Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá



MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
Chương 1: MỘT VÀI LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ DI DÂN 4
1.1. Khái niệm việc làm 4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 4
1.1.2. Khái niệm việc làm 4
1.1.3. Phân loại việc làm 5
1.2. Di dân 6
1.2.1. Khái niệm di dân. 6
1.2.2. Phân loại di dân. 7
1.2.2.1. Theo khoảng cách di chuyển: 7
1.2.2.2. Theo độ dài thời gian cư trú: 8
1.2.2.3. Theo đặc trương di dân: 8
1.2.3. Các lý thuyết di dân. 9
1.2.3.1. Lý thuyết Micheal P.Todaro. 9
1.2.3.2. Lý thuyết của Ravenstein. 10
1.2.3.3. Lý thuyết đô thị hoá: 10
1.2.3.4. Lý thuyết lực “hút- đẩy” 10
1.3. Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm 12
1.3.1. Nơi xuất cư 12
1.3.2. Nơi nhập cư. 13
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ DI CƯ Ở THANH HOÁ. 14
2.1. Tổng quan về Thanh Hoá 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 14
2.1.1.1. Vị trí địa lý: 14
2.1.1.2. Địa hình 14
2.1.1.3. Khí hậu: 15
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên: 15
2.1.2. Tình hình kinh tế. 17
2.1.2.1. Về kinh tế: 17
2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng. 17
2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực Thanh Hóa 18
2.3. Thực trạng về di dân ở Thanh Hóa 21
2.3.1. Các yếu tố quyết định di dân. 21
2.3.1.1. Thực trạng về giải quyết việc làm của tỉnh. 21
2.3.1.2. Thất nghiệp. 25
2.3.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến di cư. 26
2.3.2. Đặc điểm của di dân. 27
2.3.2.1. Trình độ, độ tuổi, giới tính. 27
2.3.2.2. Địa điểm di cư. 29
2.3.2.3. Thời gian cư trú. 31
2.3.3. Hậu quả của di cư. 32
2.3.3.1. Mặt tích cực. 32
2.3.3.2. Mặt tiêu cực. 35
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ VIỆC LÀM 38
3.1. Quan điểm của tỉnh về di dân 38
3.2. Giải pháp 39
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các ngành, các vùng kinh tế. 39
3.2.1.1. Nông nghiệp- nông thôn. 39
3.2.1.2. Ngành công nghiệp. 43
3.2.1.3. Dịch vụ 43
3.2.2. Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động 45
3.2.3. Mở rộng, nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, đào tạo nghề 46
3.2.3.1. Gắn kết việc đào tạo nghề với thị trường lao động 47
3.2.3.2. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 48
3.2.3.3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề 49
3.2.4. Phát triển mạnh thị trường lao động 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lao động. Trình độ hiểu biết về bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục thấp, họ vừa không có điều kiện về vật chất cũng như không biết cách chăm sóc. Về trí lực được thể hiện thông qua: Trình độ và kỹ năng. Tỷ lệ qua đào tạo cao 31% (bao gồm cả đào tạo nghề). Tuy nhiên cơ cấu đào tạo và hiệu quả nguồn nhân lực qua đao tạo chưa cao. Cơ cấu đào tạo hợp lý là cơ cấu có tỷ lệ đại học, trung học, học nghề là: 01, 04, 10 nhưng tỷ lệ này ở Thanh Hóa là: 01, 1.5, 03. Cơ cấu bất hợp lý dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ra “kỹ năng thực hành” rất kém.
Về kỹ năng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Nói chung, người Thanh Hóa có tính chịu khó, cần cù, tiết kiệm, thông minh… Nhưng, không chỉ đối với Thanh Hóa mà nguồn nhân lực Việt Nam có phong cách làm việc đơn lẻ, tinh thần hợp tác kém; ý thức chấp hành kỷ luật kém; không mạnh dạn tiếp thu cách làm ăn mới; năng lực sáng tạo yếu.
Tóm lại, về nguồn nhân lực Thanh Hóa thì có một số điểm mạnh và điểm yếu sau:
- Dân số đông, tốc độ tăng cao là yếu tố cơ bản để cho tỉnh tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Với một nguồn nhân lực dồi dào, giá thuê lao động rẻ đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng phải đối mặt với vấn đề giải quyết việc làm.
- Thanh Hóa có truyền thông hiếu học, trọng học, điều kiện khó khăn cũng cố gắng vươn lên để cho con cái học hành đỗ đạt cao, có địa vị xã hội. Điều này đã nâng cao tinh thần học tập, tuy nhiên lại làm thay đổi mục đích học tập. Mặc dù được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn, trang bị kiến thức chuyên môn nhưng khả năng vận dụng, biến tri thức thành kỹ năng nghề nghiệp yếu, khả năng chuyển từ “năng học” sang “năng hành” bị hạn chếà Làm mất đi ý nghĩa thực tiễn của việc học hành.
