Đề án Ngân sách nhà nước - Thực trạng và hướng đổi mơi cơ chế quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề án Ngân sách nhà nước - Thực trạng và hướng đổi mơi cơ chế quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
PHẦN A- KHÁI QUÁT CHUNG 2
I- Các vấn đề chung về NSNN 2
1. NSNN và vai trò của NSNN 2
2. Qui trình NSNN 4
3. Chính sách ngân sách và hệ thống các công cụ của nó 6
II- Thu NSNN 8
1. Chính sách thu và tác động của nó 8
2. Khái quát về các loại thu NSNN 11
3. Thuế 12
III- Chi NSNN 14
1. Chính sách chi và tác động của nó 14
2. Các loại chi NSNN 15
IV- Cân đối NSNN - Bội chi và định hướng - Các biện pháp xử lý bội chi 19
1. Lý luận về cân đối NSNN 19
2. Bội chi và định hướng các biện pháp xử lý bội chi 23
 
PHẦN B- THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN 27
A- Thực trạng 27
I- Thành tựu 27
1. Thu NSNN 27
2. Chi NSNN 29
3. Cân đối NSNN - Bội chi NSNN 30
4. Cơ chế quản lý NSNN 31
II- Tồn tại 34
1. Về thu NSNN 34
2. Về chi NSNN 36
3. Cân đối ngân sách - Bội chi NSNN 37
4. Cơ chế quản lý NSNN 38
B- Hướng đổi mới chính sách và cơ chế quản lý NSNN 43
I- Định hướng chung 43
II- Đổi mới chính sách ngân sách 44
1. Đổi mới chính sách thu NSNN 44
2. Đổi mới chính sách chi NSNN 45
3. Đổi mới chính sách cân đối NSNN 46
III- Đổi mới cơ chế quản lý NSNN 46
1. Đổi mới phân cấp NSNN 47
2. Đổi mới qui trình ngân sách Nhà nước 48
Kết luận





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hụt để chống suy thoái. Mà lạm phát và suy thoái là những căn bệnh nối tiếp nhau của một nền kinh tế nên ngân sách chỉ cân bằng ở thời điểm khi chuyển từ thặng dư sang thâm hụt.
Đối với các nước đang phát triển nền kinh tế đi từ cùng kiệt nàn và lạc hậu cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp kém, nhà nước cũng phải đứng ra đóng vai nhà nước vốn quan trọng cho các chương trình đầu tư cấu thành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước các chương trình này không những đòi hỏi thời gian sức lực mà còn đòi hỏi một lượng ngân sách khổng lồ. Do đó việc lựa chọn các mục tiêu chiến lược là tất yếu hay nhà nước xác định giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát là mục tiêu chiến lược bao trùm tất cả các mục tiêu khác, hay nhà nước lựa chọn công nghiệp hoá hiện đại hoá làm mục tiêu chiến lược quan trọng nhất phải nhanh chóng đạt được.
Nếu chọn mục tiêu chiến lược là kiềm chế bội chi, tiến tới cân bằng ngân sách thì sẽ duy trì được thế ổn định của nền tài chính nhưng con đường phát triển lại ở rất xa. Nếu lấy công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm mục tiêu chiến lược quan trọng bao trùm các mục tiêu khác thì mục tiêu kiềm chế bội chi cũng phải đặt xuống hàng thứ yếu, cho đến khi năng xuất lao động xã hội đạt mức trung bình tiên tiến của thế giới đủ khả năng cho phép nhà nước vừa duy trì sự lành mạnh của nền tài chính quốc gia vừa có thể có nguồn tài chính lớn đầu tư vào các chương trình phát triển đất nước.
Lý thuyết kinh tế cổ điển đã chỉ ra rằng muốn thăng bằng ngân sách trong thời kỳ suy thoái thì hay phải giảm chi hay phải tăng thu, song cả hai biện pháp này đều ảnh hưởng tới nền kinh tế như một cái máy hãm khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng đình trệ hơn.
Để tránh ảnh hưởng kìm hãm đó người ta đã sử dụng cách "cố ý thâm hụt ngân sách". Sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước là động lực khơi mào cho sự khôi phục kinh tế bằng cách chi tiêu ra nhiều hoưn. Tài chính công trong giai đoạn kinh tế suy thoái phải đóng vai trò là động cơ phụ thúc đẩy cho bộ máy kinh tế vận hành lành mạnh hơn. Có thể nói thực hiện cân bằng ngân sách theo học thuyết này tiềm ẩn nhiều tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế của đất nước. Nhưng những nhà kinh tế bênh vực cho quan điểm này cho rằng: sự thúc đẩy những hoạt động kinh tế đang trì trệ sẽ làm giảm gánh nặng ngân sách. Vì trong thời kỳ suy thoái thất nghiệp tràn lan ngân sách Nhà nước phải gánh thêm một phần trợ cấp thất nghiệp. Việc mở mang các hoạt động kinh tế sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm do vậy sẽ gánh cho ngân sách những khoản chi chuyển nhượng. Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển hệ thống thuế luỹ tiến sẽ thu hút phần đáng kể các khoản lợi tức cao do đó sẽ thu hẹp khối lượng tiền tệ và không sợ lạm phát.
