Đề án Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp tại công ty Taxi Hương lúa - pdf 23

Download miễn phí Đề án Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp tại công ty Taxi Hương lúa



MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
PHẦN I- NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP 2
I- Khái quát về xúc tiến hỗn hợp tronghd marketing - mix 2
1. Bản chất của xúc tiến hỗn hợp 2
2. Mối liên hệ giữa xúc tiến hỗn hợp với các bộ phận khác nhau trong Marketing - Mix 3
3. Các mối liên hệ trong quá trình truyền thông 4
II- Nội dung của xúc tiến hỗn hợp 5
1. Quá trình truyền thông 5
2. Các bước trong quảtình phát triển hệ thống truyền thông có hiệu quả 6
2.1. Phát hiện công chúng mục tiêu 6
2.2. Xác định mục tiêu truyền thống 7
2.3. Thiết kế thông điệp 8
2.4. Lựa chọn các kênh truyền thông 10
2.5. Xây dựng tổng ngân sách cho hoạt động truyền thông 12
2.6. Quyết định vè hệ thống truyền thông 14
2.7. Đo lường kết quả truyền thông 16
III- Những đặc thù xúc tiến hỗn hợp trong lĩnh vực dịch vụ 17
1. Khái niệm dịch vụ 17
2. Những đặc điểm của dịch vụ 17
3. Những đặc thù của xúc tiến hỗn hợp trong lĩnh vực dịch vụ 18
3.1. Thiết kế thông điệp trong truyền thông dịch vụ 18
3.2. Phương tiện truyền thông trong truyền thông 19
3.3. Đặc tính của nguồn tin trong truyền thông dịch vụ 20
3.4. Truyền thông với người nhận tin là công nhân viên 20
 
PHẦN II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI CÔNG TY TAXI HƯƠNG LÚA 22
I- Tổng quan về công ty Taxi Hương Lúa 22
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Taxi Hương Lúa 22
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 23
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Taxi Hương Lúa 23
4. Kết quả hoạt động kinh doanh 24
II- Thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Công ty Taxi Hương Lúa 25
1. Hạch định và thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Công ty Taxi Hương Lúa 26
1.1. Hoạch định hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Công ty Taxi Hương Lúa 26
1.2. Thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Công ty Taxi Hương Lúa 26
 
PHẦN III- NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÚC TIẾN HỖN HỢP VỀ DỊCH VỤ TAXI HƯƠNG LÚA 31
I- Những căn cứ để đề xuất giải pháp 31
1. Phân tích và đánh giá sự phát triển giao thông vận tải và dịch vụ vận tải hành khách ở Hà Nội nói chung và công ty Taxi Hương Lúa nói riêng 31
1.1. Hệ thống đường giao thông 31
1.2. Tình hình phương tiện giao thông 31
1.3. Một số kết luận đánh giá 32
1.4. Định hướng phát triển dịch vụ taxi tại Công ty Taxi Hương Lúa 32
2. Những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của công ty taxi Hương Lúa 33
II- Những đề xuất về giải pháp hoàn thiện xúc tiến hỗn hợp về dịch vụ tại Công ty Taxi Hương Lúa 35
III- Những kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc thực hiện những giải pháp trên 36
1. Tổchức bộ máy và lao động ở Công ty Taxi Hương Lúa 36
2. Tổ chức kiểm tra các hoạt động marketing 37
 
