Kinh tế thị trường - Những đặc trưng đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trang
A- Phần mở đầu 1
B- Nội dung 2
I- Sự cần thiết phải chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2
1. Những đặc trưng cơ bản củanền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và tác động của nó đối với nền kinh tế. 2
2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của nước ta. 3
II- Kinh tế thị trường - những đặc trưng đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 5
1. Kinh tế thị trường. 5
2. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hưonứg xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 8
III- Các giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 15
Các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 15

C- Phần kết thúc. 21
Tài liệu tham khảo 22
A- PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản trong nền kinh tế nước ta, cơ sở vật chất hạ tầng còn rất thấp kém, trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, không có khả năng cạnh tranh, sản xuất phân tán nhỏ lẻ kỹ thuật thủ công mang nặng tính bảo thủ, trì trệ, phân công lao động chưa sâu sắc, các mối liên hệ kinh tế kém phát triển vì vậy sản xuất nhỏ vẫn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế và được quản lý bằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Tuy nhiên, nền kinh tế tự cấp tự túc đã bộc lộ rõ những hạn chế trong thời đại mới. Chính vì vậy nó làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng đi xuống và trở nên khủng hoảng trầm trọng. Nhận thức được vấn đề này ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã đề ra chủ trương cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế, khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế. Ở Đại hội Đảng 7 cương lĩnh Đảng khẳng định "tiếp tục xây dựng xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế" phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Văn kiện Đại hội Đảng VII khẳng định: tiếp tục thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành những lĩnh vực trọng yếu.
Ở Đại hội Đảng IV Đảng ta tiếp tục hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường đổi mới và phát triển có hậu quả khu vực kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo xác định những ngành và lĩnh vực cần tập trung nguồn lực để củng cố và phát triển doanh nghiệp Nhà nước.
B- NỘI DUNG

I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1. Những đặc trưng cơ bản củanền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và tác động của nó đối với nền kinh tế.
Thứ nhất là Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện ở sự chi tiết hoá các nhiệm vụ cho Trung ương giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm. Như vậy đặc trưng này cho thấy rằng nền kinh tế đã tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước, tức là tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan mà không nhận thấy vai trò của nguyên tố khách quan, vìvậy nền kinh tế phát triển sẽ không bền vững và không đáp ứng được yêu cầu khách quan.
Thứ hai là các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với các quyết định của mình. Các cơ quan hành chính kinh tế là nơi đưa ra mọi quyết định đối với các đơn vị kinh tế, tuy nhiên họ không đứng trên cơ sở khách quan để ra quyết định, mà quyết định là mang tính chủ quan, hơn nữa họ không phải chịu trách nhiệm vật chất đối với quyết định của mình nên những quyết định được đưa ra rất chủ quan và ít mang tính hợp lý. Hơn nữa đứng về phía các đơn vị kinh tế họ không hề có quyền quyết định trong sản xuất mà chỉ làm theo mệnh lệnh không cần quan tâm đến sự hợp lý của việc sản xuất cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều này đã gây nên tính ỷ lại vào cấp trên, làm mất chức năng động sáng tạo trong các đơn vị sản xuất.
Thứ ba là bỏ qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hậu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật và bao cấp qua cấp phát vốn của ngân sách, mà không ràng buộc về vật chất đối với người được cấp phát với đặc trưng này làm cho người sản xuất không cần quan tâm đến chất lượng và tính thích hợp của sản phẩm bởi họ cứ sản xuất ra thì sẽ được tiêu thụ, vì vậy làm cho chất lượng hàng hoá của ta so với thế giới rất thấp kém công nghệ lạc hậu không có khả năng cạnh tranh. Đồng thời người sản xuất không quan tâm đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, bởi lẽ nếu lỗ đã được Nhà nước chu cấp. Vì vậy đã làm mất chức năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất.


f233Wl15HGL1df1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status