lãi suất cho vay ở khu vực thành thị là 0,85%/tháng, ở khu vực nông thôn là 1%/tháng, trần lãi suất của NHTM CP nông thôn là 1,15%, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status