Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
I - Đặt vấn đề 2
II - Giải quyết vấn đề 4
Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 4
1. Lực lượng sản xuất 4
2. Quan hệ sản xuất 5
3. Nội dung quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 6
a. Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất 7
b. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất 7
c. Nội dung quy luật 7
Chương II: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 9
1. Nhìn lại những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trước đại hội VI . 9
2. Sự nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của Đảng ta từ đại hội VI vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 11
a. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 12
b. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 15
III - Kết luận 18
Danh mục tài liệu tham khảo 20
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thành lực lượng sản xuất trực tiếp của quá trìng sản xuất xã hội. Chưa bao giờ, tri thức khoa học đang trở thành được vật hoá, kết tinh thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất nhanh chóng và có hiệu quả như ngày nay, khoa học không còn là lý thuyết đứng ngoài quá trình sản xuất vật chất mà chuyển thành một mắt khâu của hệ thống sản xuất cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, con người không ngừng nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động được coi là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự tiến bộ của sản xuất, đánh giá trình độ lực lượng sản xuất của một xã hội nhất định.
Lực lượng sản xuất do con người tạo ra, song nó là yếu tố khách quan, là nền tảng vất chất của toàn bộ nhân loại. Lực lượng sản xuất được kế thừa và phát triển liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thế hệ sinh ra đều phải thích ứng với trình độ lực lượng sản xuất của thế hệ trước để lại.
2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội. Quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội, nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt trên có quan hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định các quan hệ khác. Lịch sử xã hội đã trải qua hai kiểu sở hữu về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế giữa người với người. Nếu tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít người, còn những người khác không có hay có rất ít tư liệu sản xuất thì quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị thống trị, quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Đây là nguồn gốc sinh ra đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Còn nếu tư liệu sản xuất là tài sản chung của xã hội thì quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội nói chung là quan hệ hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhằm đạt mục đích của sản xuất là không ngừng nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho tất cả những người lao động.
Mỗi kiểu quan hệ sản xuất có một chế độ quản lý riêng, chế độ sở hữu như thế nào thì chế độ quản lý sản xuất cũng như thế ấy. ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ, mọi người cùng làm, cùng hưởng, địa vị xã hội xã hội của mỗi người đều như nhau, không có kẻ thống trị và người bị thống trị. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến đến chế độ tư bản chủ nghĩa thì chế độ quản lý sản xuất mang những loại hình khác nhau thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Phân phối sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Trong quan hệ phân phối, quy mô thu nhập của các giai cấp, các tập đoàn xã hội khác nhau đều phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ quản lý.
Ba yếu tố trên của quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau rất mật thiết tạo thành một cơ cấu, một thể thống nhất hữu cơ, tạo thành quan hệ sản xuất - quan hệ kinh tế của xã hội. Quan hệ xã hội mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng trong hình thức biểu hiện.
3. Nội dung quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
Như trên đã phân tích, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của cách sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành nên một trong những quy luật cơ bản và quan trọng nhất của quá trình sản xuất xã hội và của toàn bộ lịch sử xã hội: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật này chỉ rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và đến lượt mình quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
a. Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất và cách mạng nhất, là nội dung của cách sản xuất. Quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, là hình thức xã hội của cách sản xuất. Khuynh hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất tồn tại ở trình độ nào thì quan hệ sản xuất cũng tương ứng với trình độ của lực lượng sản xuất ấy. Lực lượng sản xuất biến đổi dần đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện một đòi hỏi khách quan là xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ thay bằng kiểu quan hệ sản xuất mới thích ứng với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, làm cho cách sản xuất cũ mất đi, cách sản xuất mới ra đời.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, đưa loài người phát triển từ cách sản xuất này lên cách sản xuất khác cao hơn.
b. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất lạc hậu, không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song sự kìm hãm đó chỉ là tương đối với sự phát triển tất yếu khách quan của lực lượng sản xuất khi quan hệ sản xuất lỗi thời cuối cùng sẽ bị thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất mới.
Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh tế cơ bản. Dưới chủ nghĩa tư bản các quy luật đó là quy luật kinh tế chính trị, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, quy luật giá trị thặng dư.
c. Nội dung quy luật
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã tạo ra nội dung của quy luật có thể phát biểu như sau: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành mỗi cách sản xuất. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau trong đó nhân tố quyết định là lực lượng sản xuất. Nó quyết định sự hình thành, phát triể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status