Vươn ra thị trường nước ngoài của Hãng cà phê Trung Nguyên - Cơ hội và thách thức - pdf 23

Download miễn phí Đề án Vươn ra thị trường nước ngoài của Hãng cà phê Trung Nguyên - Cơ hội và thách thức



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
A- Mô tả tình huống về quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của hãng cà phê Trung Nguyên 2
B- Phân tích tình huống 3
I- Quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của hãng cà phê Trung Nguyên 3
1. Sự khẳng định vị trí ở thị trường trong nước 3
2. Quá trình vươn ra thị trường Nhật, Singapore 7
3. Động cơ của công ty phát triển thị trường quốc tế 9
4. cách vươn ra thị trường nước ngoài của công ty 11
5. Kết quả đạt được trong chiến lược hướng ngoại của công ty 13
II- Những cơ hội và thách thức trong quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty 14
1. Cơ hội 14
1.1. Mở rộng thị trường 14
1.2. Tận dụng nguồn nguyên liệu của nước ngoài 15
1.3. Khai thác tốt hơn tính chất xã hội của cây cà phê 16
1.4. Mở rộng hợp tác đầu tư 16
2. Thách thức 16
2.1. Rào cản về văn hoá 17
2.2. Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá 17
2.3. Rào cản về cạnh tranh 18
2.4. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 19
2.5. Sự bất ổn của thị trường cà phê thế giới 19
III- Bài học kinh nghiệm 20
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
Lời Mở Đầu
H
iện nay, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hay nói chính xác hơn là toàn cầu hoá công ty đang diễn ra mạnh mẽ. Ở Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định “ Công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu là chiến lược khả thi duy nhất để phát triển nhanh kinh tế Việt Nam “ mà điều tối cần thiết dẫn đến sự thành công của chiến lược Công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu là sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.Trong một vài năm gần đây, mô hình này đã được gieo trồng rất hiệu quả ở Việt Nam, các công ty hoạt động có lãi và năng động đang xuất hiện ngày càng nhiều như: Công ty cà phê Trung Nguyên, Nội thất Hoà Phát,.Công ty Bitas... Nó đang dần làm thay đổi bộ mặt của đất nước cũng như đang tạo một hình ảnh mang đúng nghĩa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Công ty cà phê Trung Nguyên” hiện nay đang được đánh giá là công ty cà phê thành công nhất ở Việt Nam hương thơm cà phê của hãng không chỉ lan toả khắp các vùng, miền trong nước mà còn bay xa hơn, xâm nhập vào hầu hết các thị trường trên thế gíới.Theo hưong thơm của cà phê, ta thử nhìn lại những bước đi của hãng cũng như xem xét những bước tiến trong tương lai thông qua đề tài “ Vươn ra thị trường nước ngoài của Hãng cà phê Trung Nguyên - Cơ hội và thách thức” . Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và có những giải pháp kịp thời. Với quy mô một bài viết nhỏ em chỉ xin đề cập đến một số vấn đề sau.
ỉ Quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty
ỉ Những cơ hội và thách thức trong quá trình vươn ra thị rường nước ngoài
ỉ Bài học kinh nghiệm
Em xin trân thành Thank PGS. TS. Nguyễn Thị Hường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này.
A. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG VỀ QUÁ TRÌNH VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA HÃNG CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
"Hãng cà phê Trung Nguyên đang được đánh giá là công ty cà phê thành công nhất của Việt Nam và là nhà sản xuất cà phê hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới".
ã Xí Nghiệp cà phê Trung Nguyên thành lập năm 1999 tại 268 Nguyễn Tất Thành, Buôn Mê Thuột, Daklak.
ã Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến cà phê
ã Doanh thu (năm 2000): 3,334 tỉ đồng
ã Số công nhân chế biến cà phê trong xí nghiệp là hơn 100 người, đủ sức cung ứng nhiều loại cà phê cho các đại lý, ngoài ra còn cung cấp cà phê rang, cà phê đóng hộp cho thị trường.
ã Số lao động pha chế và bán cà phê trong “mạng” Trung Nguyên khoảng 3000 người trong đó có 10% sinh viên, học sinh làm việc bán thời gian.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên sinh năm 1971, tại Khánh Hoà. Những ngày ngồi ở giảng đường đại học, bạn bè cho rằng anh sống hoang tưởng. Một sinh viên y khoa hai bàn tay trắng, không một chút kiến thức kinh doanh, không kinh nghiệm quản trị, cứ nói mãi về kế hoạch xây dựng một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn bước dài ra thế giới quả là điều khó nghe. Vậy mà chưa đến 10 năm, kế hoạch "hoang tưởng" đó đã trở thành sự thật. Đặng Lê Nguyên Vũ, 31 tuổi, đang đi trên con đường đạt đến giấc mơ ngày xưa .
