Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ - pdf 23

CHia sẻ bài luận cho anh em
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục ảnh viii
1. Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Ý nghiã khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 4
2.2. Tổng quan về dồn điền đổi thửa 7
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 25
3. Phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
3.1. Phạm vi nghiên cứu 28
3.2. Nội dung nghiên cứu 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40
4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của huyện Cẩm Khê 48
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 48
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 48
4.3. Tình hình thực hiện chính sách DĐĐT ở huyện Cẩm Khê 52
4.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa 52
4.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa 53
4.3.3. Kết quả thực hiện dồn đổi ruộng đất ở huyện Cẩm Khê 57
4.3.4. Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp 61
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất/1ha đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa 73
4.5. Dồn đổi ruộng đất góp phần làm nâng cao hiệu quả xã hội 78
4.6. Dồn đổi ruộng đất góp phần bảo vệ môi trường 79
4.7. Phản ứng của nông dân đối với việc thực hiện chính sách DĐĐT 79
4.8. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa 83
5. Kết luận và kiến nghị 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 89

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được chia đến tận tay người nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Điều đó đã đưa Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, vươn lên thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt khác các mặt hàng nông sản như: cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản…tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều, khiến cho thu nhập của người nông dân ổn định và đời sống của họ không ngừng được cải thiện…
Vai trò to lớn của sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như nói trên là không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng xã hội: ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ đổi mới.
Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Nắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương
“ Dồn đổi ruộng đất” để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh tróng trong một vài tháng là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của…Vậy nên cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên; được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Khắc Thời; tui tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến các vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
1.3. Ý nghiã khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận và hoàn thiện quy trình dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp giúp người lao động đầu tư thâm canh; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá; đa dạng hoá sản phẩm; cải tiễn kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; từng bước hình thành các trang trại trên cơ sở tích tụ ruộng đất.


xw30956o8lEGli3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status