Đánh giá giá trị kinh tế Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời cam đoan 5
Danh mục các chữ viết tắt 6
Lời nói đầu 7
Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và
quan điểm PTBV 11
I. Tổng quan về ĐNN 11
1. Định nghĩa ĐNN 11
2. ĐNN ven biển 12
3. Tầm quan trọng của ĐNNVB 13
II. Cách tiếp cận trong việc đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 15
1. Các giá trị kinh tế của ĐNN 15
2. Các bước thực hiện cho lượng giá kinh tế ĐNN 20
III. PTBV cho một khu ĐNN 25
1. Tiêu chí kinh tế lựa chọn 25
2. Tiêu chí môi trường lựa chọn 26
3. Tiêu chí xã hội lựa chọn 27
4. Phát triển bền vững 27
IV. Liên kết giữa tổng giá trị kinh tế và phát triển bền vững 28
Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - tỉnh Nam Định 30
I. Tổng quan về VQG Xuân Thuỷ 30
1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
2. Đặc điểm tự nhiên 30
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
4. Tài nguyên thiên nhiên VQGXT 33
5. Vai trò của VQGXT 36
II. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng nguồn TNTN tại VQGXT 37
1. Thực trạng về quản lý 37
2. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên 38
3. Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng TNTN ở VQGXT 40
Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm,
giải pháp cho PTBV VQGXT - tỉnh Nam Định 45
I. Đánh giá tổng giá trị kinh tế của VQGXT 45
1. Giá trị sử dụng 45
1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 45
1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp 52
1.3. Giá trị lựa chọn 58
2. Giá trị phi sử dụng 67
2.1. Giá trị để lại 67
2.2. Giá trị tồn tại 71
3. Tổng hợp tổng giá trị kinh tế VQGXT 74
II. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho PTBV VQGXT 75
1. Quan điểm 75
2. Mục tiêu 76
3. Đề xuất các giải pháp 76
4. Kiến nghị 81
Kết luận 83
Danh mục tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 87


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cùng với sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đũi hỏi con người phải khai thác ngày càng nhiều tài nguyờn thiờn nhiờn nhằm đáp ứng sự gia tăng đó. Tuy nhiên khụng cú hành động sai lầm nào mà khụng phải trả giỏ. Ngày nay chỳng ta phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là hậu quả về mụi trường như hạn hỏn, lũ lụt, sự cố mụi trường, thảm họa thiờn nhiờn…ngày càng diễn biến phức tạp và khú dự đoỏn. Trước thực tế đó, toàn xó hội núi chung, cỏc cơ quan chức năng núi riờng phải quan tõm nghiờn cứu để tỡm ra cỏc giải phỏp, cỏc chủ trương, chớnh sỏch hợp lý cho phỏt triển kinh tế và BVMT, trong đó cú vấn đề bảo vệ và sử dụng khụn khéo cỏc vựng đất ngập nước.
VQG Xuân Thủy có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh học. Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam. Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có gần 3.000 ha rừng ngập mặn và nhiều loài thuỷ sinh có giá trị cao, đã tạo nên sự trù phú của vùng đất mới này. Chính vì thế, từ tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận vùng đất này là thành viên thứ 50 của công ước Ramsar. Ngày 2/1/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 01/2003 /QĐ - TTg chuẩn y việc " Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ " với nhiệm vụ chính là bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên có giá trị tại đây. Những nguồn tài nguyên này không chỉ có giá trị về BVMT sinh thái mà còn có giá trị kinh tế, văn hóa, khoa học, du lịch. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Do dân số quá đông, thiếu công ăn việc làm và không có phương pháp sử dụng tài nguyên bền vững nên sức ép về khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng đệm lên vùng lõi khá gay gắt. Một trong những nguyên nhân chính là giá trị tài nguyên của VQG mới chỉ được người dân nhận thức được một phần thông qua các lợi ích thu được trước mắt, còn rất nhiều giá trị không sử dụng khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu lượng giá kinh tế cho vùng đất ngập nước này nhưng đó mới chỉ là các đánh giá nhanh, còn rất nhiều giá trị chức năng của VQG chưa được đề cập tới. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, tui lựa chọn đề tài : “ Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững ”. Sở dĩ tui lựa chọn đề tài này vì 2 lý do chính:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế bảo tồn và phát triển đất ngập nước đã được nhiều nước trên thế giới chấp thuận và tự nguyện thực hiện. ở Việt Nam quan điểm này đã được thể chế hóa bằng việc ban hành Nghị định 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. VQG Xuân Thủy là địa điểm đầu tiên của Việt Nam tham gia công ước Ramsar nên đòi hỏi phải có những nghiên cứu lượng giá để đánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
+ Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tui muốn được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần công sức của mình trong nỗ lực BVMT nhằm hướng tới phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tính toán tổng giá trị kinh tế của VQG Xuân Thủy nhằm đánh giá đầy đủ mọi lợi ích xã hội của hệ sinh thái tự nhiên này và biểu thị một cách chính xác những nguồn lợi tài nguyên bằng ngôn ngữ kinh tế. Mặc dù lượng giá kinh tế không phải là yếu tố duy nhất cho mọi quyết định nhưng nó là một yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định cùng với những cân nhắc quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội và những nhân tố khác. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tăng cường đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách nhằm xác định được con đường tốt nhất tiến tới một tương lai bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt khoa học, đề tài thực hiện việc đánh giá giá trị kinh tế của một khu tài nguyên đất ngập nước dựa trên quan điểm kinh tế học môi trường.
Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu, đánh giá toàn bộ vùng đất ngập nước của VQG Xuân Thủy và vùng đệm mở rộng gồm 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
Về mặt thời gian, đề tài tiến hành đánh giá trị kinh tế của VQGXT trong năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chọn phương pháp đánh giá là phương pháp tính tổng giá trị kinh tế (TEV). Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần thu thập các thông tin về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người tại VQG, các thông tin có liên quan đến các hoạt động kinh tế có thể được hỗ trợ hay được bảo vệ trực tiếp cũng như gián tiếp bởi các chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước. Để có được các số liệu cần thiết, các phương pháp được lựa chọn sử dụng như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu thống kê từ các cơ quan Nhà nước, phương pháp phân tích thông tin sẵn có, phương pháp khảo sát điều tra, tìm hiểu thực tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và quan điểm phát triển bền vững
Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định
Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm, giải pháp cho phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status