Mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Danh mục các chữ viết tắt, các ký hiệu 1
Danh mục bảng biểu 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1- VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 5
1.1.1 - Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại 5
1.1.2 - Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại 6
1.2 - SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 9
1.2.1. Từ phía khách hàng. 10
1.2.2 Từ phía Ngân hàng. 11
1.3 - CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 14
1.3.1- Dịch vụ thu, chi hộ và chuyển tiền. 15
1.3.2- Dịch vụ uỷ thác 23
1.3.3 - Dịch vụ bảo lãnh 27
1.3.4 - Dịch vụ tư vấn 30
1.4- MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHUNG VỀ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI. 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG 35
2.1 - KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG. 35
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 35
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng. 38
2.1.3-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 40
a. Hoạt động huy động vốn 40
b. Về công tác tín dụng 42
c. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 45
2.2- HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG. 46
2.2.1 Dịch vụ thanh toán 47
a. Dịch vụ chi trả hộ 47
b. Dịch vụ thu hộ. 49
2.2.2 Dịch vụ bảo lãnh 56
2.3- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG. 58
2.3.1- Những thành tích đạt được. 58
2.3.2 - Những mặt còn tồn tại. 59
2.3.3- Nguyên nhân 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG 62
3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 63
3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG. 64
3.2.1- Nâng cao chất lương dịch vụ sẵn có 64
3.2.2. Ứng dụng Marketing vào hoạt động dịch vụ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. 66
3.2.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng. 69
3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG. 75
3.3.1- Đối với Ngân hàng Công thương Trung ương 75
3.3.2. Đối với Chính phủ. 77
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82



Trong xu thế phát triển chung của xã hội, cùng với sự đi lên của khoa học - kỹ thuật - công nghệ thì lĩnh vực Ngân hàng phải là lĩnh vực phát triển hàng đầu của nền kinh tế, bởi lẽ nó là huyết mạnh của nền kinh tế. Nó đóng vai trò trung gian tài chính vô cùng quan trọng giữa người gửi tiền và người vay tiền. Đồng thời nó cũng là nơi cung cấp những dịch vụ mà nhờ đó thúc đẩy sự lành mạnh hoá, năng động hoá các hoạt động và trao đổi nói chung.
Ngày nay công nghiệp Ngân hàng ngày càng mở rộng, không chỉ có Ngân hàng trong nước, Ngân hàng liên doanh mà còn có những Ngân hàng nước ngoài và các trung gian tài chính khác. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, hoạt động Ngân hàng ngày càng sôi động. Cho nên việc một Ngân hàng có thể tồn tại và thắng trong cạnh tranh không chỉ đơn thuần là thực hiện các nghiệp vụ truyền thống (nhận tiền gửi, thanh toán và cho vay) như trước đây, mà bản thân nó phải dần dần thay đổi và phát triển các nghiệp vụ hiện tại để phù hợp với xu thế chung của thời đại và ngày càng tiếp cận nhiều hơn với nhu cầu của khách hàng. Việc cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao là một trong những thành tố quan trọng nhất để quyết định đến vị thế, uy tín của Ngân hàng, là cơ sở chủ yếu để thắt chặt mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng và nó còn mang nhân tố quyết định đến khả năng sinh lời của Ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ truyền thống phát triển theo. Do đó việc thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các Ngân hàng hiện đại và trở thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu để đưa đến sự thành công và phát triển của Ngân hàng trong điều kiện Ngân hàng càng ngày càng đông đúc, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay bước đầu đã hoà nhập vào kinh doanh theo cơ chế thị trường và đã có những cải tiến đáng kể về dịch vụ Ngân hàng, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Hai Bà Trưng. Mặc dù loại hình dịch vụ cung cấp chưa phải là nhiều song nó cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín Ngân hàng và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của Ngân hàng.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng, nhận thấy đây là một vấn đề có tính chất sống còn trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại. Được sự ủng hộ giúp đỡ của Banh lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại chi nhánh, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Nam, em xin đề cập tới một số khía cạnh thuộc vấn đề nêu trên qua đề tài được chọn triển khai và nghiên cứu " Mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 03 chương :
- Chương I : Ngân hàng thương mại và các dịch vụ của ngân hàng thương mại
- Chương II : Thực trạng hoạt động dich vụ tại Ngân hàng Công thương Khu vựcII- Hai Bà Trưng.
- Chương III : Những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vựcII- Hai Bà Trưng.
Để hoàn thành bản luận văn này, em đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp từ lý luận đến thực tiễn, kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Do thời gian và lĩnh vực nghiên cứu có hạn, bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và tập thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Công thương Khu vực II- Hai Bà Trưng.

CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1- VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1.1 - Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, vì sự phát triển của hoạt động Ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất xã hội và quyết định đến tiềm lực kinh tế của quốc gia đó. Có thể nói. ngành ngân hàng ra đời là một sự kết tinh của nền sản xuất hàng hoá nhưng ngược lại cũng chính ngành Ngân hàng lại là động lực rất lớn thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.
Trong thời kỳ đầu, các Ngân hàng xuất hiện và hoạt động một cách độc lập không chịu sự ràng buộc lẫn nhau, với các nghiệp vụ chủ yếu là đổi tiền và giữ hộ tài sản, tiền bạc. Hoạt động này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại và giao lưu thương mại. Sản xuất phát triển đưa hoạt động thương mại vượt ra ngoài phạm vi mỗi lãnh thổ, mỗi vùng nhưng điều này lại gây khó khăn cho các thương gia do sự lưu hành các loại tiền khác nhau ở những vùng khác nhau. Và như vậy, các tổ chức Ngân hàng sơ khai xuất hiện đảm bảo mọi yêu cầu cân thử, đổi tiền của người trao đổi. Vì khi nền kinh tế phát triển, rủi ro trong nền kinh tế tăng lên, những người giầu có nghĩ đến việc bảo quản tài sản và các ngân hàng sơ khai đã đảm nhiệm dịch vụ. Lúc này Ngân hàng phải là nơi an toàn để cất giữ nhiều loại tiền tệ, là nơi có khả năng đảm bảo chất lượng của các loại tiền được đưa ra trao đổi, vì đó là nơi được dân chúng tin tưởng để ký gửi tài sản và tiền bạc của mình. Theo đó nghiệp vụ giữ hộ của cải, thanh toán hộ dần dần phát triển. Trong việc nhận giữ hộ tài sản trong thanh toán cho khách hàng, mặc dù việc thanh toán được thực hiện rất thường xuyên nhưng trong quỹ luôn tồn tại một số dư. Vì vậy họ cho rằng không nhất thiết phải giữ lại 100% số tiền mà khách hàng ký gửi và hoạt động Ngân hàng được mở rộng với nghiệp vụ chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc Ngân hàng....Như vậy Ngân hàng đã tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, với tư cách là một tổ chức trung gian cho những người có tiền nhàn rỗi và những người cần tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, Ngân hàng được chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Hiện nay hệ thống Ngân hàng là hệ thống Ngân hàng hai cấp bao gồm:
- Hệ thống Ngân hàng Trung ương làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng và đưa ra những quyết định, chính sách và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền.
- Hệ thống Ngân hàng Thương mại với chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ để thu lợi nhuận.
Ngân hàng Thương mại cùng với sự phát triển của công nghệ Ngân hàng đã trở thành Ngân hàng đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về Ngân hàng. Và cùng với sự phát triển của xã hội thì Ngân hàng Thương mại trở thành một thực thể không thể thiếu được trong nền kinh tế, nó có vai trò ngày càng quan trọng mà không ai có thể phủ nhận.
1.1.2 - Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại
Trước hết là hoạt động nhận tiền gửi.


aE0Ng1soUIOz77j
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status