Phát triển hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại VPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại VPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 3

1.1.3. Nhận tiền gửi. 3

1.1.3.1. Cho vay 4

1.1.3.2. Hoạt động đầu tư. 4

1.1.3.3. Các hoạt động khác. 4

1.1.4. Hoạt động cho vay tín chấp của Ngân hàng thương mại. 5

1.2. Các hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân. 6

1.2.1. Khái niệm các hoạt động cho vay tín chấp - đối với khách hàng cá nhân. 6

1.2.2. Phân loại các họat động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân. 7

1.2.2.2. Căn cứ vào đối tượng cho vay 8

1.2.2.3. Căn cứ vào các cách hoàn trả 8

1.2.2.4. Căn cứ theo hình thức cho vay 9

1.2.2.5. Căn cứ vào thời hạn cho vay 12

1.2.3. Đặc điểm hoạt động cho vay tín chấp - đối với khách hàng cá nhân. 12

1.2.4. Quy trình cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 15

1.2.5. Phát triển cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân 19

1.2.5.1. Khái niệm phát triển cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 19

1.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động phát triển cho vay tín chấp khách hàng cá nhân 20

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp - đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. 22

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng. 23

1.3.2. Các nhân tố khách quan . 26

1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 26

1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP 30

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO 30

2.1. Khái quát về Vpbank chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 31

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 32

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay nói chung tại Vpbank chi nhánh Trần Hưng Đạo. 32

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank. 34

2.2.2.1. Đối tượng và điều kiện cho vay tín chấp KHCN tại Vpbank 34

2.2.2.2. Lãi suất cho vay và cách trả lãi. 35

2.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng về hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank chi nhánh Trần Hưng Đạo. 36

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tín chấp - đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank chi nhánh Trần hưng Đạo. 38

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO. 46

3.1. Định hướng của Vpbank Trần Hưng Đạo về hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân. 46

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân. 48

3.2.1. Chính sách cho vay tín chấp khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn. 48

3.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay tín chấp. 49

3.2.3. Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank chi nhánh Trần Hưng Đạo. 51

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực. 52

3.3. Kiến nghị. 53

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh( Vpbank). 53

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 54

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước và chính phủ. 55

3.3.4. Kiến nghị với khách hàng. 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy Ngân hàng là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Bởi bản chất Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh trên thị trường. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ,... Trong đó, xu hướng nổi bật dễ dàng nhận thấy là việc các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các hoạt động của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là để phù hợp được với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong xu hướng đó thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là cho vay tín chấp ngày càng được chú trọng cả ở khối ngân hàng thương mại cổ phần lẫn khối ngân hàng thương mại quốc doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy vậy, thị trường cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân vẫn còn khá nhỏ bé và chưa được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để. Việc phát triển hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân sẽ giúp khách hàng tăng thêm doanh thu cũng như hình ảnh của mình đối với người dân.
Sau một thời gian thực tập tại VPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo , em nhận thấy hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của chi nhánh vẫn còn nhỏ bé và đơn giản, tiềm năng mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh còn khá lớn và tầm quan trọng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đối với sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Do vậy, em lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại VPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chính của chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết về hoạt động cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân của VPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo.
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tạiVPBank – chi nhánh Trần Hưng Đạo.




















CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng hay các dịch vụ mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi, ngược lại các NHTM cũng đang mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình. Do đó, rất dễ có sự nhầm lẫn giữa loại hình NHTM và các trung gian tài chính khác. Peter Rose đã định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Như vậy, có thể phân biệt NHTM với các trung gian tài chính khác ở chỗ NHTM là tổ chức kinh tế duy nhất được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán và làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại..
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạng trong đó có ba hoạt động chính đó là: nhận tiền gửi, cho vay, hoạt động đầu tư, và các hoạt động khác.
1.1.3. Nhận tiền gửi.
Nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ những nguồn tiền chưa được sử dụng trong nền kinh tế với cam kết hoàn trả và trả lãi đúng hạn. Tiền gửi tồn tại ở các dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng.
1.1.3.1. Cho vay
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Hoạt động này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Cho vay được phân loại khác nhau phụ thuộc vào những tiêu chí khác nhau như: Theo thời gian, theo mức độ rủi ro, theo khách hàng, theo tài sản đảm bảo…thì sẽ có những khoản cho vay khác nhau. Trong đó, Phân loại theo tài sản đảm bảo thì có cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không tài sản đảm bảo là một cách phân loại rất phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kì, dư nợ cuối kì là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì.
1.1.3.2. Hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư được thể hiện thông qua việc ngân hàng nắm giữ các chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hoá tài sản. Ngân hàng giữ nhiều loại chứng khoán, có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức, ví dụ như theo tính thanh khoản, theo chủ thể phát hành, theo mục tiêu nắm giữ,…Theo chủ thể phát hành có thể chia thành: chứng khoán của Chính phủ Trung ương hay địa phương (do kho bạc Nhà nước phát hành); chứng khoán của các ngân hàng khác, các công ty tài chính (bao gồm các cổ phiếu và các giấy nợ khác do các ngân hàng, các công ty tài chính phát hành hay chấp nhận thanh toán); chứng khoán của các công ty khác. Ngân hàng giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết.
1.1.3.3. Các hoạt động khác.
Các hoạt động khác bao gồm một số hoạt động như: mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và




0MIDLHU6GZb53ZG
Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status