Lãi suất cơ bản của ngân hàng và sự điều hành lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Lãi suất cơ bản của ngân hàng và sự điều hành lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý thuyết chung về lãi suất và vai trò của nó trong nền kinh tế 3
I. Lãi suất. 3
II. Vai trò của lãi suất 5
1. Ở tầm vi mô 5
2. Ở tầm vĩ mô 5
3. Cách nhìn nhận vai trò của lãi suất ở Việt Nam trước đây và bây giờ. 6
Phần II: Tình hình lãi suất ở Việt nam trong những năm qua - Sự thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng TW(NHTW): 7
I. Những điểm nổi bật trong lãi suất của Việt nam, trong những năm qua: 7
II. Quá trình đổi mới lãi suất ở Việt Nam. 9
1. Giai đoạn từ trước tháng 3/1989. 10
2. Từ tháng 3/1989. 12
3. Từ 1/10/1993. 12
4. Chuyển lãi suất thoả thuận qua trần lãi suất. 13
III. Vấn đề hiểu và cơ sở xác định lãi suất cơ bản trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 14
1. Cách hiểu lãi suất cơ bản. 14
2. Căn cứ xác định lãi suất cơ bản. 16
3. Yêu cầu đặt ra với cơ chế lãi suất. 18
IV. Các cách lựa chọn lãi suất cơ bản. 18
V.Định hướng điều hành lãi suất cơ bản ở Việt nam và vấn đề tự do hoá lãi suất 23
1. Định hướng điều hành lãi suất ở Việt nam trong hoàn cảnh mới : 23
2. Vấn đề tự do hoá lãi suất. 28
Kết luận 32
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


không đủ bù đắp chi phí,ngân hàng lại in thêm tiền vào lưu thông,lạm phát tăng nhanh.
Hơn thế nữa đi theo cơ chế này làm cho khả năng chống lạm phát kém,ngày càng trở nên khó khăn.Bởi vì khả năng huy động vốn đi đôi với rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hóa bị hạn chế rất nhiều.Lãi suất âm lạm phát ngày càng tăng dẫn đến đồng tiền mất giá trị nhanh chóng,người dân luôn bị ám ảnh bởi lạm phát dẫn đến họ luôn tăng giá hàng,chỉ số giá tiêu dùng tăng lên nhanh chóng nhà nước không thể kiềm chế được,nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Trong thời gian này do ngân hàng thực hiện bao cấp về lãi suất cho khách hàng dẫn tới tạo ra những khoản lỗ không đáng có cho ngân hàng.Do bao cấp về lãi suất dẫn đến vai trò của lãi suất dường như không có dẫn đến tình trạng trì trệ tắc nghẽn trong sản suất kinh doanh.Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ một cách bình thường được,kinh doanh của ngân luôn nằm trong tình trạng lỗ.
2. Từ tháng 3/1989.
Ngân hàng nhà nước đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất,chuyển từ lãi suất âm qua lãi suất dương.Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về,kiềm chế lạm phát tránh bao cấp qua lãi suất,NHNN đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong một thời kỳ ngắn, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 9% tháng - tức là 109% năm;lãi suất tiết kiệm 3 tháng là 12% tháng tức là 144% năm. Nhờ vậy đã:
- Thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông,tăng nguồn vốn tín dụng giảm áp lực lạm phát
- Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương,tức là lãi suất tiến gửi cao hơn lạm,lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động , xử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền,người vay vốn và tổ chức tín dụng
- Xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh thưc sự
- Tuy nhiên ở giai đoạn này hệ thống lãi suất còn phức tạp có nhiều mức lãi suất tiền gửi và cho vay ;
+ Đối với ngành kinh tế (công nông nghiệp ) có mức lãi suất riêng
+ Đối với các thành phần kinh tế (quốc doanh,ngoai quốc doanh)còn có sự phâp biệt lãi suất.
3. Từ 1/10/1993.
NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi suất thoả thuận :
T Đối với trần lãi suất: Cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1.8%tháng,kinh tế ngoài quốc doanh là 2.1% tháng.
T Đối với lãi suất thoả thuận ; Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận.Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là0,2%tháng và cho vay cao hơn mức trần là 2,1% tháng.
