Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2
I. Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội 2
1. Một số khái niệm có liên quan. 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến NNL. 3
3. Cơ cấu nguồn nhân lực. 4
4. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực. 5
5. KHH phát triển NNL trong hệ thống KHH PTKT-XH. 5
II. Mối quan hệ giữa KH NNL với các Kế Hoạch khác. 6
1. Nguồn nhân lực với kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 6
2. Kế hoạch nguồn nhân lực với kế hoạch giải quyết việc làm. 7
3. KHH nguồn nhân lực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8
III.Nội dung của kế hoạch hoá nguồn nhân lực và các yêu cầu cần đặt ra. 9
1. Nội dung. 9
2. Yêu cầu dặt ra khi xây dựng KH nguồn nhân lực. 10
 
Chương II 11
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của việt nam trong thời gian qua 11
I. Đặc trưng chủ yếu của nguồn nhân lực nước ta. 11
1. Quy mô nguồn nhân lực. 11
2. Trình độ học vấn và tay nghề. 11
3. Cân đối nguồn nhân lực còn bất hợp lý. 12
4. Đội ngũ cán bộ quản lý. 14
II. Những mục tiêu đã đặt ra cho KHPTNNL ở nước ta giai đoạn (1996-2000). 14
1. Hạn chế tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực. 14
2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. 15
3. Mục tiêu giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực. 16
4. Mục tiêu về mặt xã hội. 16
III. Thực tế quá trình thực hiện KHPTNNL ở Việt nam (1996-2000). 16
1. Triển khai công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình. 16
2. Quá trình đầu tư và đổi mới công tác giáo dục đào tạo. 17
3. Thực hiện giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua. 18
IV. Đánh giá tình hình thực hiện KHNNL (1996-2000). 18
1. Những mặt tích cực đạt được trong phát triển nguồn nhân lực giai đoạn (1996-2000). 18
2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 20
 
Chương III 24
Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở nước ta giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện. 24
I. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng KHNNL (2001-2005). 24
1. Xây dựng KH dựa trên những đánh giá về nguồn nhân lực. 24
2. Từ thực trạng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong phát triển nguồn nhân lực. 24
3. Áp lực từ vấn đề đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động. 25
4. Từ thách thức của xu thế hội nhập. 25
5. Mục tiêu CL,QH PTKT-XH đặt ra. 26
II- Phương hướng phát triển nguồn nhân lực và những mục tiêu đạt trong giai đoạn 2001-2005. 27
1. Phát triển nguồn nhân lực trên hai phương diện. 27
2. Tiếp tục đổi mới nâng cao công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. 28
3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. 28
4. Kết hợp giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực. 29
5. Bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn. 30
III-Một số chính sách và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn 2001-2005. 30
1. Tiếp tục thực hiện công tác vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình. 30
2. Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo. 31
3. Phát triển các chương trình giáo dục bồi dưỡngchuyên môn kỹ thuật cho lao động nông thôn và miền núi. 32
4. Chính sách phát triển việc làm và điều kiện làm việc cho người lao động. 33
5. Thực hiện các chương trình bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. 34
 