- Con người Thanh Hóa rất cần cù, thông minh, sáng tạo…nhưng khả năng hợp tác, làm việc nhóm lại rất kém, mà đây là yếu tố rất quan trọng để có thể phát huy được sức mạnh tập thể trong thời đại hiện nay. Con người là sản phẩm của lịch sử vì vây, những phẩm chất hiện có là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài. Do nền sản xuất tiểu nông kéo dài, mang nặng yếu tố nhỏ nhoi, ghen ghết, đố kỵ những người vượt trội hơn mình, chỉ thấy cái lợi trước mắt, cục bộ mà không thấy cái lợi lâu dài, toàn thể…
2.3. Thực trạng về di dân ở Thanh Hóa
2.3.1. Các yếu tố quyết định di dân.
2.3.1.1. Thực trạng về giải quyết việc làm của tỉnh.
Dự báo dân số tỉnh đến năm 2010 khoảng 3,8 triệu người, số lao động có khả năng lao động và nhu cầu việc làm là 290.000 người. Để giải quyết việc làm, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các ngành, các vùng và các chương trình hỗ trợ việc làm như: Xuất khẩu lao động, cho vay vốn để giải quyết việc làm, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động…
Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế tỉnh không ngừng tăng trưởng và phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,2% năm, thu nhập bình quân đầu người 510 USD/năm, hàng năm giải quyết việc làm cho 30.000 người.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Tổng LĐ đang làm việc
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Số người
% so với tổng
Số người
% so với tổng
Số người
% so với tổng
2001
1.751.001
1.333.387
76,15
192.260
10,98
225.354
12,87
2002
1.812.541
1.349.074
74,42
206.086
11,37
257.381
14,21
2003
1.873.727
1.392.367
74,31
213.230
11,38
268.130
14,31
2004
1.927.330
1.406.950
73,0
222.992
11,57
297.388
15,43
2005
1.990.006
1.429.421
71,83
240.592
12,09
319.993
16,08
2006
2.048.508
1.413.470
69,0
297.034
14,5
338.004
16,5
2007
2.104.356
1.388.875
66,0
357.740
17,0
357741
17,0
Nguồn: -Tổng cục thống kê Thanh hóa.
- Kết quả điều tra lao động- việc làm hàng năm do Sỏ Lao động- TBXH, Cục thống kê Thanh Hoá và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.
a1. Nông- lâm- ngư nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành nông- lâm- ngư nghiệp là 4,8- 5,2%/ năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, tỉnh đã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng tận dụng lợi thế của vùng và từng bước gắn với thị trường. Diện tích một số cây công nghiệp: Mía, lạc, đậu tương… tăng khá nhanh. Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động trong trồng trọt giảm, tăng lao động trong chăn nuôi; Các trang trại sản xuất chăn nuôi tổng hợp được hình thành và phát triển, đến nay có gần 3.700 trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn được chú ý phát triển nhanh như: Thêu ren, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề mây tre đan… đến nay toàn tỉnh có hơn 200 làng nghề và gần 1000 hợp tác xã. Hàng năm các ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn đã tạo việc làm mới cho 15.000 người. Con số này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm tới. Nâng tổng số người đang làm việc trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp là 1.388.875 người, chiếm 66% tổng lao động đang làm việc trong toàn tỉnh.
a2. Công nghiệp- xây dựng:
Giá trị gia tăng bình quân hàng năm là 15,5- 16,7%/ năm. Trong tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như: Lễ Môn, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Lam Sơn, Nghi Sơn, Mục Sơn tiếp tục mở rộng quy mô thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế về: Sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Các công trình giao thông công cộng, các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã được đầu tư xây mới, nâng cấp và tu bổ. Với những thành tựu trên lao động trong ngành công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng từ 192.260 người năm 2001 đến 357.741 người năm 2007, chiếm 17% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
a3. Dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ là 10%/ năm. Với một địa hình dọc theo bờ biển dài hơn 1.200 km, Thanh hoá có tiềm năng về khai thác du lịch biển. Các điểm du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Bến En, khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương, động Từ Thức…đã thu hút được nhiều lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp, nâng tổng số lao động trong ngành dịch vụ lên 357.741 người chiếm 17% tổng số lao động trong nền kinh tế.
Các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm.
b1. Chương trình xuất khẩu lao đồng.
Tỉnh Thanh Hoá được Bộ Lao động- TBXH đánh giá là tỉnh đứng thứ hai về xuất khẩu lao động. Các thị trường xuất khẩu chính như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Đông…Trong giai đoạn 2001- 2005 tỉnh đã đưa được 14.984 người, phấn đấu trong giai đoạn 2006- 2010 tỉnh đưa thêm 50.000 người. Có thể nói, công tác xuất khẩu lao động đã được tỉnh quan tâm, khuy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status