Trên thực tế khoảng 30%-60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là tư khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân,với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5% tháng.Với cơ chế lãi suất thoả thuận,có thể hiểu là tự do hoá một phần lãi suất "cứng" đi đôi với biên độ nhất định.
Trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa sàn và trần rất lớn khoảng từ 0,7%-1%tháng,làm cho các NHTM có mức lợi nhuận quá cao,trong khi đó doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn.Từ thực tế này,Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8,tháng 8/1995,cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng,đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phi hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay là 0,35% tháng.Đây là duyên cớ để ra đời lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suất cho vay thoả thuận từ 01/01/1996.
4. Chuyển lãi suất thoả thuận qua trần lãi suất.
a. Việc quy định lãi suất và quy định mức chênh lệch 0,35% thực chất là vừa quy định trần lãi suất vừa quy định sàn lãi suất.Vì thế từ 1/11996 NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch là 0,35% thay cho việc điều hành lãi suất cho vay,lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận trước đó.
Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau,nhu cầu sử dụng vốn khác nhau,chi phí hoạt động khác nhau,nên NHNN có quy định trần lãi suất có phân biệt như sau:
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn : là mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho khu vực thành thị,
- Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn : cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít do thời hạn dài dễ gặp rủi ro;
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn : Cao hơn tràn lãi suất ngắn hạn và trung hạn do điều kiện hoạt động ở nông thôn khó hơn thành thị
- Trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên: là trần lãi suất cho vay cao nhất do QTD mới lập thí điểm,quy mô nhỏ bé chi phí hoạt động cao.
b. Từ ngày 21/1/1998 đến nay, tại kỳ họp thứ 2 tháng 12/1997 Quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch 0,35% tháng, đồng thời để thu hẹp sự tách biệt giữa lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3 trần và không quy định mức chênh lệch 0,35% tháng nữa:
-Trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,2% tháng
-Trần lãi suất cho vay trung hạn là 1.25% tháng
-Trần lãi suất QTD cho vay thành viên 1,5% tháng
Việc quản ký lãi suất theo trần có ưu điểm sau:
+ Trong phạm vi trần, các tổ chức tín dụng tự do ấn định mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể,linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh doanh thực hiện chính sách khách hàng tự chủ trong kinh doanh,thực hiện cạnh tranh lành mạnh từng bước tự do hoá lãi suất.
+ Phù hợp với đặc điểm chi phí hoạt động ở các địa bàn khác nhau.
+ Tạo mặt bằng chung về lãi suất trong cả nước,xoá bỏ lãi suất thoả thuận vượt quá xa mức lãi suất do NHNN quy định
+ có trần khống chế sẽ bảo vệ lợi ích người vay,TCTD và người gửi tiền
+ Đảm boả vai trò quản lý của nhà nước của NHNN về lãi suất trong giai đoạn đầu của thị trường tiền tệ mới hình thành trong nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên quản lý lãi suất theo cách quản lý "cứng" trong nền kinh tế thị trường chưa phát huy hết mặt tích cực,nhạy cảm của nó lợi dụng mức khống chế cứng nhiều tổ chức tín dụng cho vay ngay theo mức tối đa,đụng trần lãi suất để đạt lợi nhuận cao.Nó ít linh hoạt khó điều chỉnh theo quan hệ cung cầu vốn và điều kiện khó khăn hay thuận lợi từng vùng.
III. vấn đề hiểu và cơ sở xác định lãi suất cơ bản trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam.
1. Cách hiểu lãi suất cơ bản.
Chính sách lãi suất là một trong ba công cụ điều hành của chính sách tiền tệ ( chính sách lãi suất,dự trữ,thị trường mở ), chính sách lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để điều hành thị trường tiền tệ.Bởi vì vậy việc hoạch định một chính sách lãi suất đúng đắn ngoài việc quan tâm đến các luận điểm khoa học,còn phải tính toán đến bối cảnh và điêù kiện chính trị xã hội kinh tê trong mỗi thời kỳcủa mỗi nước
ở những nước khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về lãi suất cơ bản.Có nước cho rằng lãi suất cơ bản(lscb) là lãi suất thị trường,có nước khẳng định lscb là tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành kinh tế.Nhiều nhà khoa lại dẫn chứng cụ thể lscb là lãi suất của thị trường liên ngân hàng libor ở anh,ở pháp...Môt số nướ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status