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lý của ngành kinh doanh. Hơn nữa việc duy trì một mức chi phí ngang bằng cạnh tranh sẽ loại trừ được cuộc chiến tranh truyền thông.
Tuy nhiên, trên thực tế khoa mà biết được mức chi cụ thể ngân sách này ở các công ty. Mặt khác mục tiêu truyền thông của các Công ty rất khác nhau nên không thể căn cứ vào các Công ty khác để xác định ngân sách cho công ty của mình được.
* Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ.
Phương pháp này đòi hỏi những người làm Marketing phải xây dựng ngân sách truyền thông của mình trên cơ sở xác định những mục tiêu cụ thể của mình và xác định những nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt được những mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó. Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ những giả thiết của mình về mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức tiếp xúc, tỷ lệ dùng thử và mức sử dụng thường xuyên.
Vấn đề chủ yếu là cần dành cho truyền thông trọng số bằng bao nhiêu trong toàn bộ Marketing - Mix (So với cải tiến sản phẩm, hạ giá, tăng dịch vụ...). Câu trả lời còn tuỳ từng trường hợp vào chỗ sản phẩm của Công ty đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó, chúng có phải là hàng tiêu dùng thông thường không hay là những sản phẩm rất khác biệt, chúng có nhu cầu thường xuyên không hay cần " bán"đi....Về lý thuyết, tổng ngân sách truyền thông phải được xác định ở mức đảm bảo lợi nhuận biên tế từ một đồng truyền thông phải bằng lợi nhuận biên tế của một đồng dùng vào các mục đích không phải truyền thông. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này không phải là chuyện dễ dàng.
2.6. Quyết định về hệ thống truyền thông.
Tiếp theo Công ty phải quyết định được cơ cấu của việc quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, tuyên truyền.
2.6.1. Bản chất của từng công cụ truyền thông.
Mỗi công cụ truyền thông đều có những đặc điểm riêng và chi phí của nó. Người làm Marketing phải nắm được những đặc điểm này khi lựa chọn chúng.
* Quảng cáo là một kiểu truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội cao. Nó yêu cầu hàng hoá phải hợp pháp và được mọi người chấp nhận. Quảng cáo là một phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh làm tăng thêm sức thuyết phục đối với khách hàng mục tiêu.
Với ngôn ngữ quảng cáo phong phú, đa dạng, phương tiện quảng cáo phổ cập và tiện lợi, quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hoá của Công ty cùng uy tín của Công ty một cách hiệu quả trực diện.
Quảng cáo không phải là sự giao tiếp đối thoại giữa Công ty và khách hàng. Quảng cáo chỉ là hình thức thông tin một chiều.
Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hoá, định vị nó trong người tiêu dùng. Song cũng có thể sử dụng quảng cáo để kích thích tiêu thụ nhanh đồng thời thu hút khách hàng phân tán về không gian với chi phí hiệu quả cho mỗi lần tiếp xúc quảng cáo.
* Bán hàng cá nhân: là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưu thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua hàng trong quá trình mua hàng.
Bán hàng cá nhân đòi hỏi có sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người. Hai bên giao tiếp có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu cầu và đặc điểm của nhau đồng thời có sự linh hoạt trong giao tiếp cho phù hợp.
Bán hàng trực tiếp hình thành nhiều mối quan hệ phong phú, đa dạng. Từ quan hệ mua bán thông thường đến quan hệ bạn bè thân thiết.
Việc bán hàng trực tiếp khuyến khích những người mua có phản ứng đáp lại, thể hiện thông tin phản hồi cho người bán.
* Xúc tiến bán: là một hoạt động truyền thông trong đó sử dụng nhiều phương tiện tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ xung cho khách hàng như phiếu mua hàng, các cuộc thi, xổ số, quà tặng.... Chúng thu hút sự chú ý và thường xuyên cung cấp thông tin để dẫn khách hàng tới sử dụng thứ sản phẩm. Chúng khuýên khích việc mua hàng nhờ đưa ra những lợi ích phụ thêm do mua hàng hoá của Công ty.
Công ty sử dụng các biện pháp xúc tiến bán để có được phản ứng đáp lại của người mua sớm hơn. Tuy nhiên, tác dụng của xúc tiến bán chỉ trong thời kỳ ngăn hạn, không phát huy tác dụng trong thời kỳ dài hạn và nếu sử dụng không cẩn thận có thể phản tác dụng.
* Tuyên truyền: tuyên truyền có sức hấp dẫn đối tượng nhận tin do nguồn thông tin và các tin trung thực hơn so với quảng cáo.
Tuyên truyền có thể tới được đông đảo khách hàng mục tiêu tiềm năng mà họ né tránh các hoạt động truyền thông khác. Cũng giống như quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu hàng hoá có hiệu quả và trực diện.
Trên đây trình bày đặc điểm, tính chất của 4 nhóm công cụ trong hệ thống truyền thông Công ty. Trong thực hiện các chiến dịch truyền thông hỗn hợp cần sử dụng phối hợp các công cụ này một cách linh hoạt cho phù hợp với thực tế thị trường.
2.6.2.Những yếu tố quyết định cơ cấu của hệ thống truyền thông.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu của hệ thống truyền thông là: loại sản phẩm và thị trường, chiến lược mà công ty vận dụng, mức độ sẵn sàng của người mua và các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.
* Quảng cáo và khuyến mại là các công cụ quan trọng đối với hàng tiêu dùng bán hàng trực tiếp và khuyến mãi tiêu thụ thì đặc biệt quan trọng đối với các thị trường hàng tư liệu sản xuất.
* Nhiều hãng sử dụng chiến lược thúc đẩy để tiến cử sản phẩm của mình. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng lực lượng bán hàng và khuyến mại thương mại để thúc đẩy sản phẩm của mình di chuyển theo dòng sản phẩm từ người sản xuất đến người bán sỉ rồi đến người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Một phương cách khác là người sản xuất đến thẳng với người tiêu dùng cuôi cùng nhằm tạo ra nhu cầu và khiến họ đến với người bán lẻ và hỏi mua sản phẩm. Người bán lẻ sẽ đề nghị người bán sỉ cung cấp sản phẩm và người bán sỉ sẽ đến với người sản xuất để hỏi mua sản phẩm. Phương cách này được gọi chiến lược kéo.
* Hiệu quả chi phí của các công cụ truyền thông thay đổi theo từng giai đoạn săn sàng của người mua. Quảng cáo và tuyên truyền đóng vai trò chủ chốt trong giai đoạn người tiêu dùng mới hay biết về sản phẩm còn bán hàng trực tiếp và kích thích tiêu thụ có vai trò hết sức quan trọng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình mua sắm.
* Hiệu quả của các công cụ truyền thông còn thay đổi theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, quảng cáo và tuyên truyền tỏ ra hữu hiệu trong việc tạo ra sự nhận biết, còn khuyến mại tiêu thụ thì có tác dụng khiến khách hàng dùng thử sản phẩm.
Trong giai đoạn phát triển mức độ khuyến mại tiêu thụ giảm còn quảng cáo và tuyên truyền thì vẫn được duy trì. ở giai đoạn hưng thịnh, so với quảng cáo và bán hàng trực tiếp thì khuyến mại tiêu thụ trở lên quan trọng hơn. Đến giai đoạn suy thoái, công tác tuyên truyền ngưng còn quảng cáo chỉ nhằm nhắc nhở khách hàng, khuyến mại tiêu thụ thì vấn được tiếp tục.
Theo truyền thông, các nhà quản trị sử dụng các hình thức tru...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status