Hiệu quả kinh tế và lơi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng sông Hồng - pdf 23

Chia sẻ cho anh em bài luận

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng, địa bàn và phạm vi nghiên cứu. 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Một số khái niệm. 4
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối 8
2.3. Cơ sở thực tiễn 11
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm địa bàn 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu 55
3.3. Các phương pháp phân tích số liệu 56
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1. Thực trạng sản xuất khoai tây ở vùng Đồng bằng sống Hồng 63
4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng. 63
4.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây. 67
4.1.3. Thị trường khoai tây trong nước 73
4.1.4. Nhập khẩu khoai tây 74
4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây. 76
4.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở các điểm điều tra. 76
4.2.2. Chi phí sản xuất khoai tây 79
4.2.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây ở các tỉnh điều tra 80
4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây với các cây trồng cạnh tranh trong vụ đông 85
4.3. Phân tích lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng sông Hồng. 90
4.3.1. Đánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực cho sản xuất khoai tây trong vùng. 90
4.3.2. Một số giả thiết về khả năng xảy ra trong tương lai: 91
4.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng đồng bằng sông Hồng. 94
4.4.1 Giải quyết tốt khâu giống. 94
4.4.2 Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. 95
4.4.3 Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân 96
4.4.4 Đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thu. 96
4.4.5. Làm tốt công tác quy hoạch 97
4.4.6. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác. 97
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1. Kết luận 99
5.2. Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao (7-8%/năm) và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng đạt khá (4-4.5%) trong suốt một thời gian dài. Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành nông nghiệp một cách vững chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị và xã hội và cải thiện cuộc sống của người dân. Phát triển nông nghiệp trong thời gian qua đã đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản thiết yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước trở thành một nước xuất khẩu lớn trên thế giới: đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối và hạt tiêu, đứng thứ 3 về xuất khẩu cao su thiên nhiên ngoài ra Việt Nam còn sản xuất, chế biến và xuất khẩu môt lượng lớn hạt điều, chè và một số mặt hàng nông sản khác. Tuy đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong thời gian vừa qua, song về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp đặc trưng bởi nền sản xuất nhỏ, năng xuất lao động thấp và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản không cao. Ngành nông nghiệp mặc dù tạo ra công ăn việc làm cho trên 70% số lao động của cả nước nhưng lại cho thu nhập thấp và có độ rủi ro cao nên nguy cơ tái cùng kiệt ở vùng nông thôn là khá cao. Cũng vì những lý do trên, phát triển nông nghiệp và nông thôn vẫn được coi là lĩnh vực ưu tiên của Đảng và Nhà nước.
Cây khoai tây có vai trò kinh tế quan trọng, đó là cây trồng tận dụng đất trong vụ đông, không ảnh hưởng đến cây trồng chính trong vụ xuân và vụ mùa, tận dụng lao động nhàn rỗi của hộ nông dân, tận dụng phân bón từ chăn nuôi, mặt khác sản xuất khoai tây trong vụ đông có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giảm phân bón, công lao động cho cây trồng vụ sau. Quan trọng hơn sản xuất khoai tây trong thời gian ngắn ( 80-90 ngày) tạo ra thu nhập cao cho nông dân , cung cấp thực phẩm có chất lượng thơm ngon, tạo sự phát triển đa dạng của hệ thống cây trồng, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Cây khoai tây đã được đưa vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay và đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Diện tích khoai tây đã đạt tới 100.000 ha vào những năm 80 khi Việt Nam sản xuất không đủ lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có thị trường xuất khẩu là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu rồi giảm nhanh xuống còn khoảng 20.000 ha trong những năm đầu 90, và ổn định trên 30 ngàn ha trong những năm gần đây. Khoai tây là cây trồng quan trọng trong cơ cấu vụ Đông của nhiều tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Giang và Lạng Sơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, sản xuất khoai tây ở nước ta còn gặp không ít khó khăn như: Sản xuất manh mún, phân tán, khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cơ giới hoá, thu gom, tiêu thu sản phẩm; thiếu giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất đại trà; chi phí sản xuất khoai tây cao gấp 2-3 lần các cây trồng khác trong vụ đông; nông dân gieo trồng theo kinh nghiệm là chính, chưa theo đúng quy trình sản xuất vì vậy năng suất, chất lượng khoai tây của nước ta còn thấp so với thế giới; sản phẩm không đồng đều, lẫn tạp nhiều thứ giống; khâu bảo quản, chế biến yếu kém, chủ yếu dùng cho ăn tươi.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đặt ra cho ngành nông nghiệp nhiều vấn đề phải giải quyết trong đó có việc xác định cây trồng nào có lợi thế để có quy hoạch phát triển, cây trồng nào không có lợi thế cần chuyển đổi để trách thua thiệt cho nông dân. Thời gian gần đây đã có nhiều tổ chức, nhiều nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của một số cây trồng như lúa gạo, ngô và đậu tương, điều, cây ăn quả, cao su... nhưng chưa có nghiên cứu nào về lợi thế của cây khoai tây.
Với những lý do trên, và được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng, tui chọn chuyên đề "Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lơi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng sông Hồng"


https://mega.co.nz/#!pcFhkZyb!HZ2u6XUPk ... 6koSVo43qs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status