Khi ngân sách bơm tiền phát triển kinh tế, nó ảnh hưởng tới nền kinh tế như là động cơ phụ. Khi nền kinh tế đã phục hồi trở lại thì chính phủ phải để cho nó tự vận hành và có thể cho động cơ phụ này nghỉ hoạt động.
Tuy nhiên quan điểm này không có tham vọng thay thế vĩnh viễn quan điểm ngân sách cân bằng. Có thể nói tài chính công hiện nay mẫu mực để noi theo vẫn là một ngân sách cân bằng. Quan điểm này không có tính chất tuyệt đối mà chỉ là một ngoại lệ quan trọng của lý thuyết cân bằng ngân sách. Sự thiếu hụt này phải có giới hạn của nó ở chỗ thiếu hụt không được viễn viễn và phải được kiểm soát chặt chẽ. Sự cố ý thiếu hụt có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì trệ. Song khi nó đã bắt đầu chuyển động trở lại thì chính phủ phải giảm dần những chi phí cho đầu tư, dần tăng thuế để làm cho ngân sách trở lại thế cân bằng.
Điều quan trọng cần hiểu rõ tính tạm thời của chính sách cố ý thiếu hụt tuy nhiên muốn ngân sách có thể trở lại thế cân bằng dễ dàng thì thiếu hụt phải không quá lớn và tiền mà chính phủ tạo ra không vượt quá mức cho phép khi mọi nguồn lực kinh tế đã được tận dụng. Do đó chúng ta phải rất thận trọng trong việc gây ra thiếu hụt và muốn thực hiện chính sách này thì chính phủ phải nắm trong tay toàn bộ hệ thống ngân sách và kiểm soát được nền kinh tế.
Như vậy nếu thăng bằng ngân sách là một quy tắc khuôn mẫu thì việc phân tích trên đây cho ta thấy thăng bằng ngân sách không nên duy trong khuôn khổ nhất niên mà phải được duy trì trong khuôn khổ rộng rãi của nền kinh tế.
2. Bội chi và định hướng các biện pháp xử lý bội chi
Như đã lý luận ở trên vì nhiều lý do mà bội chi ngân sách vẫn tồn tại như một hiện tượng bình thường và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Song bội chi ngân sách phải được xử lý là điều cần thiết và bức báchđể có thể duy trì thăng bằng ngân sách trong khuôn khổ rộng rãi của một chu kỳ kinh tế.
Để xử lý bội chi ngân sách Nhà nước người ta có thể sử dụng một hay hay hay có thể sử dụng cả bốn biện pháp như:
+ Phát hành tiền + Vay nợ trong nước hay nước ngoài + Tăng thuế hay tăng nguồn thu khác của chính phủ+ Cắt giảm chi tiêu kể cả chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Trong đó 3 giải pháp đầu được coi là các giải pháp cấp tiến vì nó không trực tiếp cắt giảm quyền lợi của bất kỳ bộ phận nào trong xã hội, đồng thời hướng vào việc tăng nguồn tài chính nên dễ triển khai. Còn giải pháp thứ tư bị coi là "bảo thủ" vì nó cắt giảm chi tiêu, do đó chắc sẽ bị các bộ ngành, các địa phương dự kiến bị cắt giảm ngân sách lên tiếng phản đối, cản trở hay tìm cách gian lận, đồng thời tổng cầu của xã hội cũng bị co hẹp lại.
Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định sau đây chúng ta sẽ xem xét từng biện pháp đó.
a. Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước
Biện pháp xử lý này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ lạm phát. Trường hợp tiền tệ được phát hành tương ứng với nhu cầu tăng lên về tiền tệ do sự tăng trưởng đem lại thì phát hành tiền có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Nếu phát hành quá nhu cầu cần thiết sẽ dẫn đến lạm phát từ đó gây mất ổn định suy thoái kinh tế.
Việc phát hành tiền bù đắp cho bội chi ngân sách không phản ánh nhu cầu về tiền tăng lên do sự tăng trưởng đem lại. Do đó biện pháp này tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị kinh tế xã hội.
Do đó biện pháp này chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, trường hợp bất khả kháng, và việc phát hành tiền tệ phải được tính toán cẩn trọng phải đo lường, dự báo được hậu quả do nó gây ra và xã hội phải được chuẩn bị để đón nhận những hậu quả đó.
b. Vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước
Vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước bao gồm cả vay trong nước và vay nước ngoài, vay trong nước: Để vay được tiền chính phủ phải đa dạng hoá được các hình thức vay (tín phiếu trái phiếu, công trái...) đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất. Ngoài ra còn phải triển khai các biện pháp khác...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status