Bản thiết kế trường thcs nguyễn văn luông (bản vẽ + thuyết minh) - pdf 23

Chia sẻ cho anh em bản vẽ kiến trúc


THUYẾT MINH

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ SAN LẤP NỀN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LUÔNG

A. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

I. ĐỊA HÌNH KHU VỰC:

Khu vực san lấp có địa hình tương đối thấp. Cao độ trung bình là +9824mm. chênh cao trong khu đất không đáng kể. Trong khu vực có một số căn nhà ván tole hiện hữu.

II. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH: (xem hồ sơ địa chất)

III. ĐỊA CHẤT THỦY VĂN:

Về mặt địa chất thủy văn, mực nước ngầm được quan sát tại 04 vị trí hố khoan vào cuối mù khô ( tháng 5/2001 )mực nước xuất hiện và ổn định tại thời điểm khảo sát như sau:

Hố khoan Cao độ(m) Mực nước xuất hiện(m) Mực nước ổn định(m)
HK1 -0.3 0.9 0.5
HK2 0.0 1.5 1.2
HK3 0. 0.9 0.3
HK4 -0.7 - NGẬP NƯỚC

Các mực nước này sẽ thay đổi theo mùa và ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất cơ học của các lớp đất gần trên mặt.

IV KHÍ HẬU THỜI TIẾT:

Theo đài kí tượng thủy văn Thành Phố Hồ Chí Minh, các đặc trưng Khu vực xây dựng công trình có các đặc trưng khí hậu sau:
Khí hậu nhiệt đới có hai mùa rỏ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4.
Mùa mưa ấm áp, gió thịnh hành theo hướng đông bắc từ biển thổi vào nên nhiều mây, mưa.
Mùa khô tiếp nhận không khí từ miền bắc do vậy hơi khô và lạnh về đêm.

Các đặc trưng khí hậu:

1. Nhiệt độ:
- nhiệt độ trung bình năm: 27oC.
- nhiệt độ trung bình tháng cao nhất:29oC
- nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất:21oC

2. Mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, vào các tháng trên mổi mù mưa trên 20 ngày, mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 8,9,10 (chiếm tỷ lệ 43.6% so với cả năm).
- lượng mưa trung bình: 1949mm
- lượng mưa tối đa: 2711mm
- lượng mưa tối thiểu: 1533mm
- số ngày mưa trung bình hàng năm: 162 ngày
- lượng mưa tối đa trong ngày: 177mm
- lượng mưa tối đa trong tháng: 603mm

3. Nhiệt độ không khí:
- nhiệt độ bình quân trong năm: 27oC
- nhiệt độ cực đại tương đối: 40oC
- nhiệt độ cực tiểu tương đối: 13.8oC
- tháng có nhiệt độ cao nhất trong nằm tháng 4: 28.8oC
- tháng có nhiệt độ thấp nhất trong nằm tháng 1: 21oC

4. Độ ẩm:
- độ ẩm trung bình: 79.5 oC
- Độ ẩm cực tiểu tương đối: 20%
- Độ ẩm cực đại tương đối: 86.6%

B. KẾT QUẢ KHẢO SÁT:

Kết quả công tác khảo sát công trình chp vị trí xây dựng công trình “Trường PTCS Nguyễn Văn Luông, số 241/159 Nguyễn Văn Luông P11, Q.6, Tp. Hồ Chí Minh” với 04 hố khoan với độ sâu nhất 30.00m cho thấy các lớp đất tại đây có các đặc điểm như sau:


1. Lớp đất số 1: lớp đất mặt

Là lớ hổn hợp gạch và cát đá lớp này có chiều dày tại hố khoan thay đổi từ 0.4 đến 2.7m là lớp đất rời xốp sức chịu tải rất thấp không thuận lợi cho việc xây dựng công trình.

2. Lớp đất số 2: CH

Bùn sét bột, nhão lớp đất số 2 CH có chiều dày thay đổi từ 6.3m đến11.1m. là lớp đất rất yếu, sức chịu tải rất thấp có độ lún nhiều rất không thuận lợi ch việc xây dựng công trình.

3. Lớp đất số 3: SM

Cát mịn đến trung lẩn bột sét,kém chặt – chặt vừa, giá trị SPT của lớp thay đổi từ 5 – 23 búa, bề dày lớp tại HK1 = 17.95m, HK2 = 2m, HK4 = 1.9m. lớp này không xuất hiện tại HK3 là lớp đất trung bình có thể sử dụng cho việc xây dựng công trình.

4. Lớp đất số 4: CH

Sét bụi lẩn các ổ bụi cát mịn, dẻo cứng, CH có bề dày tại HK1 = 1.5m HK4 = 2.9m là lớp đất khá tốt có sức chịu tải trung bình có thể sử dụng cho việc xây dựng công trình.

5. Lớp đất số 5a: CL1

Sét cát lẩn bụi dẻo mềm, CL1 chỉ xuất hiện tại HK3 với bề dày 3.2m là lớp đất yếu không thích hợp cho việc xây dựng công trình.

6. Lớp số 5b: CL2

Sét cát lẩn bụi dẻo cứn g, CL2 có chiều dày xuất hiện tại HK1 = 1.95m và tại HK3 = 1.65m. là lớp đất trung bình có thể sử dunïg cho việc xây dựng công trình.


https://mega.co.nz/#!UBM1WazT!TB9N3Ftbv ... MzExMh1fsk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status