Đề án Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ hiện hành trong các doanh nghiệp - pdf 23

Download miễn phí Đề án Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ hiện hành trong các doanh nghiệp



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I- Lý do trích khấu hao 2
1. Hao mòn vật chất 2
2. Tác nhân kinh tế 2
3. Tác nhân thời gian 2
II. Các phương pháp tính khấu hao. 2
1. Xác định nguyên giá TSCĐ 2
2 Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) 2
3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng 2
4. Phương pháp khấu hao nhanh 2
III. Tổ chức hạch toán khấu hao 2
1. Chế độ khấu hao hiện hành (nguyên tắc tính và trích khấu hao) 2
2. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 2
IV. Những tồn tại, kiến nghị và giảI quyết 2
1. Về cách tính khấu hao 2
2. Về phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 2
 
Kết luận 22
 
Danh mục tàI liệu tham khảo 2
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệp sản xuất do sự phát triển của KHKT làm cho máy móc, thiết bị của doanh nghiệp tuy vẫn sử dụng được trong nhiều năm nhưng buộc phảI thay mới vì những thiết bị của doanh nghiệp bị lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cụ thể như ví dụ ở trong ngành dệt may trước đây đều sử dụng những khung cửi dệt vảI mà mỗi người đều phảI quản lý một chiếc, từ khi xuất hiện máy dệt thể hiện những ưu đIểm nổi trội hơn về chất lượng vảI cũng như năng xuất thì những khung cửi khi đó không còn được sử dụng nữa mặc dù vẫn còn có thể sử dụng được.
Sự bất tương xứng: xảy ra khi một tàI sản không được sử dụng nữa do quy mô của doanh nghiệp phát triển và biến đổi nhanh hơn mức dự đoán, thông thường khi một doanh nghiệp mua TSCĐ doanh nghiệp cần cố gắng đoán khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp rồi sau đó mua tàI sản cố định với quy mô và khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng sau này. Tuy nhiên có trường hợp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn mức dự đoán, trong trường hợp này năng lực của TSCĐ sẽ trở nên quá nhỏ đối với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp buộc phảI thay mới tàI sản mặc dù tàI sản đó vẫn đang trong thời gian sử dụng. Ví dụ một chiếc phà nhỏ do một hãng vận hành ở một khu du lịch sẽ không còn phù hợp khi khu du lịch đó đông khách hơn. Họ sẽ nhận thấy việc sử dụng một chiếc phà lớn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn, lúc này họ sẽ đem chiếc phà nhỏ bán cho một hãng khác nhỏ hơn.
3. Tác nhân thời gian
Một đIều tất yếu là thời gian có liên quan đến việc hư hỏng, hao mòn, lỗi thời hay bất tương xứng của tàI sản. Tuy nhiên có những loại tàI sản mà thời gian tác động lên một cách khác như: khi mua một bằng phát minh sáng chế, đến khi mà thời hạn của bằng kết thúc thì ta không còn được toàn quyền sử dụng nữa.
Vì ba lý do trên đây mà ta phảI tiến hành trích khấu hao TSCĐ, ở đây hao mòn là hiện tượng khách quan không thể tránh được, đó là sự giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ còn trích khấu hao chính là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn để táI tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
II. Các phương pháp tính khấu hao.
1. Xác định nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bao gồm mọi chi phí hợp lý và hợp lý để mua được tàI sản và đặt nó vào vị trí, đIều kiện sử dụng được trong hoạt động của doanh nghiệp.
Với mỗi loại TSCĐ thì có cách xác định nguyên gía khác nhau. Cách phân loại thông dụng nhất hiện nay và cũng là cách phân loại chính thức trong chế độ tàI chính hiện hành là phân loại theo hình thức biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư. Theo cách này có ba loại TSCĐ: (theo thông tư số 89/2002/TT-BTC)
TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tàI chính
a. TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình tháI vật chất, có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định của chế độ tàI chính hiện hành ( hiện nay quy định: giá trị >= 5.000.000đ, thời gian sử dụng >= 1 năm)
Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tàI sản vào trạng tháI sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc xếp ban đầu chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo cách giao thầu: Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Đối với TSCĐ hữu hình mua trả chem.: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời đIểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đI vay”.
Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hay tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hay tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng tháI sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãI, lỗ nội bộ không được tính vào nguyên giá tàI sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hay các khoản chi phí sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây hay tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Đối với TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự hay tàI sản khác: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hay giá trị hợp lý của tàI sản đem trao đổi, sau khi đIều chỉnh các khoản tiền hay tương đương tiền trả thêm hay thu về. Nếu TSCĐ hữu hình mua dước hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự hay có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tàI sản tương tự (tàI sản tương tự là tàI sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãI hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.
Đối với TSCĐ được cấp, đIều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm gía trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp hay giá trị đánh giá lại của hội đồng thành giao nhận cộng với phí tổn trước khi ding mà bên nhận phảI chi ra (vận chuyển, bốc dỡ..).
+ Nếu đIều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn trước khi ding được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
Đối với TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, tặng thưởng, viện trợ là giá trị đánh giá lại của hội đồng giao nhận cùng với các chi phí phảI bỏ ra trước khi ding (nếu có).
b. Nguyên giá TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình là tàI sản không có vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Đối với TSCĐ mua riêng biệt, bao gồm cả giá mua (trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp liên quan đến việc đưa tàI sản vào sử dụng theo dự tính.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua xắm được thanh toán theo cách trả chậm, trả góp, nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời đIểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh loch đó được tính...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status