Năm 1996 hãng Cà phê Trung Nguyên mở ra ở thành phố Buôn Mê Thuột, Daklak. Và một luồng gió lạ đã thổi mùi hương cà phê Trung Nguyên ngày một lan rộng, hàng loạt các cửa hàng cà phê Trung Nguyên ra đời đã tạo nên hiện tượng quán Trung Nguyên rất độc đáo. Thanh niên có nhu cầu nói chuyện vào cà phê Trung Nguyên, người lớn có nhu cầu bàn chuyện làm ăn cũng vào quán cà phê Trung Nguyên. Người ta được thưởng thức nhiều vị thức uống từ cà phê, với nhiều cách pha chế tạo nên hương vị khác nhau, với những nét thú vị riêng và giá cũng phải chăng. Hai năm sau, hương thơm cà phê của vùng đất đỏ bazan với thương hiệu Trung Nguyên rải từ Bắc vào Nam chưa phải là điểm dừng của công ty chuyển nhượng thương hiệu này. Năm 2001, Cà phê Trung Nguyên lại chập chững bước ra thị trường Nhật, Singapore, Trung Quốc...
Bằng sự bành trướng lạ lùng với “độc chiêu nhượng quyền sử dụng thương hiệu” hiện nay Trung Nguyên đã tạo được thế ở thị trường trong nước và đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn quốc, Malaysia, Mỹ,...
Và mới đây Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của thương hiệu Trung Nguyên, trở thành doanh nhân duy nhất của tỉnh Daklak đoạt giải thưởng Sao Đỏ 2001- giải thưởng dành cho doanh nhân trê xuất sắc.
B. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
I. QUÁ TRÌNH VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA HÃNG CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
1. Sự khẳng định vị trí ở thị trường trong nước
Đặng Lê NguyênVũ - Giám đốc hãng cà phê Trung Nguyên, khi còn là sinh viên Đại học Y dược Tây Nguyên đã đi làm thêm ngoài giờ giúp việc cho một gia đình có nghề rang xay cà phê Buôn Mê Thuột. Từ đó anh đã học được bí quyết pha cà phê. Năm thứ 4, ngồi trên ghế giảng đường đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ đã cùng 2 người bạn cùng lớp gom góp khoảng 20 triệu đồng để lập doanh nghiệp “Vạn sự khởi đầu nan”, Trung Nguyên gặp không ít khó lhăn. Năm tốt nghiệp ra trường, hai người bạn trở lại với nghiệp bác sĩ, chỉ còn lại có mình Vũ “rong ruổi” trên hành trình lập nghiệp.
Bắt đầu từ hai chữ “Trung Nguyên”, được dùng làm thương hiệu cho các sản phẩm cà phê của công ty. Đặng Lê Nguyên Vũ chủ nhân 31 tuổi của thương hiệu cà phê nổi tiếng này nói “tui thỉnh thoảng có đọc sách kiếm hiệp. Thấy trong đó nói ai chiếm được Trung Nguyên sẽ làm chủ thiên hạ, nên mình lấy thương hiệu đó cho ... hên”. Tuy nhiên có một lý do chính là thủ phủ của Cà phê Việt Nam tập trung phần lớn ở khu vực Tây Nguyên, nằm giữa miền Trung đất nước. Như vậy ngay từ đầu ta thấy rõ ý chi của Vũ là muốn “làm chủ thiên hạ”.
Để xây dựng tên tuổi thương hiệu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường của công ty đã nghiên cứu nhiều ý tưởng và hình thành nên phong cách Trung Nguyên bằng cách pha chế cà phê theo nhiều loại hương vị để người uống cà phê thưởng thức. Vũ cũng cho rằng, dân đến quán cà phê không chỉ để uống cà phê ( vì chỉ uống thì đã có nhiều loại cà phê hoà tan uống liền), mà còn là nhu cầu giao tiếp, hưởng thụ không khí... quán xá. Do đó Trung Nguyên đã nghiên cứu việc đưa ra bảng hiệu rất đặc trưng bằng màu nâu ngọt ngào của cà phê sữa, với tách cà phê toả khói, nên chỉ cần chuẩn bị bước vào quán đã có ngay một cảm giác sảng khoái. Đồng thời phong cách trang trí của quán, đội ngũ phục vụ cũng có sắc thái riêng.
Định hướng đầu tiên của nhà doanh nghiệp trẻ là phát triển và quảng bá thương hiệu của mình, “cắm rễ” chắc ở Buôn Mê Thuột để có nguồn nguyên liệu chất lượng. Đặng Lê Nguyên Vũ nhận thấy, cà phê Robusta ở đây được coi là một trong những mẫu cà phê ngon nhất trên thế giới, tuy nhiên khâu tiêu thụ lại chưa phát triển, cà phê bán trong nước chủ yếu theo hình thức phân phối nhỏ lẻ, kém hiệu quả và chưa có thực sự nổi tiếng đến mức ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng. Trung Nguyên quyết định tập trung chú trọng đến chế biến cà phê để tạo lập thương hiệu, rồi sau đó mới chiếm lĩnh thị trường.
Theo hướng đi này, dù chỉ sở hữu 30 ha cà phê nhưng mỗi năm Trung Nguyên có thể cung cấp 100 tán cà phê hạt, bằng cách thu mua cà phê của

7Sl5vIm3f7Km66N
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status