Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ - pdf 23

Download miễn phí Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ



 
 
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 2
I- Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 2
1. Khái niệm và mục đích 2
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 2
II- Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 4
1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 4
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 7
III- Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 8
1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu 8
2. Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt Nam 10
 
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 11
I- Vài nét về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời gian qua 11
II- Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 12
1. Quy mô và nhịp độ xuất khẩu 12
2. Các hình thức xuất khẩu 12
3. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu 13
III- Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 14
 
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 15
I- Giải pháp từ phía Nhà nước 15
II- Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 17
1. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xâm nhập thị trường Mỹ 17
2. Tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ 18
3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế 19
Tài liệu tham khảo 20
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kinh doanh, theo đó một bên nhập nguyên vật liệu, hay bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên kia (bên đặtt gia công) để chế biến thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (tiền gia công). Đây cũng là hình thức đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú. Bởi vì thông qua gia công, các quốc gia này sẽ có điều kiện đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị và kĩ thật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất.
g.Tái xuất khẩu
Là việc xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Hình thức này cho phép thu lợi nhuận cao mà không phải không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị… Chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu này nhất thiết phải có sự góp mặt của 3 quốc gia: nước xuất khẩu – nước NK – nước tái xuất khẩu.
II- Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu.
1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp , mỗi ngành kinh doanh hoạt động trong môi trường và điều kiện cạnh tranh không giống nhau. Hơn nữa, môi trường này luôn thay đổi khi chuyển từ nước này sang nước khác. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang nước ngoài, một số doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh cơ hội và biến thời cơ thuận lợi thành thắng lợi nhưng cũng không có ít doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thử thách, rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với nhiều công ty quốc tế có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn.
Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải bao gồm:
+ Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ty khác.
+Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hay giảm giá, giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty.
+ Khả năng mặc cả của khách hàng : khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hay đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá.
+ Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: do giá cả của sản phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ty.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: trong điều kiện này, các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khách biệt hoá của sản phẩm hay việc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường.
- Các yếu tố VH – XH
Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạ thị trường mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại ở các quốc gia nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành xuất khẩu sang thị trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ từng trường hợp vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài.
Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực kỳ quan trọng là nối sống, tập quan ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi như là những hàng rào chắn các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu.
-Các yếu tố kinh tế
Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải có những kiến thức nhật định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những ảnh hưởng của những doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế quốc gia đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài. Mà tính ổn định trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Có thể nói đây là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất khẩu.
- Các yếu tố chính trị.
Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
-Các yếu tố luật pháp.
Một trong những bộ phận của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và nắm vững luật pháp luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành xuất khẩu những sản phẩm của mình sang đó, cũng như các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này.
Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dưới hình thức nào. Ngược lại, những mặt hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn chế hay không được quyền kinh doanh. Như vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
-Các yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát triển như hũ bão của khoa học, công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, có khả năng đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ttừ đó, doanh nghiệp có thể chống chọi được với sự cạnh tranh gắt trên thị trường quốc tế.
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc doanh nghiệp là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nó được hiểu như là nền văn hoá của tổ chức doanh nghiệp, được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành doanh nghiệp. Nền văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: triết lý kinh doanh, tập quán, thói quen, truyền thống, phong cách sinh hoạt, lễ nghị được duy trì sử dụng trong doanh nghiệp.
Tất cả các yếu tố này đã tạo nên bầu không khí, một bản sắc và tinh thần đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có nền văn hoá phát triển cao thì sẽ có khí thế làm việc hăng say, đề cao sự sáng tạo, chủ động trung thành. Ngược lại, một doanh nghi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status