Tìm hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm - pdf 23

Chia sẻ với các bạn

A. MỞ ĐẦU.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh doanh bảo hiểm đã và đang là một trong những hoạt động sôi động, mở rộng thị trường bảo hiểm ở nước ta. Với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trên thị trường thì hoạt động này càng diễn ra sôi động hơn. Khi tham gia kinh doanh bảo hiểm thì mục đích chung của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận, việc đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận là điều các doanh nghiệp đều mong muốn. Tuy nhiên, ngoài mục đích lợi nhuận trong kinh doanh thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ chính của mình là thanh toán số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, muốn như vậy doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mình. Trong thực tế, có những doanh nghiệp chạy theo mục đích lợi nhuận mà xa rời việc đảm bảo khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như quyền lợi khách hàng. Trong bài viết này em sẽ tìm hiểu vấn đề: trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng

B. NỘI DUNG.
I. Một số vấn đề chung về đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
1. Sự cần thiết của việc đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng mang tính song vụ. sau khi ký kết, người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, và người bảo hiểm phải bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi sảy ra sự kiện bảo hiểm. Như vậy sau khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm đã có trong tay một khoản tiền nhất định từ phí bảo hiểm. Nhưng họ không được coi khoản tiền này là nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, mà luôn phải xác định đó là khoản nợ đối với khách hàng. Xuất phát từ đặc điểm trên, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải thiets lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ . Việc thiết lập dự phòng nghiệp vụ nhằm bảo đảm thực hiệm cam kết với khác hàng mà doanh nghiệp còn nợ. Phần phí dự phòng sử dụng trước hết là để bồi thường cho những tổn thất đã sảy ra nhưng chưa thanh toán và tổn thất có thể xảy ra. Bởi vì sự kiện bảo hiểm phát sinh, ít khi thanh toán ngay lập tức, mà thường là sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong nhiều niên độ tài chính. Còn các hợp đồng bảo hiểm được thiết lập không phải cùng một lúc: Khách hàng có quyền mua bảo hiểm bất cứ lúc nào trong năm. Ngoài ra, thời gian hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau; khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo từng quý, nửa năm, một năm…
Bên cạnh việc tính đến dự phòng cho những tổn thất đã xảy ra và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải tính đến những khoản chi trả lớn nằm ngoài dự kiến. Bởi vì thiệt hại do rủi ro gây ra là không biết trước, và dự phòng bồi thường chỉ được xác định một cách tương đối thông qua thống kê, đánh giá. Khoản tiền để chi trả này không thể lấy từ đâu khác ngoài phần phí bảo hiểm đã thu . Trong thực tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ngoài việc cung cấp dịch vụ an toàn còn phục vụ những mục đích khác như tiết kiệm, kiếm lời. Để bảo đảm thực hiện các thảo thuận đã cam kết này, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn sẵn sàng chuẩn bị một khoản tiền nhất định và tất nhiên là được trích ra từ phí bảo hiểm
Tất cả các khoản tiền được trích ra từ phí bảo hiểm phục vụ cho mục đích bồi thường hay chi trả bảo hiểm thực hiện thực hiện theo các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm chính là quỹ dự phòng nghiệp vụ . Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền dự trữ lien quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. Việc thiết lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật bảo hiểm, mà còn là sự bắt buộc mang tính pháp lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm. sự băt buộc này góp phần bảo vệ quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đông thời tạo điều kiện để tập trung nguồn vốn để đầu tư. Đây là sự bắt buộc chung đối với tất cả các loại hình bảo hiểm.
2. Điều kiện để một doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng.
II. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
