Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và tính chất của nó 3
1.1. Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 3
1.2. Tính chất của cuộc khủng hoảng 4
1.2.1. Cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu 4
1.2.2. Cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế sâu sắc 5
1.2.3. Cuộc khủng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng 5
PHẦN II- Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và một số giải pháp 6
2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 6
2.2. Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ 6
2.2.1. Sự cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá 6
2.2.2. Sự không đồng bộ trong tự do hoá hoạt động kinh tế và việc tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và tổ chức tài chính ngân hàng 7
2.2.3. Sự mất cân đối trong nền kinh tế 9
2.3. Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước 11
2.4. Các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của khu vực 13
2.4.1. Chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn trong và ngoài khu vực 13
2.4.2. Hoạt động tín dụng tiền tệ nước ngoài có tính đầu cơ 14
2.4.3. Một vài nhân tố bên ngoài khác 15
PHẦN III- Giải pháp để vượt qua khủng hoảng và các bài học rút ra từ nó 16
3.1. Các giải pháp 16
3.1.1. Ở cấp độ quốc tế 16
3.1.2. Ở cấp độ khu vực 16
3.1.3. Ở cấp độ quốc gia 17
3.2. Bài học kinh nghiệm 19
3.2.1 Nền kinh tế thế giới đã khác nhiều so với 10 năm trước đây 19
3.2.2. Chính sách tỷ giá: Vấn đề trung tâm và nhạy cảm nhất của đời sống kinh tế 20
3.2.3. Một sự chuẩn bị hoàn hảo cho toàn cầu hoá 21
KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iá cứng nhắc và luôn chậm chễ làm cho các đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong suốt một thời gian dài so với đồng đô la Mỹ. Đồng Bạt thái Lan cũng như hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực đều được các ngân hàng trung ương mỗi nước giữ ổn định theo các ngoại tệ mạnh của 7 nước công nghiệp phát triển, đặt biệt là sự neo giá ổn định ( nhiều năm như đồng Bạt ) vào đồng đô la Mỹ. Điều này lúc đầu tạo điều kiện cho việc ổn định đồng tiền và khiến cho nguồn vốn bên ngoài tràn vào qua các kênh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ), cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Nhưng việc duy trì tỉ giá ổn định quá lâu, cộng thêm việc duy trì lãi suất cao tạo ra sự chênh lệnh lãi suất đồng bản tệ với lãi suất đồng USD. Điều này kích thích các nhà đi vay của Thái Lan cũng như các nước khác tăng cường vay nóng USD ( với lãi suất thấp ) rồi chuyển sang đồng bản tệ ( với lãi suất cao ) tại các ngân hàng trong nước để hưởng lợi. Như vậy là sự ổn định tỉ giá và sự tăng một khối lượng lớn vốn ngắn hạn nước ngoài vào trong nước đã kích thích sự gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu cũng như những khoản mục đầu tư khác không vững chắc bằng nguồn vốn rẻ bên ngoài như là biểu hiện và kết quả của một nền kinh tế nóng, chính sự gia tăng giá tài sản, bất động sản, cổ phiếu … đến lúc phát sinh một nền '' kinh tế ảo".
Từ đây chúng ta có thể nhận thấy rằng việc neo giữ đồng bản tệ theo đồng USD là khá mạo hiểm vì chiếc '' neo " này không an toàn, khi đồng USD xảy ra biến cố nhỏ về giá trị cũng gây ra sự hỗn loạn cho một đồng bản tệ nào đó, nhất là những nước có sự cứng nhắc không linh hoạt trong chính sách TCTT. Chính từ những năm 1995 - 1997 đồng USD đổi chiều liên tục, tăng giá 50% so với đồng Yên Nhật và việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ hơn 30% cuối năm 94 cùng với việc neo giữ tỉ giá đã khiến các đồng bản tệ tăng giá một cách giả tạo. Điều đó làm giảm sự canh tranh của hàng xuất khẩu và tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, nguồn vốn chảy vào giảm, giá bất động sản giảm…và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình. Việc mua vét USD trả nợ dâng lên khiến cầu vượt xa lượng cung trong nước. Việc chính phủ các nước cố gắng giữ giá đồng bản tệ đã nhanh chóng làm cạn kiệt lượng ngoại tệ dự trữ vốn. Kết quả tất yếu là đồng bản tệ bị phá giá nhanh chóng. Hơn nữa việc chính phủ các nước đưa ra quyết định thả nổi bản tệ một cách đột ngột đã làm gia tăng các hoạt động tiêu cực, đẩy nền kinh tế đến sự hỗn loạn mang tính chất tâm lý kéo theo tổn thất to lớn về vốn do các doanh nghiệp địa phương.
