Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua - Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua - Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I - Tổng quan về chứng khoán và Thị trường Chứng khoán 2
1.1. Chứng khoán : 2
1.1.1. Khái niệm: 2
1.1.2. Các loại Chứng khoán : 2
1.1.2.1. Cổ phiếu. 2
1.1.2.2. Trái phiếu. 3
1.2. Thị trường Chứng khoán . 3
1.2.1. Khái niệm: 3
1.2.2. Các loại Thị trường Chứng khoán : 3
1.2.2.1. Thị trường Chứng khoán Sơ cấp. 3
1.2.2.2. Thị trường Chứng khoán Thứ cấp. 4
1.2.3. Vai trò của thị trường chứng khoán. 4
1.2.4. Sự ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 6
1.2.5. Các chủ thể phát hành chứng khoán. 6
1.2.5.1. Chính phủ. 7
1.2.5.2. Các doanh nghiệp. 7
1.2.5.3. Các quĩ đầu tư. 7
Chương II- Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp cho phát triển thị trường chứng khoán. 8
1.1. Tình hình hoạt động TTCK trong thời gian qua. 8
1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam - những vấn đề đặt ra tại điểm khởi đầu. 8
1.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 2 năm hoạt động. 13
1.1.2.1. Kết quả hoạt động 2năm (7/2000 - 7/2002). 14
1.1.2.2. Nguyên nhân của tồn tại khó khăn trên thị trường chứng khoán. 17
1.1.2.3. Phương hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới. 18
Kết luận 22





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình phải phát hành chứng khoán ra công chúng giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba: thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi qui mô doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn, chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. có chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công.
Thứ tư: Hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các Công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài đồng thời tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các Công ty trong nước.
Thứ năm: Thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ.
Thứ sáu: Thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các Công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
1.2.4. Sự ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Như vậy vai trò thị trường chứng khoán được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán với những đặc thù riêng biệt. Thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố HCM ngày 20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Ra đời trong một thời điểm không mấy thuận lợi khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đối với các nước Châu á và Việt Nam còn khá nặng nề, chưa có kinh nghiệm thực tiễn vận hành thị trường. Hiện tại mới chỉ có TTGDCK TP. Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động còn ở Hà Nội thì chỉ có SGDCK.
1.2.5. Các chủ thể phát hành chứng khoán.
Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng khoán do mình phát hành cho nhàđầu tư. Chủ thể phát hành bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và các quĩ đầu tư.
1.2.5.1. Chính phủ.
Mục đích phát hành của chính phủ là sự bù đắp thiếu hụt của ngân sách và huy động vốn tài trợ cho các công trình, dự án lớn và quan trọng. Chính phủ phát hành các loại chứng khoán bao gồm: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình và tín phiếu kho bạc.
1.2.5.2. Các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phát hành ra các chứng khoán để huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường có 3 hình thức tổ chức doanh nghiệp cơ bản đó là: doanh nghiệp một chủ, Công ty hợp danh và Công ty cổ phần.
1.2.5.3. Các quĩ đầu tư.
Quỹ đầu tư là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được hình thành bằng vốn góp của nhà đầu tư vào chứng khoán và các loại hình đầu tư khác.
Chương II- Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp cho phát triển thị trường chứng khoán.
1.1. Tình hình hoạt động TTCK trong thời gian qua.
1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam - những vấn đề đặt ra tại điểm khởi đầu.
Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đầu tiên của nước ta đã khai trương hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy sự kiện này là bình thường trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường song đối với nước ta nó lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đang còn phải đối mặt với một số khó khăn chưa từng gặp trong 15 năm đổi mới vừa qua, ý nghĩa đó càng được nhân lên.
Dễ cảm nhận một điều hết sức thực tiễn rằng sự ra đời của TTGDCK đáp ứng kịp thời một hy vọng chinh đáng của đông đảo mọi người. Đó là mong muốn nền kinh tế có thêm một động lực mới có khả năng tiếp thêm sức mạnh thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế. Vì vậy, bản thân sự kiện nay có tác dụng củng cố niềm tin của nhân dân, đặc biệt là của giới doanh nghiệp vào quyết tâm đẩy mạnh đổi mới kinh tế theo hướng thị trường - mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Sau luật doanh nghiệp, tâm lý chờ đợi một sự thúc đẩy mới ra nhưng đầy hấp dẫn là TTCK nhằm kích thích trở lại động lực tăng trưởng kinh tế có phần bị trầm lặng trong mấy năm gần đây ngày càng lan rộng. Bầu không khí này chắc chắn sẽ tạo ra lạc quan và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của TTGDCK trong giaiđoạn ban đầu.
Nhưng mặt khác, một cách khách quan, sự lạc quan đó là dễ che mờ những khó khăn trở ngại mà thị trường non trẻ sẽ gặp phải khi bước đầu vào hoạt động. Đó thực sự là một nguy cơ đối với sự tồn tại của TTGDCK trong giai đoạn đầu tiên. Vì lẽ đó, chính tại thời điểm này sự tỉnh táo nhìn vào những thách thức "hậu khai trương" đang chờ đợi TTGDCK TP. Hồ Chí Minh là điều hết sức cần thiết. Cần nhận thức rõ rằng sự hiện diện của một thể chế kinh tế bậc cao như TTCK, dù là dưới hình thức sơ khai, trong một nền kinh tế thị trường diễn ra chưa lâu, cấu trúc thể chế cơ bản của nền kinh tế này vẫn còn chưa hoàn thiện, tự nó chứa đựng hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được suy xét kỹ càng. Sự suy xét đó nhằm trả lời câu hỏi phải làm gì để TTCK Việt Nam có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ mới sinh thành của nó. Vấn đề đặt ra không đơn thuần chỉ là kỳ vọng voà triển vọng hoàn thành sứ mệnh phát triển được gửi gắm cho TTCK. Thành bại của TTCK, trực tiếp hơn còn có ý nghĩa trắc nghiệm đối với quyết tâm đẩy mạnh đổi mới theo hướng thị trường - mở cửa của Việt Nam, đối với việc tiếp cận đến một cách thức phát triển nhằm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status