1. Trích lập dự phòng nghiệp vụ.
1.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu gán với sự cố thiệt hại về tài sản sức khỏe con người bao gồm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người phi nhân thọ. Đặc điểm của các hợp đồng này là có thời hạn ngắn, quỹ bảo hiểm được quản lý theo kỹ thuật phân chia. Cho nên việc xác định kết quả kinh doanh được tiến hành trong từng năm tài chính ( thường được quy định từ ngày 1/1 đến ngày 31/12). Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không thể coi toàn bộ khoản phí thu được trong năm hoàn toàn thuộc về năm tài chính đó. Ngoài phần chi trả cho những tổn thất xảy ra trong niên độ tài chính thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giữa lại một phần phí bảo hiểm bằng cách lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ để thực hiện nghĩa vụ đối với những hợp đồng bảo hiểm còn kéo dài sang niên độ sau.
Nhìn chung, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thông thường phải trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ sau:
- Dự phòng phí
- Dự phòng bồi thường
- Dự phòng dao động lớn
- Dự phòng để cân bằng nghiệp vụ gắn liền với những rủi ro mang tính chu kỳ
Trong các dự phòng trên, dự phòng phí, dự phòng bồi thường và dự phòng lớn được coi là những dự phòng quan trọng nhất
1.1.1. Dự phòng phí:
Dự phòng phí là sự phòng đảm bảo cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khóa sổ niên độ tài chính đến ngày kết thúc kì hạn các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH). Việc Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phải lập quỹ dự phòng phí xuất phát từ sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời gian hiệu lực của HĐBH. HĐBH được kí kết vào bất kì thời điểm nào trong năm khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm. Trong khi đó cuối mỗi niên độ doanh nghiệp buộc phải tiến hành khóa sổ. vì vậy sẽ có một số lượng lớn các HĐBH có hiệu lực kéo dài sang niên độ tiếp theo. Dự phòng phí được lập để bảo đảm chi trả cho những rủi ro nảy sinh từ những hợp đồng này. Hiện nay các DNBH có các phương pháp khác nhau để xác định dự phòng phí. Có những nước Luật bảo hiểm đưa ra các phương pháp tính cụ thể hay quy định cách tính dự phòng phí cho các DNBH. Theo nguyên tắc thận trọng, các DNBH có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn cách tính cho kết quả cao nhất để trích lập dự phòng. Phổ biến hiện nay các nước trên thế giới thường sử dụng phương pháp 1/24 và phương pháp 50%.
Thứ nhất: Phương pháp 1/24:
Theo phương pháp này các khoản thu phí trong tháng giả thiết đều được tính vào ngày 15 của tháng. 15 so với 360 ngày trong năm là 1/24.
- Đối với các hợp đồng năm:
- Phí bảo hiểm thu được trong tháng 01 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
gày/360 ngày = 1/24.
- Phí bảo hiểm thu được trong tháng 02 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
3x15 ngày/360 ngày = 3/24.
Tương tự như vậy để tính phỉ bảo hiểm sang niên độ sau của các tháng tiếp theo, và phí bảo hiểm thu được trong 12 tháng sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
23x15 ngày/360 ngày = 23/24.
- Đối với các hợp đồng nửa năm:
- Phí bảo hiểm thu được trong tháng 7 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
15 ngày/180 ngày = 2/24.
- Phí bảo hiểm thu được trong tháng 8 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
3x15 ngày/180 ngày = 6/24.
Tương tự như vậy để tính phí bảo hiểm phải chuyển sang niên độ sau của các tháng tiếp theo. Và phí bảo hiểm thu được trong tháng 12 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
11x15 ngày/180 ngày = 22/24.
- Đối với các Hợp đồng quý:
Phí bảo hiểm thu được trong tháng 10 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
15 ngày/90 ngày = 4/24
Phí bảo hiểm thu được trong tháng 11 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
3x15 ngày/90 ngày = 12/24
Và phí bảo hiểm thu được trong tháng 12 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:
5x15 ngày/90 ngày = 20/24 ngày.
Giả sử DNBH chỉ có các hợp đồng năm, nửa năm, quý thì dự phòng phí mà doanh nghiệp phải lập vào ngày 31/12 khi khóa sổ niên độ sẽ là:


A5p05W16FDPwnfW
THank mình nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status