2.2.2 Sự không đồng bộ trong tự do hoá hoạt động kinh tế và việc tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và tổ chức tài chính ngân hàng
Có thể nói, cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ một sự thật rằng : ở hầu hết các nước châu á vẫn chưa có nền kinh tế hoàn hảo với các thiết chế thị trường đầy đủ vừa có tác dụng định hướng , giúp đỡ các hoạt động kinh doanh , vừa giám sát và tự động điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời những lệch lạc của chúng. Tỷ giá được kìm giữ trong các luồng vốn vào - ra được tự do di chuyển trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài vấp phải những hạn chế cứng nhắc về khu vực và giới hạn đầu tư, đặc biệt là các yếu tố đầu tư và tăng trưởng bị khuyến khích một cách thiên lệch. Sự can thiệp khá sâu vào nền kinh tế thông qua chính sách công nghiệp có định hướng và bảo hộ kéo dài đã khiến thị trường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cứng nhắc và bị bóp méo làm giảm sút hiệu quả chung mặc dù trong thời kỳ đầu đã tạo ra đã đẩy tích cực nhất định cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ( thể hiện khá rõ ràng ở Hàn Quốc, Inđônêxia…). Các chính phủ đã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua các ngân hàng quốc doanh hay chỉ thị cho các ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng lãi suất thấp cho các công ty được chính phủ ưu đãi. Tình trạng bao cấp và cắt giảm cho các ngành công nghiệp có chọn lọc và những ngành độc quyền đưọc chính phủ bảo hộ đã tràn lan khắp khu vực, như một mầm bệnh đã được gieo giắc.
Chính phủ Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia đều có khuynh hướng che chở cho các công ty lớn tránh bị phá sản ( nhất là các Cheabol- tập đoàn kinh doanh lớn mang tính gia đình ở Hàn Quốc và Inđônêxia ) Chính vì vậy mà khi tập đoàn thép Hanbo phá sản thì con số nợ lên tới trên 6 tỉ USD, kéo theo sự lao đao của nhiều ngân hàng. Tại Thái lan và Inđônêxia thì thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để các con nợ thanh toán toàn số nợ của mình hay không đủ thuận lợi cho việc tịch biên, thanh lý tài sản thế chấp, khiến cho quá trình hoàn lại vốn đầu tư và lưu chuyển vốn xã hội bị chậm chễ. Hệ thống giám sát ngân hàng vừa không hợp lý vừa thiếu minh bạch. Các bảng kê khai tài chính ở các ngân hàng châu á và các công ty bị giấu kín hay bị sửa chữa đã bịt mặt và cung cấp các thông tin thiếu chính xác và kịp thời cho sự điều hành ở tầm vĩ mô của chính phủ. Vì vậy mà tình trạng thụt lỗ của các ngân hàng Thái Lan đã bị giấu kín suốt từ năm 1992- 1995. Tại Hàn Quốc tình hình cũng không sáng sủa hơn, các công ty con của các Chaebol đứng ra bảo đảm các khoản nợ của nhau trong khi đó các Chaebol lại không có tài khoản tổng hợp. Vì vậy tổng số nợ của họ được công bố dưới mức thực tế tức là kéo dài ra thời gian '' ủ bệnh '' của các con nợ khổng lồ, tình trạng này của Hàn Quốc cũng có thể ví như vụ EPCO Minh Phụng của Việt Nam . Các công ty con đã đứng ra bảo đảm các khoản nợ cho nhau, kết quả là 4000 tỉ VND của nhà nước tan thành mây khói, hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng thiếu sự đồng bộ và minh bạch của luật pháp , của chính sách tự do hoá có thể sớm được nhận ra và sửa chữa nếu không có sự bao che có điều kiện của nhiều lãnh đạo cao cấp, chủ nghĩa thân quen, móc ngoặc và tham nhũng giữa các giới chức trong chính phủ với doanh nghiệp đã làm tăng thêm những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Tình trạng tham nhũng tràn lan khắp châu á nó được mệnh danh là một loại thuế đối với doanh nghiệp và trở thành kẻ phá hoại bên trong nguy hiểm nhất của mỗi nước, tham nhũng đã làm tăng tới 30% chi phí của một hợp đòng kinh doanh và chính tham nhũng chứ không phải chỉ do chế độ thuế khoá cao đã làm cho khu vực kinh tế ngầm chiếm tới 30 - 50% GDP tại Inđônêxia , Philipin, Thái Lan và 20 - 30% tại Hàn Quốc, Malaixia. Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á không những đã làm bộc lộ rõ mà còn minh chứng rõ rệt chất lượng của các thể chế của một nước ( hệ thống pháp lý, chất lượng bộ máy nhà nước và các tệ nạn tham nhũng ) đã và đang gây tác hại như thế nào đến nền kinh tế của một nưóc và tình trạng đó có thể kéo dài nếu nước đó không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và trình độ thể chế chung của khu vực và quốc tế.
2.2.3 Sự mất cân đối trong nền kinh tế
Có thể nói nguyên nhân thứ ba này chính là kết q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status