Công nghệ xử lý nước thải sử dụng công trình song chắn rác tinh kết hợp với bể lắng cát ngang (+ bản vẽ) - pdf 23

Chia sẻ đồ án "Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt" cho anh em Ket-noi

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay dưới sự phát triển của khoa học, con người ngày càng đạt được những tiến bộ
trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng như về đời sống. Nhu cầu con
người ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên sự phát triển nào cũng có mặt trái của nó, con người càng tạo ra nhiều sản
phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống thì đồng thời họ cũng thải ra môi trường nhiều loại rác thải
khó phân hủy vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường nên môi trường sống của chúng
ta ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Trong lĩnh vực nhà ở cũng vậy, áp lực dân số
ngày càng tăng buộc con người phải quy hoạch lại quỹ đất dành cho việc xây nhà, vì thế
nhiều khu chung cư, khu nhà ở, khu đô thị được mọc lên để giải quyết vấn đề đó.
Khi đó chất thải từ quá trình sinh hoạt của các nơi đó như rác, nước thải sinh hoạt sẽ là
một nguồn thải góp phần gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Trong đó nước thải
sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Nước thải sinh hoạt trong quá trình
sinh sống chứa rất nhiều thành phần khó phân hủy, sẽ gây ô nhiễm, đặc biệt là các kênh rạch
nơi tiếp nhận tất cả các nguồn nước thải của con người trong đó có nước thải sinh hoạt.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1−TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
I.1.1. Nguồn gốc của nước thải sinh họat
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của
cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,.. chúng thường được thải ra từ các căn hộ,
cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải của
một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm hệ thống thoát
nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp
nước của nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu
chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải
tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh
hoạt ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông
rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước
thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hay thoát bằng biện pháp tự thấm.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi kết
quả của làm vệ sinh sàn nhà
I.1.2. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt


https://mega.co.nz/#!gB9RwCZZ!hDNX5WVVD ... 7Kal9o9rA8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status