Kết luận 35
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n thức không phù hợp với cơ chế mới (tỷ lệ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc là khoảng 20-25%). Theo điều tra mẫu về đánh giá năng lực công việc đa số ý kiến nhận xét cán bộ quản lý mới chỉ đáp ứng được 50-80% yêu cầu công việc. Dù rằng, hầu hết cán bộ được đề bạt từ những cán bộ chuyên môn giỏi, nhưng có rất ít người trong đó được đào tạo chính quy và đi học thêm kiến thức về khoa học quản lý, quản trị kinh doanh.
Những vấn đề trên cho thấy thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động quản lý kinh tế ở nước ta còn yếu kém. Lao động quản lý là một loại hình lao động phức tạp-mà đối tượng quản lý của nó lại là con người. Việc quản lý và sử dụng con người hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
II. Những mục tiêu đã đặt ra cho KHPTNNL ở nước ta giai đoạn (1996-2000).
Nhiệm vụ tổng quát đã đề ra cho KH 5năm (96-2000) là:“Chuẩn bị các tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực,khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ chế”. Trong đó mục tiêu cụ thể cho phương hướng phát triển nguồn nhân lực đựoc đặt ra như sau:
1. Hạn chế tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực.
Trước tình hình gia tăng dân số qúa nhanh ở nước ta, đã gây ra những áp lực đối với sự phát triển nền kinh tế. Sự tăng nhanh dân số đã làm tăng quy mô của nguồn nhân lực làm gia tăng áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp lên và làm giải thu nhập GDP/đầu người, gây ô nhiễm môi trường sống.v.v..Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm (96-2000) đã đưa ra một trong những mục nhằm phát triển nguồn nhân lực đó là: Giảm nhịp độ tăng dân số vào năm 2000 xuống còn dưới 1,8%/năm, để đến năm 2000 duy trì quy mô dân số dưới 78triệu người, trong đó LLLĐ là khoảng 39 triệu người.
Với mục tiêu đặt ra ở trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch tăng trưởng 96-2000 mong muốn giảm áp lực về dân số và việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đưa GDP/đầu người tăng gấp đôi so với năm 90, nâng cao tích luỹ nội bộ của nền kinh tế tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển cao hơn của thời kỳ sau.
2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo.
Sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta về mặt chất lượng luôn được coi trọng. Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch nguồn nhân lực là xây dựng những con người và thế hệ gắn với nhu cầu phát triển của khoahọc công nghệ cũng như nền kinh tế tri thức.
Nghị quyết TƯ2 Khoá 8 đề ra các nhiệm vụ chấn chỉnh sắp xếp và củng cố hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển quy mô đào tạo, chuẩn bị tiền đề cho chiến lược phát triển chung đến 2020 và mục tiêu phát triển từ 1996 đến 2000 cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
2.1. Thực hiện giáo dục toàn diện.
Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện ở các bậc học ngành học và trên các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực và chính trị tư tưởng.
Cụ thể là, thực hiện thanh toán nạn mù chữ cơ bản phổ cập tiểu học trên cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố lớn theo chương trình quy định. Đến năm 2000 tính chung cả nước có khoảng 60% trẻ em từ 11-15 tuổi được đi học phổ thông cơ sở. Mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề, tin học, ngoại ngữ cho học sinh phổ thông. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh.
Đối với người lớn, thanh toán nạn mù chữ cho ngưòi lớn từ 15-35 tuổi. Giảm tỷ lệ mù chữ ở các độ tuổi khác nhau đặc biệt là đối với các lao động ở vùng sâu vùng xađể tất cả các tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trước khi bước sang thế kỷ 21.
2.2. Tăng quy mô và chất lượng đào tạo và chuyên môn.
Bằng mọi hình thức thực hiện chuyển nhanh về giáo dục đào tạo nghề chuyên môncho đội ngũ lao động, nâng cao năng lực hiệu quả nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ.
Kế hoạch đào tạo phải theo sát chương trình kinh tế- xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi của cơ cấu lao động cho CNH-HĐH. Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa. Quan tâm đào tạo và đào tạo lại các cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ…
Về quy mô đào tạo, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng một số trường điểm. Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho các hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, khu chế xuất và tính đến xuất khẩu lao động.
Nâng cao quy mô giáo dục ĐH và CĐ lên 1,5% so với năm 95 (đây thực sự là mục tiêu đặt ra chưa theo sát với nhu cầu thực tế của thị trường lao động nước ta về đối tượng đào tạo này).
Phấn đấu tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đến năm 2000 đạt mục tiêu có khoảng 22-25% lao động được đào tạo, có thể cung cấp nhu cầu lao động kỹ thuật cho đất nước trong thời kỳ đổi mới.
3. Mục tiêu giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực.
Thực hiện mở rộng phát triển sản xuất ổn định nền kinh tế đến năm 2000. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội- đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tiếp tục đổi mới và đa dạng hoá các loại hình kinh tế từ thấp đến cao thuộc mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao nhu cầu việc làm.
Mục tiêu đến năm 2000 giải quyết việc làm cho 6,57 triệu lao động, ước tính mỗi năm giải quyết cho trên 1,3 triệu người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn dưới 5%. Tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 75%. Điều chỉnh chính sách tiền lương và giải quyết những bất hợp lý trong chế độ tiền lương. Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn phát triển sản xuất giảm thời gian nông nhàn tăng thu nhập.
4. Mục tiêu về mặt xã hội.
Có thể nói mục tiêu về mặt xã hội là một biểu hiện của sự phát triển tổng hợp của nguồn nhân lực. Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho 5 năm 96-2000 đề ra mục tiêu phát triển về mặt xã hội của nguồn nhân lực nước ta là:
Kết hợp với các chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về những vấn đề xã hội, đẩy lùi bất công, tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng về mặt giáo dục đào tạo, mục tiêu về giải quyết việc làm, phát triển toàn diện về các mặt hoạt động văn hoá tinh thần, thể dục thể thao, y tế, dân số và các mặt xã hội khác. Về mặt xã hội thực hiện chăm lo đến đời sống tinh thần và sức khỏe cho người đân. Cụ thể là các chỉ tiêu về: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 30% vào năm 2000, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn và dân cùng kiệt thành thị, nâng cao chất lượng cuộc sống vật ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status